K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2017

Đáp án A

22 tháng 1 2022

Câu A bn ah... 

chắc vậy...

ưm, mk nghĩ thế:)))

3 tháng 5 2019

Hai câu trên được liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngừ, đó là từ đền

Học tốt~~~

22 tháng 1 2022

Đáp án là A...

chắc là thế.....

mk nghĩ vậy:))

6 tháng 7 2019

* Nội dung của hai câu có điểm chung là:

- Câu 1: Giới thiệu vị trí của đền Thượng: Trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.

- Câu 2: Miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi Đền Thượng.

Vì vậy, cả hai đều có điểm chung là: Miêu tả vẻ đẹp của cảnh sắc Đền Thượng.

* Từ ngữ giúp em nhận ra sự liên kết về nội dung giữa hai câu trên: Đền (cũng là từ lặp lại từ dùng ở câu trước).

22 tháng 1 2022

đền nhea.

mk nghĩ thế...

làm ơn đừng nhìn câu trả lời của mk = ánh mắt như zạy:l

1 tháng 5 2020

1.Trong câu "Trước đền, những khóm hải đường dâm bông rực rỡ, những cánh bướm... như đang múa quạt xoè hoa." Từ "đền" đã được lặp lại.

2.Từ lặp lại giúp chúng ta biết hai câu trên cùng nói về ngôi đền.

3.Nếu thay từ đền ở câu thứ 2 bằng một câu trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung hai câu sẽ không còn ăn nhập gì với nhau nữa vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau: Câu 1 nói về đền Thượng, còn câu 2 lại nói về ngôi nhà, ngôi chùa hoặc trường, lớp...

1h23p ngày 1/5/2020

29 tháng 3 2022

liên kết bằng cách dùng dấu phâyr để liên kết cách câu và dùng từ ngữ TRƯỚC ĐỀN để  tả về đền thượng và dùng từ TRƯƠC ĐỀN đã liên kết nghĩa của các câu hơn.

 chúc bạn học tốt

17 tháng 3 2024

cần gì.

“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Lễ hội đền Hùng từ lâu đã trở thành một lễ hội thiêng liêng lớn nhất của dân tộc Việt Nam, đó là dịp người dân ở khắp các nơi cùng đổ về làm lễ cúng bái để tỏ lòng biết ơn với các vua Hùng. Năm nay, lần đầu tiên em được cùng gia đình đi tham quan khu di tích lịch sử cấp quốc gia – đền Hùng.

Đền Hùng nằm ở đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây được núi rừng bao bọc nên khung cảnh trở nên rất kín đáo, linh thiêng, xứng đáng là nơi yên bình tao lạc của các vị vua Hùng. Ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương là ngày mùng mười tháng ba âm lịch, nhưng mọi người từ khắp các nơi đã đổ về đây từ ngày mùng một và kéo dài đến hết ngày mùng mười. Gửi xe xong, khách du lịch phải đi bộ một quãng khá dài để vào trung tâm của lễ hội. Xung quanh là các quán bán hàng đồ lưu niệm như quần áo, sách vở, vòng tay bằng đá,..đều khắc những chữ viết riêng của khu lễ hội.
Đền Hùng có ba khu di tích chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng được sắp xếp từ dưới lên trên theo đường đi của du khách. Con đường lên các đền thờ giống như được làm theo đường đi lên núi, mọi thứ đều được bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ có khi đã hàng trăm tuổi, cành lá xum xuê. Đặc biệt trên mỗi thân cây đều có treo một tấm biển ghi tên và lịch sử ra đời của nó. Đi được vài chục mét sẽ có một tấm biển ghi câu tục ngữ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là câu : “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “ Chim có tổ người có tông”. Đến đền Hùng mới thấy được nét đẹp văn hóa của người Việt. Mọi người luôn có ý thức trên đường đi, không vứt rác bừa bãi, không xô đẩy ở nơi thiêng liêng, ai cũng có tâm nguyện bái cúng tổ tiên vừa để tỏ lòng biết ơn, vừa để cầu may mắn, sức khỏe cho người thân. Các bậc đá dẫn lối đi đến các đền thờ được xây giống như những cầu thang nối tiếp nhau trả dài, khi đi lên khá vất vả, vì vậy dọc đường có nhiều ghế đã làm bằng gỗ cây cho du khách ngồi nghỉ.

Đền thờ đầu tiên là đền Hạ, đền hạ có kiến trúc khá đơn sơ và dường như được xây dựng từ khá lâu. Tương truyền đây là nơi mẹ Âu cơ sinh ra bọc trứng một trăm người con từ đó khai sinh ra đồng bào ta. Trước khi vào làm lễ, mọi người thường viết những tờ sớ màu vàng rồi thả vào bình nhang to để đốt. Sau khi làm lễ xong, nhiều người sẽ nghỉ ngơi ở những chiếc ghế đá xung quanh để lấy sức tiếp tục leo lên đền Trung. Từ đền Hạ đến đền Trung quãng đường ngắn hơn so với từ nơi bắt đầu đi đến đền Hạ. Tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng các vị tướng thường họp bàn việc nước. Sau khi làm lễ ở đền Trung, mọi người lại tiếp tục leo lên đền Thượng, dù bên ngoài trời nắng nóng nhưng cây cối ở đây rậm rạp tỏa bóng mát khiến cho không khí trở nên dễ chịu hơn. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, đây là nơi có đền thờ của vua Hùng đời thứ sáu. Bố em kể ngày xưa đền Thượng từng bị quân giặc tàn phá nhưng sau đó nhân dân đã góp công góp sức để khôi phục lại.

Sau khi làm lễ ở đền Thượng, mọi người không phải quay trở lại con đường đã đi để xuống chân núi mà tiếp tục đi vòng xuống đền Giếng. Nếu khi leo lên mọi người có khá vất vả thì đường đi xuống lại thoải mái hơn nhiều. Mọi người có thể vừa đi vừa ngắm khung cảnh xung quanh . Đền Giếng có hình tròn giống y như một chiếc Giếng cùng với mái che cổ kính, nước của Giếng khá trong. Tương truyền ngày xưa mẹ Âu Cơ thường tắm cho các con ở giếng này. Vào ngày lễ chính của giỗ tổ Hùng Vương nên có rất nhiều hoạt động diễn ra, có cả chương trình cắt bánh chưng cho người dân đi làm lễ ở đền hay chương trình trình diễn múa hát con rồng cháu tiên. Đây là những hoạt động thường niên để dâng hương bái tế các vua Hùng. Những người dâng hương bái tế vua Hùng thuộc đông đảo các tầng lớp nhân dân, từ trẻ nhỏ đến người già. Thế mới biết người dân Việt Nam từ khi sinh ra đã được dạy dỗ về nguồn cội của mình. Trong lễ hội vua Hùng còn có sự xuất hiện của các du khách nước ngoài. Họ đến đây không chỉ để tham quan mà còn để tìm hiểu về một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Đền Hùng còn có nhiều khu di tích nữa như : Cột đá thề, đền thờ Lạc Long Quân,.. để du khách sau khi làm lễ ở các đền thờ chính có thể đến đây tham quan và tìm hiểu lịch sử dân tộc.

Trên đường đi xuống chân núi là nhiều tốp người đang ngồi nghỉ ở các tảng đá hoặc chụp ảnh kỉ niệm ở các dòng suối mát. Nước suối ở đền Hùng mát lạnh và rất trong, có thể nhìn thấy cả đá ở dưới. Ở đây còn có nhiều nơi mở cửa cho du khách vui chơi và tắm suối. Lễ giỗ tổ Hùng Vương diễn ra hàng năm đã trở thành lễ hội thiêng liêng không thể thiếu của văn hóa dân tộc.

22 tháng 5 2019

quanh cảnh đền Hùng

"Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.

Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông  Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”

Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.

Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

"Đi qua xóm núi Thậm Thình

Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"

Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".
 

15 tháng 11 2017

Các tính từ: tuyệt mỹ, cao chót vót, xanh, mịn màng

15 tháng 11 2017

các tính từ :tuyệt Mĩ, cao chót vót , xanh ,mịn màng .

31 tháng 7 2018

Nguồn : Zing

Suốt cả quá trình hoạt động, Nguyễn Huệ Quang Trung rất chú ý tới con người xứ Nghệ. Đặc điểm riêng của điều kiện tự nhiên và truyền thống đấu tranh anh dũng lâu đời đã tạo cho người dân ở đây có được những bản lĩnh đáng quý là dám chịu hy sinh tất cả, một lòng một dạ ủng hộ những nghĩa cử anh hùng, chiến đấu để giành lại cuộc sống thanh bình, thịnh vượng cho quê hương, đất nước.

Nguyễn Huệ Quang Trung nhìn thấy rõ thế chiến lược của vùng đất Dũng Quyết, đã hạ chiếu: "Nay kinh đô Phú Xuân hình thế trắc trở, nay trị Bắc Hà, sự thế rất khó khăn. Theo đình thần nghĩ rằng: Chỉ đóng đô ở Nghệ An là độ đường vừa cân, vừa có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc và sẽ làm cho người tứ phương đến kêu kiện tiện việc đi về... Nhớ lại buổi hồi loạn kỳ trước, lúc qua Hoành Sơn. Quả cung đã từng mở xem địa đồ. Thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường, hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng. Có thể chọn để xây dựng kinh đô mới, thực là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy”.

Vùng đất có hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng ở xã Yên Trường, huyện Chân Lộc là vùng đất nằm giữa núi Dũng Quyết và núi Kỳ Lân nay thuộc phường Trung Đô, TP Vinh. Nguyễn Huệ đã giao cho Trấn Thủ Thận và La Sơn Phu tử Nguyễn Thiệp tổ chức xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô.

Thành ngoài của Phượng Hoàng Trung Đô xây bằng đất, đá ong, hình tứ giác chu vi khoảng 2.820m, bờ thành cao từ 3-4 m, diện tích rộng 22 ha. Bao quanh phía ngoài thành có con hào rộng khoảng 30 m, sâu từ 2,5-3 m.

Thành nội xây bằng gạch vỗ và đá ong, chu vi 1.680 m cao 2 m. Trong thành nội có tòa lầu rộng 3 tầng, phía trước có bậc tam cấp bằng đá ong, phía sau có hai dãy hành lang nối liền với điện Thái Hòa là nơi dùng cho việc thiết triều của vua Quang Trung.

Chỉ hơn 1 năm sau, ngày 5/10 năm Kỷ Dậu, trong tờ chiếu gửi La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, một lần nữa Nguyễn Huệ - Quang Trung khẳng định việc xây dựng bằng được Phượng Hoàng Trung Đô để đóng đô ở Nghệ An “Trẫm 3 lần xa giá Bắc Thành. Tiên sinh đã chịu bàn chuyện thiên hạ. Người xưa bảo rằng “một lời nói mà dấy nổi cơ đồ”. Tiên sinh hẳn có thế, chứ không phải là hạng người chỉ bo bo làm việc gần mình mà thôi... Trẫm nay đóng đô ở Nghệ An, cùng tiên sinh gần gũi. Rồi đây Tiên sinh hãy ra giúp nhau để trị nước...”.

Den tho Vua Quang Trung - diem nhan du lich thanh Vinh hinh anh 1
Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương
dâng hương trước Đền thờ Hoàng đế Quang Trung.

Theo tư liệu trong các thư tịch còn giữ được, vua Quang Trung đã làm việc ở Phượng Hoàng Trung Đô ít nhất là hai lần.

Tiếc rằng, Vua Quang Trung đột ngột qua đời vào ngyà 29/7 năm Nhâm Tý (1792) nên chưa kịp dời đô từ Phú Xuân ra Phượng Hoàng Trung Đô.

Phượng Hoàng Trung Đô là chứng tích hào hùng thể hiện tầm nhìn văn hóa của Nguyễn Huệ Quang Trung trong quá trình đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng cuộc sống thái bình, ấm no cho dân tộc Việt Nam.

Đến đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết

Thể theo nguyện vọng của nhân dân, để tỏ lòng biết ơn vị anh hùng áo vải dân tộc, UBND tỉnh Nghệ An đã ra quyết định ngày 23/7/2004 xây dựng đền thờ Vua Quang Trung tại địa phận khối 2 phường Trung Đô, thành phố Vinh.

Đền tọa lạc trên đỉnh thứ 2 núi Dũng Quyết có độ cao 97 m so với mặt nước biển, thuộc vùng đất linh thiêng được vua Quang Trung chọn đóng đô cách đây hơn 220 năm. Công trình được khánh thành vào ngày 7/5/2008. Đền có qui mô lớn, khuôn viên rộng, kiến trúc đẹp; có tòa hạ điện, trung điện, thượng điện, tả vu, hữu vu, cổng tam quan, các đồ lễ tế khí … được phục chế theo văn hóa thời nhà Nguyễn.

Đây là một công trình văn hóa tâm linh gắn với du lịch, đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng, tưởng niệm công ơn của Hoàng đế Quang Trung và thưởng ngoạn cảnh quan một vùng văn vật có sông núi hữu tình, vùng đất địa linh nhân kiệt giàu chất sử thi, đậm đà bản sắc xứ Nghệ. Đứng trên địa phận đền thờ vua Quang Trung chúng ta có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn được toàn cảnh thành phố Vinh, núi Hồng sông Lam, biển Cửa Lò, đảo Ngư, đảo Mắt, làng Tiên Điền quê hương đại thi hào Nguyễn Du, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Den tho Vua Quang Trung - diem nhan du lich thanh Vinh hinh anh 2
Đền thờ hoàng đế Quang Trung (Núi Dũng Quyết, TP. Vinh). Ảnh: Sỹ Minh.

Toàn bộ ngôi đền được làm bằng gỗ lim. Lối đi, bó vỉa, sân đền được lát đá Thanh Hóa tạo nên vẻ uy nghi, hiện đại nhưng không kém phần cổ kính. Hệ thống vì kèo kết cấu của đền kiểu giá chiêng chồng rường, chạm khắc họa tiết theo phong cách thời Nguyễn. Mái lợp ngói mũi hài, gồm hai lớp: ngói chiếu, ngói cót, nền được lát gạch bát tràng kiểu cổ phục chế từ Hà Tây. Tường xây gạch bát, cửa đi, cửa sổ kiểu bức màn thượng song hạ bản...

Đền có hai lối ra vào ở hai bên, chính giữa là nghi môn ngoại (Nghi môn tứ trụ) được thiết kế kiến trúc kiểu 2 tầng 8 mái theo Dịch học.

Tiếp đó là bình phong tứ trụ được dựng ngay trên trục chính đạo, được làm bằng đá chạm trổ rất công phu và đẹp. Hai bên bình phong khắc triện gấm, ở giữa là cuốn thư, trung tâm có hai chữ Thọ Đế. Phía trên nữa là hình rồng chầu mặt nguyệt. Dưới cùng là chân quỳ dạ cá, chạm hổ phù. Hai bên có hai con nghê đứng chầu, tượng trưng cho vai trò người bảo vệ kiểm soát linh hồn người ra vào.

Den tho Vua Quang Trung - diem nhan du lich thanh Vinh hinh anh 3
Đền thờ vua Quang Trung trên đỉnh Dũng Quyết, một địa chỉ văn hóa mới dựng lại trên nền của di sản văn hóa Phương Hoàng Trung đô xưa.

Qua bình phong tứ trụ là hai nhà bia ngoảnh mặt vào nhau song song với trục chính đạo. Nhà bia phía bên trái khắc bài “Công trạng vua Quang Trung”, nhà bia bên phải khắc bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Quang Trung”. Nối tiếp là nhà tả vu, hữu vu.

Qua khu vực này là nhà bái đường rộng lớn còn gọi là tiền đường, nơi để sửa soạn lễ, chỉnh trang trước khi hành lễ. Nhà Tiền đường có thể được xem là trung tâm của ngôi đền được thiết kế theo lối kiến thúc dân gian Việt Nam gồm ba gian hai chái, với bốn hàng cột.

Các khu nhà hậu đường, nghi môn đều có kiến trúc hai tầng, tám mái, các đỉnh, góc mái chạm hình rồng phượng uốn cong tạo nên thế uy nghiêm. Theo luật phong thủy, việc bố trí như vậy để ngăn cản tà khí…

Đền thờ Quang Trung được khởi công xây dựng trong thời gian 3 năm, với tổng giá trị đầu tư xây dựng công trình hơn 22 tỷ đồng, do Công ty cổ phần xây dựng công trình văn hoá thuộc Bộ văn hoá - thông tin đảm nhận thi công. Đây là 1 trong 36 hạng mục công trình của quần thể di tích lịch sử Lâm viên núi Dũng Quyết.

Xứ Nghệ có nhiều cảnh sông núi hữu tình, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được nhiều người biết đến. Không chỉ có vậy mà hiện nay đến Nghệ An du khách không thể không đến thăm viếng đền thờ vua Quang Trung - một công trình văn hóa tâm linh với nhiều nét huyền bí uy nghi.

Từ ngày khánh thành, đền thờ vua Quang Trung đến nay đã có hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến thăm viếng. Các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Chính phủ như Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng… cũng từng đến viếng đền. Mỗi dịp Tết đến xuân về, hàng nghìn người thập phương đổ về đây để tế lễ và thưởng ngoạn cảnh đẹp của đất trời.

31 tháng 7 2018
  1. Núi Dũng Quyết có 4 chi: Long thủ (đầu rồng), Phượng Dực (cánh phượng), Kỳ Lân (con Mèo) và quy bối (con Rùa). Người xưa gọi đây là đất tứ linh bởi có đủ Long, Ly, Quy, Phượng. Núi Dũng Quyết từ buổi đầu dựng nước và giữ nước đã là vị trí yết hầu trên con đường thiên lý xuyên việt, trở thành căn cứ quân sự trọng yếu.
           Cuối thế kỷ XVII- thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Đất nước bị nội chiến chia cắt. Yên Trường (Vinh) là vị trí tranh chấp quyết liệt của tập đoàn Trịnh - Nguyễn. Đồn Thủy, Lũy Ông Ninh và vùng núi Dũng Quyết là đại bản doanh của chúa Trịnh Toàn. 
           Năm 1786, sau khi đánh tan quân chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ- Người anh hùng áo vải đất Tây Sơn- lên ngôi Hoàng đế lấy tên hiệu là Quang Trung, đã kéo quân ra Bắc dẹp chúa Trịnh. Trong những lần nghỉ chân ở đất Nghệ An, thế đất và lòng dân của vùng Yên Trường đã được Hoàng đến Quang Trung đặc biệt quan tâm với “hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng có thể chọn để xây dựng kinh đô mới”. Nhà Vua cho rằng nếu đóng đô ở đây vừa“khống chế được trong Nam, ngoài Bắc, vừa tiện cho Người tứ phương đến kêu kiện đi về “. Như vậy “ trước là vì xã tắc sơn hà, thứ đến là vì lương dân trăm họ “ Hoàng đế Quang Trung đã quyết định chọn vùng đất Yên Trường để lập Phượng Hoàng Trung Đô. Công việc xây dựng kinh đô đang tiến hành dang dở thì Quang Trung băng hà. Mặc dù Kinh Đô chưa được xây dựng xong nhưng từ đây Vinh trở thành mốc son lịch sử được chọn làm Kinh Đô cho cả nước và cũng chính thức trở thành Trấn sở Nghệ An.

       Phượng Hoàng Trung Đô là kinh thành do Hoàng đế Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) cho xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết (Nay là thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam). Thành được xây vào năm 1788. Tại đây, vua Quang Trung đã tập trung 10 vạn quân trước khi tiến ra Bắc để giành lại thành Thăng Long lúc bấy giờ đang bị quân Thanh xâm chiếm. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng Hoàng, một loài chim trong truyền thuyết, có sức mạnh vô song, tung hoành trong trời đất. Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Hoàng đế Quang Trung kiểm soát.

       Phượng Hoàng Trung Đô được xây dựng ở núi Dũng Quyết gồm có hai làn thành gọi là Thành ngoại và Thành nội, chu vi: 2820 m, diện tích: 22 ha. Phía ngoài có hào rộng 3 m, sâu 3 m, thành cao 3-4 m. Thành Nội xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi gần 1680 m, cao 2 m, cửa lớn mở ra hai hướng tây và đông. Trong thành nội có toà lầu rồng, cao 3 tầng, trước có bậc tam cấp bằng đá ong, sau có hai dãy hành lang nối liền với Điện Thái Hoà dùng cho việc thiết triều. Sách La Sơn phu tử nói rõ thêm: Núi Mèo (tức Kỳ Lân) làm nền cho đồn gác, thành phía Nam chấp vào núi ấy. Mặt Đông bắc lấy núi Quyết (Phượng Hoàng) làm thành. Cũng theo sách La Sơn phu tử, về kích thước của thành Ngoại, ngoài các vách núi làm bức luỹ tự nhiên, còn phải đắp bờ thành nam dài 300 m, bờ thành tây dài 450 m. Bề đứng ở những đoạn phải đắp cũng rất cao vì để hài hoà với vách núi.
       Để ghi nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ- Hoàng đế Quang Trung, được Chính phủ cho phép - tỉnh Nghệ An và thành phố Vinh đã xây dựng Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên Núi Dũng Quyết, có ý nghĩa về lịch sử văn hóa, du lịch tâm linh, góp phần giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Kế thừa truyền thống hào hùng của dân tộc, những người dân trên mảnh đất Phượng Hoàng Trung Đô đã nối tiếp nhau ra sức sản xuất, chiến đấu lập nên nhiều chiến công xuất sắc.
       Tháng 7/ 1924, Đảng Tân Việt đã được thành lập trên núi Con Mèo.
       Ngày 1/5/1930, một cuộc biểu tình đã nổ ra tại Ngã Ba Bến Thủy dưới chân núi Dũng Quyết mở đầu cho cao trào Xô - Viết Nghệ Tĩnh 30- 31.
       Tháng 6/1957, Bác Hồ về thăm Nhà máy điện Vinh dưới chân núi Dũng Quyết
      Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở vùng đất này đã xuất hiện những tập thể anh hùng như Nhà máy điện Vinh, Nhà máy gỗ Vinh, phà Bến Thủy...

        Di tích Núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô mãi là niềm tự hào của nhân dân thành phố Vinh và nhân dân Nghệ An.

                                                                                Nhớ Tk cho mình ngen OK !