K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2021

Tham khảo

a) Nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 

Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bắt nguồn từ các nước tư bản với sự chạy đua sản xuất hàng loạt hàng hóa số lượng lớn, mong đạt lợi luận khổng lồ. Từ đó, người dân không tiêu thụ hết dẫn tới thừa ế hàng hóa tràn lan. Tạo nên sự mất cân bằng về cung cầu, tiền mất giá, kinh tế đi xuống trầm trọng. Đồng thời làm các mối quan hệ giữa các nước xấu đi, nhiều mâu thuẫn và tranh chấp quyền lợi.

Về bản chất, cuộc khủng hoảng này xảy ra bởi các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, vì thế sản xuất hàng hóa một cách ồ ạt. Tuy nhiên, sức mua của người dân lại giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ. Đây được xem là cuộc khủng hoảng sản xuất thừa. Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919 – 1924 được xem là cuộc khủng hoảng thiếu.

Cuộc khủng hoảng này đã phản ánh chính xác những mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản. Đây cũng là những điều mà hệ thống Véc-xai Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi.

b) - Chính sách đối nội đối ngoại của nước Đức trong những năm 1933-1939: tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. Tháng 10/1933, Đức rút khỏi Hội quốc liên để tự do hành động. Năm 1935, Hít le ban hành lệnh Tổng động viên, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu. Đến năm 1938, nước Đức trở thành trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược.

c) 

+ Quá trình quân phiệt hóa diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

+ Do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ nền dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Quá trình này kéo dài trong suốt thập kỉ 30.

- Cùng với việc quân phiệt hóa nhà nước là việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.

+ Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.

d) 

Chính sách mới của Tổng thống Ru-đơ-ven là một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội.

- Về kinh tế - tài chính:

+ Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.

+ Phục hồi sự phát triển của kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.

- Về chính trị - xã hội:

+ Chính phủ thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp như: cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới,…

+ Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.

=> Kết quả:

- Chính sách mới đã giúp nền kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng, thu nhập quốc dân tăng. Giải quyết nạn thất nghiệp, xoa diệu mâu thuẫn xã hội, chế độ dân chủ tư sản vẫn được duy trì.

6 tháng 12 2021

em cảm ơn chj nhiều

 

11 tháng 4 2017

-Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, chẳng những tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị-xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong ngành nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.

-Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

-Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường, đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập : Một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

2 tháng 1 2019

- Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:

+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.

+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

8 tháng 1 2017

chẳng những tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị-xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong ngành nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.

Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập : Một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

24 tháng 3 2018

a. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)

- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm. 

- Chính trị - xã hội: hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước. 

- Quan hệ quốc tế:

+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện. 

b. Điểm khác biệt trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản

- Anh, Pháp, Mĩ tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc tiến hành những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Ví dụ, nước Mĩ thực hiện Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề xướng.

- Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc phát xít hóa bộ máy thống trị.

c. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản

- Anh, Pháp, Mĩ:

+ Có nhiều thị trường và thuộc địa => có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên nhân dân thuộc địa, do đó có thể thoát khỏi khủng hoảng bằng những biện pháp cải cách.

+ Truyền thống dân chủ tư sản tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Anh, Pháp, Mĩ thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước thông qua biện pháp hòa bình, cải cách.

- Đức, I-ta-lia-a, Nhật Bản:

+ Kho có hoặc có ít thuộc địa, thị trường tiêu thụ hẹp => thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường. 

+ Truyền thống quân phiệt tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước bằng bạo lực. 

18 tháng 12 2019

- Điểm giống nhau cơ bản giữa chính sách khôi phục, phát triển kinh tế Đức trong thời kì Hít le cầm quyền (1933-1939) với chính sách mới của Ru-dơ-ven ở Mĩ là tăng cường vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế.

- Trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, nền kinh tế của Đức và Mĩ đều vận động theo quy luật thị trường, nhà nước không can thiệp vào các vấn đề kinh tế. Sự buông lỏng quản lý này chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa (sản xuất ồ ạt, không gắn với cải thiện đời sống cho người lao động khiến cung vượt quá cầu). Do đó để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng cần phải tăng cường vai trò của nhà nước

Đáp án cần chọn là: C

23 tháng 2 2016

Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, Chính phủ Nhật Bản đã lựa chọn giải pháp

       A. quân phiệt hoá bộ máy chính quyền, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

              

 

19 tháng 5 2018

Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hôi, được gọi chung là Chính sách mới

Đáp án cần chọn là: A

19 tháng 12 2016

D

19 tháng 12 2016

D