Câu 1: Ứng dụng cơ sở dữ liệu của thư viện Uông Bí viên trong thư viện và còn những dữ liệu về người mượn đã mượn những quyển sách nào, bắt đầu từ ngày bao nhiêu.
Câu 2: Cơ sở dữ liệu : là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ đề đáp ứng nhu cầ khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.
Ví dụ: bảng “ Hồ sơ học sinh” là cơ sở dữ liệu được lưu dưới dạng bảng biểu.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu : Là phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL.
Ví dụ: Muốn biết những học sinh có “ điểm trung bình” các môn lớn hơn 8.0, ta phải dùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu tìm kiếm trên bảng “ Hồ sơ học sinh”.
Vậy cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu liên quan đến nhau, còn hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một phần mềm.
Câu 3: Để xây dựng một CSDL để quản lí mượn/ trả sách ở thư viện, ta phải lưu trữ các thông tin sau:
* Thông tin về bạn đọc: Mã bạn đọc, tên bạn đọc, số chứng minh thư, ngày sinh, quê quán, thông tin về vi phạm.
* Thông tin về sách: Mã sách, tên sách, thể loại, tác giả, nhà xuất bản, số lượng.
* Thông tin mượn, trả sách: Mã mượn trả, mã bạn đọc, mã sách, số sách mượn, ngày mượn, ngày hẹn trả, tình trạng sách…
* Vi phạm: Mã mượn trả, lí do vi phạm, số tiền phạt.
Những việc cần làm để đáp ứng được nhu cầu quản lí của thủ thư là :
* Quản lý thông tin bạn đọc: Thêm bạn đọc, xóa bạn đọc, thay đổi thông tin bạn đọc, cho phép bạn đọc đăng nhập hệ thống…
* Quản lí sách :
+ Nhập sách (thêm - loại bỏ - sửa thông tin sách…)
+ Tìm kiếm sách: Tìm kiếm theo tên sách, loại sách, theo tác giả, theo nhà xuất bản…
* Quản lí mượn – trả: Tạo phiếu mượn, phiếu trả, phiếu phạt…
* Chức năng thống kê – báo cáo:
+ Thống kê sách trong thư viện: sách mượn nhiều nhất, sách đã hết.
+ Thống kê sách được mượn, được trả.
* Bảo mật hệ thống: Phân quyền cho các nhân viên (thủ thư, độc giả…).
Câu 4: Ví dụ minh họa cho một vài yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL:
+ Tính cấu trúc: CSDL thư viện có bảng bandoc gồm nhiều hàng, nhiều cột. Một cột là một thuộc tính và mỗi hàng là một thông tin bạn đọc.
+ Tính toàn vẹn: Mỗi thư viện đề có quy định về số sách nhiều nhất mà người đọc được mượn trong một lần, chẳng hạn số sách một người mượn không vượt quá 6 cuốn.
+ Tính an toàn và bảo mật thông tin: Trong CSDL thư viện không phải ai cũng có thể xem thông tin về bạn đọc khác, chỉ có một số người đủ thẩm quyền như thủ thư mới có quyển truy cập để sửa đổi, xóa bạn đọc.
Các công cụ trực quan hóa dữ liệu của máy tính đóng vai trò quan trọng trong Khoa học dữ liệu vì chúng giúp hiển thị và truyền tải thông tin từ dữ liệu một cách dễ hiểu và trực quan. Dưới đây là một số vai trò chính của các công cụ trực quan hóa dữ liệu trong Khoa học dữ liệu:
- Hiển thị dữ liệu: Các công cụ trực quan hóa dữ liệu cho phép biểu diễn dữ liệu theo các hình thức như biểu đồ, đồ thị, bản đồ và biểu đồ hình vẽ. Chúng giúp hiển thị cấu trúc và mẫu dữ liệu, giúp nhà khoa học dữ liệu và nhà phân tích dữ liệu hiểu dữ liệu một cách trực quan và nhanh chóng.
- Phát hiện mẫu và xu hướng: Các công cụ trực quan hóa dữ liệu cho phép phát hiện mẫu, xu hướng và quan hệ giữa các biến trong dữ liệu. Chúng giúp nhận ra các mẫu tiềm ẩn, tương quan và sự phụ thuộc trong dữ liệu, giúp đưa ra những hiểu biết sâu hơn về dữ liệu.
- Truyền tải thông tin: Các công cụ trực quan hóa dữ liệu giúp truyền tải thông tin từ dữ liệu một cách dễ hiểu và hấp dẫn. Bằng cách sử dụng màu sắc, biểu đồ, hình ảnh và các phương tiện trực quan khác, chúng có thể trình bày kết quả phân tích dữ liệu một cách rõ ràng và thu hút người xem.
- Tương tác và khám phá dữ liệu: Các công cụ trực quan hóa dữ liệu thường cho phép tương tác trực tiếp với dữ liệu. Người dùng có thể thay đổi góc nhìn, áp dụng bộ lọc, thực hiện phân loại và tìm kiếm để khám phá và khai thác dữ liệu một cách tương tác. Điều này giúp nhà khoa học dữ liệu và nhà phân tích dữ liệu tìm hiểu sâu hơn về dữ liệu và đưa ra những phát hiện mới.
- Hỗ trợ quyết định: Các công cụ trực quan hóa dữ liệu có thể hỗ trợ quyết định thông qua việc hiển thị dữ liệu theo các phương pháp trực quan như biểu đồ đường thời gian, biểu đồ cột, bản đồ nhiệt và biểu đồ tương quan. Chúng giúp tạo ra cái nhìn tổng quan và hỗ trợ việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.