Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
STT | Nội dung giả thuyết
| Đánh giá giả thuyết | Kết luận |
1 | Rễ cây đã hút nước. | Mực nước trong cốc có cây giảm → Giả thuyết đúng. | Rễ cây hấp thụ nước. |
2 | Nước được vận chuyển từ thân lên cánh hoa. | Cánh hoa chuyển thành màu giống với màu mực trong cốc → Giả thuyết đúng. | Nước được vận chuyển theo mạch gỗ trong thân. |
3 | Quan sát được thành phần cấu tạo của khí khổng bằng kính hiển vi. | Quan sát được các thành phần cấu tạo của khí khổng qua kính hiển vi → Giả thuyết đúng. | Quan sát được cấu tạo của khí khổng bằng kính hiển vi. |
4 | Lá cây thoát hơi nước. | Túi nylon ở cây có lá bị mờ đục, hơi nước bám bên trong túi → Giả thuyết đúng. | Quá trình thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở lá. |
5 | Cần tưới cây hợp lí, đảm bảo cân bằng nước cho cây. | Cây được tưới nước hợp lí sinh trưởng, phát triển tốt hơn → Giả thuyết đúng. | Tưới nước hợp lí, đảm bảo cân bằng nước cho cây giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. |
6 | Có thể trồng cây không cần đất theo các phương pháp thủy canh hoặc khí canh. | Cây sinh tưởng và phát triển tốt → Giả thuyết đúng. | Một số cây có thể sinh trưởng, phát triển không cần đất. |
STT | Nội dung giả thuyết | Đánh giá giả thuyết | Kết luận |
1 | Mỗi năm cây sẽ tạo thêm một phần gỗ ở vòng ngoài. | Số vòng gỗ của cây và tuổi thực tế của cây bằng nhau → Giả thuyết đúng. | Mỗi năm cây sẽ tạo thêm một vòng gỗ. |
2 | Bấm ngọn giúp kích thích cây tạo nhiều chồi. | Chậu được bấm ngọn tạo nhiều chồi hơn → Giả thuyết đúng. | Bấm ngọn giúp kích thích cây tạo nhiều chồi. |
3 | Tỉa cành giúp kích thích mầm mới tăng trưởng, định hình tán cây, hạn chế sâu hại. | Chậu được tỉa cành phát triển khỏe hơn, không bị sâu hại → Giả thuyết đúng. | Tỉa cành giúp kích thích mầm mới tăng trưởng, định hình tán cây, hạn chế sâu hại. |
4 | Hormone kích thích sinh trưởng có tác dụng kích thích ra rễ/ tăng chiều cao/ kích thích ra lá,... | Chậu được phun kích thích tố phù hợp sinh trưởng mạnh nhất → Giả thuyết đúng. | Kích thích tố điều tiết quá trình sinh trưởng, phát triển ở thực vật. |
5 | Nòng nọc đã trải qua quá trình biến thái để trở thành ếch trưởng thành. | Nòng nọc biến đổi hình thái để trở thành ếch trưởng thành → Giả thuyết đúng. | Quá trình phát triển của ếch là biến thái hoàn toàn. |
STT | Nội dung giả thuyết
| Đánh giá giả thuyết | Kết luận |
1 | Quá trình hô hấp ở thực vật có tỏa nhiệt. | Nhiệt độ môi trường chứa hạt đang nảy mầm tăng dần lên → Giả thuyết đúng. | Quá trình hô hấp tỏa ra nhiệt. |
2 | Quá trình hô hấp cần sử dụng khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide. | Cây nến đang cháy bị tắt và nước vôi trong chuyển sang màu đục → Giả thuyết đúng. | Quá trình hô hấp tiêu thụ oxygen và thải ra carbon dioxide. |
Đáp án A
Từ bảng số liệu cho thấy lượng O2 được cơ thể sử dụng (20,9% - 16,4% = 4,5%)
Lượng CO2 thải ra (4,1% - 0,03% = 4,07%)
Chứng tỏ O2 lấy vào không chỉ dùng cho hô hấp nội bào.
Tham khảo!
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở: Tim bơm máu vào động mạch, máu từ động mạch chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Sau khi thực hiện trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, máu trở về tim theo các ống góp.
$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn hở: Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn không có mao mạch, máu có đoạn đi ra khỏi hệ mạch tiếp xúc và trao đổi trực tiếp các chất với tế bào.
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kín: Tim bơm máu vào động mạch. Máu chảy liên tục trong mạch kín từ động mạch qua mao mạch để thực hiện trao đổi chất với tế bào cơ thể, rồi theo tĩnh mạch trở về tim.
$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn kín: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn mà máu lưu thông liên tục trong mạch kín, trao đổi các chất với tế bào qua thành mao mạch một cách gián tiếp thông qua dịch mô.
STT | Nội dung vấn đề | Câu hỏi nghiên cứu |
1 | Tìm hiểu nước vào chậu đã đi đâu. | Phải chăng nước đã đi vào trong cây? |
2 | Tìm hiểu vì sao hoa ở trên cây lại tươi. | Hoa khi còn ở trên cây tươi có phải do được thân cung cấp nước liên tục? |
3 | Tìm hiểu thành phần cấu tạo của khí khổng bằng kính hiển vi. | Có thể quan sát cấu tạo của khí khổng bằng dụng cụ nào? |
4 | Tìm hiểu vì sao nơi nào có cây xanh lại có độ ẩm không khí cao. | Quá trình nào của cây làm độ ẩm không khí ở nơi có cây cao? |
5 | Tìm hiểu về biện pháp tưới nước chăm sóc cây trồng. | Để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần có chế độ tưới nước như thế nào? |
6 | Tìm hiểu các phương pháp trồng cây không cần đất. | Nếu không có đất, cây có thể sinh trưởng, phát triển không? |
STT | Nội dung vấn đề | Câu hỏi nghiên cứu |
1 | Hoa hướng dương luôn hướng về phía ánh sáng mặt trời. | Có phải ánh sáng mặt trời đã gây nên tính hướng sáng dương ở hoa? |
2 | Thân cây luôn có xu hướng mọc cong lên phía trên. | Có phải thân cây có tính hướng trọng lực âm? |
3 | Rễ cây luôn hướng về phía có nguồn nước. | Có phải rễ cây có tính hướng nước dương? |
4 | Một số loài thực vật có hiện tượng khép lá khi bị va chạm. | Có phải lá cây bị khép lại khi va chạm là hiện tượng ứng động ở thực vật? |
5 | Bầu, bí sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn khi làm giàn. | Có phải các cây thân leo có tính hướng tiếp xúc? |
Tham khảo!
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn đơn của Cá xương: Máu nghèo $O_2$ ở tâm nhĩ của tim $→$ Tâm thất của tim $→$ Động mạch mang $→$ Mao mạch mang (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu $O_2$) $→$ Động mạch lưng $→$ Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo $O_2$) $→$ Tĩnh mạch chủ $→$ Tâm nhĩ của tim.
$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn đơn: Hệ tuần hoàn đơn là hệ tuần hoàn chỉ có một vòng tuần hoàn, máu từ tim đi ra phải qua 2 đường mao mạch là mao mạch mang (để nhận $O_2$ và thải $CO_2$) và mao mạch mô (để trao đổi các chất với tế bào) rồi mới trở về tim.
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kép của Thú:
+ Vòng tuần hoàn phổi: Máu nghèo $O_2$ từ tâm nhĩ phải của tim $→$ Tâm thất phải của tim $→$ Động mạch phổi $→$ Mao mạch phổi (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu $O_2$) $→$ Tĩnh mạch phổi $→$ Tâm nhĩ trái của tim.
+ Vòng tuần hoàn hệ thống: Máu giàu $O_2$ từ tâm nhĩ trái của tim $→$ Tâm thất trái của tim $→$ Động mạch chủ $→$ Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo $O_2$) $→$ Tĩnh mạch chủ $→$ Tâm nhĩ phải của tim.
$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn kép: Hệ tuần hoàn kép là hệ tuần hoàn có $2$ vòng tuần hoàn riêng biệt là vòng tuần hoàn phổi (để nhận $O_2$ và thải $CO_2$) và vòng tuần hoàn hệ thống (để trao đổi các chất với tế bào).
STT
Nội dung giả thuyết
Đánh giá giả thuyết
Kết luận
1
Ánh sáng mặt trời làm cho thân cây sinh trưởng về phía có ánh sáng.
Thân cây hướng về vị trí được khoét lỗ ở thùng carton → Giả thuyết đúng.
Thân cây có tính hướng sáng dương.
2
Thân cây có hướng trọng lực âm.
Thân cây mọc hướng lên trên, ngược chiều trọng lực → Giả thuyết đúng.
Thân cây có hướng trọng lực âm.
3
Rễ cây có tính hướng nước.
Rễ cây mọc hướng về phía có nguồn nước → Giả thuyết đúng.
Rễ cây có tính hướng nước dương.
4
Hiện tượng khép lá khi va chạm là tính ứng động của thực vật.
Lá cây trinh nữ khép lại khi chạm tay vào → Giả thuyết đúng.
Thực vật có tính ứng động.
5
Cây bầu, bí có tính hướng tiếp xúc.
Cây bầu, bí có tua cuốn vào giàn → Giả thuyết đúng.
Một số loài cây thân leo có tính hướng tiếp xúc.