K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2018

1. sử dụng phép so sánh .

tác dụng: sử dụng biện pháp so sánh khiến cho con suối róc rách trở nên gần gũi với con người , mang sức sống trẻ trung, đầy sức sống. Tiếng suối xa vang vọng như tiếng hát cô gái chỉ đường trong rừng khuya Việt Bắc, trong thơ như có âm nhạc.

2. nghệ thuật so sánh. 

sử dụng các động từ, tính từ miêu tả ( lướt qua, nhấn chìm, sôi nổi, mạnh mẽ,..) nhằm để nhấn mạnh lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân việt nam ta từ xưa đến nay.

GIÚP EM VỚI ;-;Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Trích "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" - Hồ...
Đọc tiếp

GIÚP EM VỚI ;-;

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Trích "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" - Hồ Chí Minh)

1. Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?

2. Hãy chỉ ra câu văn nêu luận điểm của đoạn văn?

3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

4. Chỉ ra các trạng ngữ trong đoạn văn trên và nêu tác dụng?

5. Trong câu cuối của đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng?

6. Chỉ ra các động từ sử dụng trong câu cuối của đoạn văn? Giải nghĩa các động từ tìm được để thấy hiệu quả nghệ thuật trong việc sử dụng từ ngữ của chủ tịch Hồ Chí Minh.

1

1. nghị luận

2. Câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn là: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước."

3. Nội dung chính của đoạn văn là nêu lên truyền thống yêu nước từ bao đời này của nhân dân ta.

4.- Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng.

- Bổ sung thông tin về thời gian trong câu văn

 

13 tháng 10 2021

Từ đơn: có, một, lòng, yêu, nước, đó, là, của, ta.

Từ ghép: dân tộc, Việt Nam, truyền thống, quý báu.

Từ láy: nồng nàn

1 tháng 6 2018

Ý kiến của Hồ Chí Minh:

- Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới, những chữ ta không đủ thì cần mượn từ nước ngoài

- Không nên mượn tùy tiện, muốn sử dụng được từ mượn cần nắm rõ ngữ cảnh, tránh sự lố bịch, sai nghĩa

⇒ Đây chính là nguyên tắc mượn từ có tự trọng

 So sánh cách lí giải về nguồn gốc dân tộc của truyện " Sự tích các dân tộc " và truyện " Con Rồng cháu Tiên "*Truyện sự tích các dân tộc:Văn bảnNgày xửa ngày xưa , tất cả mọi người đều sống chung trong cùng một buôn làng . Một hôm , bầu trời bỗng nhiên tối sầm , sấm chớp , mưa gió nổi lên dữ dội . Buôn làng chìm ngập trong nước , mọi người và muôn vật đều bị cuốn trôi hết ;...
Đọc tiếp

 

So sánh cách lí giải về nguồn gốc dân tộc của truyện " Sự tích các dân tộc " và truyện " Con Rồng cháu Tiên "

*Truyện sự tích các dân tộc:

Văn bản

Ngày xửa ngày xưa , tất cả mọi người đều sống chung trong cùng một buôn làng . Một hôm , bầu trời bỗng nhiên tối sầm , sấm chớp , mưa gió nổi lên dữ dội . Buôn làng chìm ngập trong nước , mọi người và muôn vật đều bị cuốn trôi hết ; duy chỉ có hai anh em Khốt và Kho kịp trốn vào trong quả bầu khô là còn sống sót.

Dòng nước hung dữ đưa quả bầu khô cùng hai anh em Khốt và Kho trôi dạt khắp nơi  . Rồi đến một  ngày , hai anh em thấy quả bầu nằm yên , không dập dềnh nữa liền mở nắp bầu ra xem . Họ thấy quả bầu nằm trên mặt đất , nước lụt đã rút hết . Hai anh em vô cùng vui sướng , họ chui ra khỏi quả bầu rồi tìm một cái hang gần đó làm nơi ở tạm.

Hôm sau hai anh em tìm thấy trong quả bầu một hạt bầu , một hạt thóc và một hạt bắp . Họ quyết định đem ba hạt giống quý báu ấy gieo xuống một bãi đất rộng . Chỉ một ngày sau , hai anh em vô cùng ngạc nhiên khi thấy trước mắt họ là một rẫy lúa chín vàng , một rẫy bắp trĩu quả và một rẫy bầu xanh tốt . Thế là hai anh em Khốt và Kho không lo bị đói nữa ,họ đã có lúa , bắp để ăn . Nhưng còn rẫy bầu thì rất lạ , cả một cái rẫy xanh um , lá mọc phủ kín mặt đất nhưng chỉ đậu được có một quả .Qủa bầu lúc đầu chỉ nhỏ bằng nắm tay nhưng sau bảy lần mặt trời ngủ dậy , nó đã to bằng trái núi . Hai anh em hè nhau khiêng quả bầu về nhưng không tài nào nhấc nổi . Họ lấy đá đập vào nhưng quả bầu vẫn trơ trơ . Cuối cùng họ dùng lửa để đốt . Ngon lửa bốc cao suốt bảy ngày bảy đêm . Khi lửa tắt , bỗng có môt tiếng nổ dữ dội rung chuyển cả đất trời làm vỏ bầu nứt toác . Một lúc sau ,hai anh em thấy có một đôi nam nữ từ trong quả bầu chui ra , rồi tiếp một đôi nữa , một đôi nữa , cứ thế mãi ... tất cả là sáu mươi đôi ; đôi nào chui ra cũng gọi Khốt , Kho là cha mẹ.

Khốt và Kho vui sướng nói với các con :

 - Ơi , các con yêu quý ! Vừa qua Yang giận dữ đã cho nước dâng lên cuốn hết tổ tiên chúng ta . Nay các con lại được Yang sinh ra , các con hãy chia nhau ra đi khắp nơi mà sinh cơ lập nghiệp .

 - Chúng con xin vâng lời cha mẹ . - Cả sáu mươi đôi cùng đồng thanh trả lời .

Đôi ra đầu tiên đi về phía mặt trời mọc , nơi ấy có đồng bằng và biển cả  . Họ là tổ tiên của người Kinh bây giờ.

Những đôi ra tiếp sau đi về vùng núi phía Bắc trùng điệp . Họ là tổ tiên các dân tộc Mường , Tày , Thái , ... ngày nay.

Những đôi ra sau cùng ở lại với vùng núi phía Nam bao la . Họ là tổ tiên của các dân tộc Tây Nguyên bây giờ.

*Truyện Con Rồng cháu Tiên

Văn bản:

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Âu cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở :
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

Lạc Long Quân nói :

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường.
Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

0
Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.

Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có chí” tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. “Thì nên” là đạt đc kết wả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái đc nhìu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.

Thực tế trong cuộc sống cho ta biết đc rất nhìu điều. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ mà giờ đây Thầy đã là tấm gương sáng để học trò noi theo. Hoặc như là Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Như vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần có của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai mà chẵng có ước mơ, hoài bão, nhưng ước mơ sẽ vẫn mãi là ước mơ nếu ta ko kiên trì theo đuổi. Nhẫn nại luôn là động lực, là sức mạnh giúp con người vượt wa khó khăn và tiến lên phía trước.

Trái ngược với người “Có chí thì nên” là kẻ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Những kẻ ấy thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là ko làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì ko bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên?

Tóm lại, “có chí thì nên”, mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như zậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.

0
30 tháng 8 2016

Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn. Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc. Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này. (2) Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này. (2) Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết chân khổng lồ rồi mang thai, lại có thai không phải chín tháng mười ngày mà mười hai tháng. Sự sinh nở thần kì, ta vẫn thấy trong truyện cổ dân gian. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. Những chi tiết hoang đường kể về Gióng như thể là cách dân gian tưởng tượng ra để nhân vật của mình trở thành phi thường. Nhân dân muốn tạo những nét kì lạ, biểu hiện niềm yêu mến, sự tôn kính với nhân vật và tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ thì tất cũng lập chiến công kì lạ.[…] (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ Ba năm, Gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói thì đó là tiếng nói yêu nước, cứu nước. Tiếng nói ấy không phải là tiếng nói bình thường […]. Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ”. […] Gióng lớn lên bằng những thức ăn, thức mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản di. Tất cả dân làng đùm bọc, nuôi náng. “Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng monh Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước. Gióng đâu còn là con chỉ của một bà mẹ, mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó” (Lê Trí Viễn). […]”. (Trích Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Bùi Mạnh Nhị) Câu 1. Chép lại câu văn nêu ý chính của cả đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong phần (2) của đoạn trích. Câu 3. Chỉ ra tác dụng của việc trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn trong phần (3) của đoạn trích. Câu 4. Em hãy rút ra ý nghĩa của việc tìm hiểu truyền thuyết “Thánh Gióng” với bản thân em.
2
5 tháng 12 2021
Giúp mình câu 1,2,3 nha, cảm ơn nhiều.
5 tháng 12 2021
Mình cần gấp
BT2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:    “[…] Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rót lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi đi qua quẳng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là...
Đọc tiếp

BT2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
    “[…] Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rót lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi đi qua quẳng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào. Sau trận bão, hôm nay, hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho 18 thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền. Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp chỉ để uống. Vo gạo, thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo bằng nước biển thôi.”
    Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về. Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con hiền lành.”
                                                                   (Trích Cô Tô, Nguyễn Tuân)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được dùng trong đoạn văn trên.
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3. Chỉ ra hình ảnh so sánh trong câu văn sau và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh đó.
     “Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con hiền lành”.
Câu 4. Từ đoạn trích cùng hiểu biết của mình, em thấy biển, đảo nước ta có đặc điểm gì? Mỗi chúng ta có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ biển đảo? Viết đoạn văn khoảng 5 câu.

 

0