Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Đất đai:
+ Đa dạng: có 14 nhóm đất khác nhau, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa và nhóm đất feralit.
+ Loại đất phù sa thích hợp nhất với cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích khoảng 3 triệu ha. Loại đất này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Các loại đất feralít chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi; thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (Chè, cà phê,cao su,…), cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô, đỗ tương,…
+ Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.
– Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Nguồn nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ một năm.
+ Khí hậu phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy ở nước ta có thể trồng được nhiều loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt, ôn đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng.
+ Các thiên tai (bão, gió tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện nóng ẩm, sương muối, rét hại,…) gây thiệt hại không nhỏ cho nông nghiệp.
– Nguồn nước:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các hệ thống sông lớn đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi.
+ Nguồn nước ngầm khá dồi dào, là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô, nhất là các vùng chuyên canh cây công nghiệp như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
+ Tình trạng lũ lụt ở nhiều lưu vực sông gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân. Mùa khô, nước sông kiệt, thiếu nước tưới.
– Sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.
Ý nghia : Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên Tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao
Sự phân bố và phát triển -Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu phân bố vùng đồng bằng,như lạc, bông dâu tằm thuốc lá Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu trung du miền núi như cà phê
Giải thích sự phân bố cây chè và cao su là Chè: nhiều nhất trung du miền núi bắc bộ sau đó là Tây nguyên Cao su nhiều nhất đông nam bộ sau đó la tây nguyên Giải thích do khí hậu nhiệt đới,vùng đất rộng lớn màu mỡ như feralit, badan,... thích hợp hình thành vùng chuyên canh trồng cao su va chè
Lao động nông thôn thành thị khác nhau do việc được học tập nhận thưc khác nhau Thành thị mức sống cao noi g thôn mức sống thấp
Dân cư và lao động: dồi dào, có khả năng tiếp thu KH-KT, thị trường lớn.
Cơ sở vật chất-kỹ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Chính sách phát triển công nghiệp của nhà nước.
Thị trường trong và ngoài nước.
Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. HCM, Hà Nội.
Câu 1. Em tham khảo tài liệu sách giáo khoa Địa lí 9, bài 11, trang 40-41 hoặc khoá học Địa lí 9 trên web OLM nhé.
Câu 2. Đặc điểm nổi bật của cơ cấu dân số nước ta:
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, có xu hướng biến đổi sang già hoá nhanh.
- Tỉ số giới tính có sự biến đổi nhanh chóng. Hiện nay, giới nam nhiều hơn giới nữ.
Câu 3. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều:
- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng và ven biển do điều kiện thuận lợi về tự nhiên, giàu tài nguyên, kinh tế phát triển.
- Dân cư thưa thớt ở trung du và miền núi.
Câu 4. Câu này phải có bảng số liệu mới vẽ, nhận xét và giải thích biểu đồ được nhé.
Câu 5. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện qua:
- Theo ngành kinh tế.
- Theo thành phần kinh tế.
- Theo lãnh thổ.
- Các nhân tố tự nhiên: + Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng phát triển công nghiệp đa ngành. Nguồn khoáng sản phong phú: Nhiều kim loại chủ yếu: than, dầu khí, sắt, man gan, kẽm, chì; nguồn thủy năng sông suối để sản xuất năng lượng; tài nguyên đất, nước, khí hậu,… + Sự phân bố tài nguyên tạo thế mạnh khác nhau cho các vùng. Hình thành các vùng công nghiệp: Khai than: Quảng Ninh, Sắt: Thái Nguyên … - Các nhân tố kinh tế-xã hội: + Dân cư và lao động: Dân số đông, sức mua tăng, nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật + Cơ sở vật chất-kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng: còn thấp, hiệu quả xử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng còn lớn, Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ và chỉ tập trung ở một số vùng. + Chính sách phát triển công nghiệp: Phát triển công nghiệp gắn liền với nền kinh tế nhiều thành phần, đổi mới cơ chế quản lý, chính sách kinh tế đối ngoại, khyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước. + Thị trường: Hàng công nghiệp có thị trường rộng lớn trong và ngoài nước. Tuy nhiên có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt do nhiều mặt hàng ngoại nhập. Xuất khẩu ra nước ngoài đang phát triển song chất lượng, mẫu mà còn hạn chế, bị cạnh tranh gay gắt...
- Các nhân tố tự nhiên:
+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng phát triển công nghiệp đa ngành. Nguồn khoáng sản phong phú: Nhiều kim loại chủ yếu: than, dầu khí, sắt, man gan, kẽm, chì; nguồn thủy năng sông suối để sản xuất năng lượng; tài nguyên đất, nước, khí hậu,…
+ Sự phân bố tài nguyên tạo thế mạnh khác nhau cho các vùng. Hình thành các vùng công nghiệp: Khai than: Quảng Ninh, Sắt: Thái Nguyên …
- Các nhân tố kinh tế-xã hội:
+ Dân cư và lao động: Dân số đông, sức mua tăng, nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật
+ Cơ sở vật chất-kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng: còn thấp, hiệu quả xử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng còn lớn, Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ và chỉ tập trung ở một số vùng.
+ Chính sách phát triển công nghiệp: Phát triển công nghiệp gắn liền với nền kinh tế nhiều thành phần, đổi mới cơ chế quản lý, chính sách kinh tế đối ngoại, khyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước.
+ Thị trường: Hàng công nghiệp có thị trường rộng lớn trong và ngoài nước. Tuy nhiên có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt do nhiều mặt hàng ngoại nhập. Xuất khẩu ra nước ngoài đang phát triển song chất lượng, mẫu mà còn hạn chế, bị cạnh tranh gay gắt...
Câu 2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là:
A. Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu và tài nguyên sinh vật.
B. Dân cư và lao động nông thôn, tài nguyên đất, nước, khí hậu và sinh vật.
C. Dân cư và lao động nông thôn, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, thị trường trong và ngoài nước.
D. Cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, tài nguyên đất, nước.
Câu 3. Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là:
A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.
C. Các vùng Trung du và miền núi.
D. Các đồng bằng ở Duyên hải miền Trung.
Câu 4. Hạn chế của tài nguyên nước ở nước ta là:
A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.
B. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
C. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.
D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thống đê ven sông.
Câu 5. Em hãy vẽ sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp
chức bạn học tốt :>
+ Nhân tố tự nhiên:
-Tài nguyên đất: Vô cùng quý giá, không thể thay thế được. Đất của nước ta đa dạng, quan trọng nhất là đất phù sa và đất Feralit.
- Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm, thâm canh, tăng vụ, năng suất cao.
- Tài nguyên nước: sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là nguồn nước tưới phục vụ tốt cho nông nghiệp.
- Tài nguyên sinh vật: phong phú, đa dạng, nhiều giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt, thích nghi với môi trường.
+ Nhân tố kinh tế xã hội:
- Dân cư và lao động: Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, 64% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Người dân giàu kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, gắn bó với đất đai, chăm chỉ, cần cù, sáng tạo.
- Cơ sở vật chất-kỹ thuật: Ngày càng hoàn thiện. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển đã làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển vùng chuyên canh.
- Chính sách phát triển nông nghiệp: Động viên nông dân làm giàu, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại.
- Thị trường trong và ngoài nước: Được mở rộng, thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu. vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên do sức mua của thị trường trong nước hạn chế. Thị trường xuất khẩu nhiều biến động ảnh hưởng đến một số cây trồng quan trọng và một số sản phẩm thủy sản.
+ Nhân tố tự nhiên: -Tài nguyên đất: Vô cùng quý giá, không thể thay thế được. Đất của nước ta đa dạng, quan trọng nhất là đất phù sa và đất Feralit. - Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm, thâm canh, tăng vụ, năng suất cao. - Tài nguyên nước: sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là nguồn nước tưới phục vụ tốt cho nông nghiệp. - Tài nguyên sinh vật: phong phú, đa dạng, nhiều giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt, thích nghi với môi trường. + Nhân tố kinh tế xã hội: - Dân cư và lao động: Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, 64% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Người dân giàu kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, gắn bó với đất đai, chăm chỉ, cần cù, sáng tạo. - Cơ sở vật chất-kỹ thuật: Ngày càng hoàn thiện. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển đã làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển vùng chuyên canh. - Chính sách phát triển nông nghiệp: Động viên nông dân làm giàu, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại. - Thị trường trong và ngoài nước: Được mở rộng, thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu. vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên do sức mua của thị trường trong nước hạn chế. Thị trường xuất khẩu nhiều biến động ảnh hưởng đến một số cây trồng quan trọng và một số sản phẩm thủy sản.
Tham khảo
Ví dụ: Các đồng cỏ thuộc khu vực Trung Á, Tây Nam Á, Ô-xtrây-li-a nơi phân bố của rất nhiều đàn cừu; vùng hoang mạc có các đàn ngựa.
* Nhân tố kinh tế - xã hội:
- Dân cư và lao động:
+ Các cây trồng vật nuôi cần nhiều công chăm sóc (như lúa nước) phải phân bố ở những nơi có nhiều lao động.
+ Tập quán ăn uống của các dân tộc cũng có ảnh hưởng không nhỏ.
VD. Các quốc gia Hồi giáo không ăn thịt lợn nên chăn nuôi lợn ở các nước Nam Á và Trung Đông không phát triển, thậm chí không có.
+ Quan hệ sở hữu ruộng đất: chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
+ Tiến hộ khoa học - kĩ thuật trong nông nghiệp: đã tác động đến việc nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng, góp phần chủ động trong sản xuất. Đã tạo ra được các giống mới có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, thích hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.
Ví dụ: Nông nghiệp Nhật Bản: mặc dù điều kiện tự nhiên khó khăn nhưng với trình độ khoa học kĩ thuật cao, sản xuất nông nghiệp Nhật Bản vẫn phát triển với năng suất, chất lượng cao.
+ Thị trường tiêu thụ tác động tới giá cả nông sản, đến việc điều tiết sản xuất và ảnh hưởng chuyên môn hóa.
Ví dụ: Tác động của giá cả thị trường thế giới đến sản xuất cà phê, cao su ở nước ta trong những năm gần đây.