K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2021

  Bảng 37.2: Bảng số liệu khẩu phần

Giải bài tập Sinh học 8 | Trả lời câu hỏi Sinh 8

   Bảng 37.3: Bảng đánh giá

Giải bài tập Sinh học 8 | Trả lời câu hỏi Sinh 8

 
21 tháng 1 2021

Ví dụ: Khẩu phần của 1 nữ sinh lớp 8:

- Gạo tẻ: 400g = 1376 Kcal

- Bánh mì: 65g = 162 Kcal

- Đậu phụ: 75g = 71 Kcal

- Thịt lợn ba chỉ: 100g = 260 Kcal

- Sữa đặc có đường: 15g = 50 Kcal

- Dưa cải muối: 100g = 9,5 Kcal

- Cá chép: 100g = 57,6 Kcal

- Rau muống: 200g = 39 Kcal

- Đu đủ chín: 100g = 31 Kcal

- Đường kính: 15g = 60 Kcal

- Sữa su su: 65g = 40,75 Kcal

- Chanh: 20g = 3,45 Kcal

→ Tổng cộng: 2156,85 Kcal

 
20 tháng 2 2019

Có ba loại nơron là

+Nơ-ron hướng tâm (nơ-ron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh dẫn xung thần kinh về trung ương thần kinh.

+Nơ-ron trung gian (nơ-ron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, gồm những sợi hướng tâm và li tâm, làm nhiệm vụ liên lạc.

+Nơ-ron li tâm (nơ-ron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), dẫn các xung li tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quan phản ứng để gây ra sự vận động hoặc bài tiết.

28 tháng 2 2019

có 2 loại hệ thần kinh

-bộ phàn trung ương gồm não và tủy sống

- bộ phận ngoại biên gồm dây thần kinh và hạch thần kinh

13 tháng 3 2022

em chx hc lớp 8 nên k có sách

14 tháng 3 2022

Kb với mình đi mình gửi cho gửi đây bất tiện lắm ạ

 

15 tháng 1 2019

Sáng :

-Mì sợi : 100g

- Thịt ba chỉ : 50g

- 1 cốc sữa 20g

Bữa phụ thứ nhất :
- 1 hộp sữa chua vinamilk : 100g

Trưa :

- Gạo tẻ : 200g

- Đậu phụ : 150g

- Rau : 100g

- Gan lợn : 100g

- Cà chua : 10g

- Đu đủ : 300g

Bữa phụ thứ hai :

- 1 hộp sữa milo : 110 g

Tối

- Gạo tẻ : 200g

-Cá chép : 150 g

- Dưa cải muối : 100g

- Cải bắp : 3g

- Chuối tiêu : 60g

26 tháng 10 2018

1. Những hệ cơ quan nào dưới đây có cùng chức năng chỉ đạo hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể

a) hệ thần kinh và hệ nội tiết

b) hệ vận động , hệ tuần hoàn và hệ hô hấp

c) hệ bài tiết , hệ sinh dục và hệ nội tiết

d) hệ bài tiết , hệ sinh dục và hệ thần kinh

2. Máu mang các chất dinh dưỡng và oxi đi nuôi cơ thể được xuất phát từ ngăn nào của tim

a) Tim nhĩ phải

b) tâm thất phải

c) tâm nhĩ trái

d) tâm thất trái

14 tháng 8 2018

Câu 1: (2,0 điểm)

Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do cơ quan nào đảm nhiệm? Vì sao da ta luôn mềm mại lại không bị thấm nước?

Câu 2: (2,0 điểm)

Nêu tính chất và vai trò của hooc môn? Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và ở nữ là gì? Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý?

Câu 3: (4,0 điểm)

Trình bày cấu tạo trong và chức năng của đại não? Giải thích vì sao khi giết bò, thỏ người ta chỉ cần đánh mạnh vào gáy?

Câu 4: (2,0 điểm)

Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên? Ảnh hưởng của việc có thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8

Câu Nội dung Điểm
Câu 1

* Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là: CO2, mồ hôi, nước tiểu.

* Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên:

  • Hệ hô hấp thải CO2
  • Da thải mồ hôi.
  • Hệ bài tiết nước tiểu thải nước tiểu.

* Da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước vì:

  • Da cấu tạo gồm nhiều tế bào xếp rất sát nhau, ở lớp bì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau nên da không thấm nước.
  • Trên da có tuyến tiết chất nhờn nên da luôn mềm mại.
0,25

0,25

0,25

0,25

0,75

0,25

Câu 2
  • Tính chất và vai trò của hoóc môn:

- Tính chất: Hoóc môn có hoạt tính sinh học cao, không mang tính đặc trưng cho loài và chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định.

- Vai trò: Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể và điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.

  • Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì:

- Ở nam do tinh hoàn tiết testôstêrôn.

- Ở nữ do buồng trứng tiết estrôgen.

  • Biến đổi quan trọng cần lưu ý:

- Trong những biến đổi ở tuổi dậy thì của nam thì xuất tinh lần đầu tiên là biến đổi quan trọng nhất, chứng tỏ đã có khả năng có con.

- Trong những biến đổi ở tuổi dậy thì của nữ thì hành kinh lần đầu tiên là biến đổi quan trọng nhất, chứng tỏ đã có khả năng có con.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

Câu 3

* Cấu tạo trong của đại não:

- Chất xám (ở ngoài) làm thành vỏ não, dày 2- 3mm gồm 6 lớp
để điều khiển các phản xạ có điều kiện

- Chất trắng (ở trong) là các đường thần kinh dẫn truyền nối các vùng của vỏ đại não với nhau và với vùng dưới của hệ thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống.

* Chức năng: Vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể.

* Khi giết bò, thỏ người ta chỉ cần đánh mạnh vào gáy vì: Gáy là vị trí khớp đầu, cổ, liên quan đến hành tủy có các trung khu điều khiển hoạt động tuần hoàn, hô hấp, khi bị tổn thương dễ chết.

0,75

0,75

0,5

2,0

Câu 4

* Những nguy cơ xảy ra khi có thai ở tuổi vị thành niên.

- Dễ sẩy thai hoặc đẻ non do tử cung chưa phát triển đầy đủ để mang thai đến đủ tháng và thường bị sót nhau thai, băng khuyết, nhiễm khuẩn.

- Con sinh ra thường ra thường nhẹ cân, khó nuôi và dễ bị nhiễm bệnh.

- Nếu phải nạo thai thì dễ dẫn đến vô sinh vì bi dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con.

- Thành tử cung cũng rất mỏng nên việc nạo thai sẽ khó thực hiện, vì sẽ vỡ tử cung.

- Thai không phát triển bình thường và gây ra dị tật bẩm sinh.

* Ảnh hưởng của việc có thai ngoải ý muốn ở tuổi vi thành niên

- Phải bỏ học nên ảnh hưởng đến sự nghiệp và tiền đồ sau này.

- Có thể dẫn đến tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.

1)Khái niệm bài tiết, cân bằng nội môi, phản xả có điều kiện và phản xạ k điều kiện 2)Trình bày các bộ phận của cơ quan phân tích 3)Chú thik các hình vẽ sau: 23.1, 24.1, 24.2, 26.5, 28,1 (mấy cái hình này trong sách vnen nhá m.n) 4)Trình bày cơ chế của các quá trình hô hấp 5)Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu 6)Sự khác biệt giữa 3 loiaj mạch máu và...
Đọc tiếp

1)Khái niệm bài tiết, cân bằng nội môi, phản xả có điều kiện và phản xạ k điều kiện

2)Trình bày các bộ phận của cơ quan phân tích

3)Chú thik các hình vẽ sau: 23.1, 24.1, 24.2, 26.5, 28,1 (mấy cái hình này trong sách vnen nhá m.n)

4)Trình bày cơ chế của các quá trình hô hấp

5)Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu

6)Sự khác biệt giữa 3 loiaj mạch máu và gthik (kẻ bảng nha)

7)Các biện pháp để bảo vệ hệ bài tiết, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh (biện pháp riêng nhá k p biện pháp chung đâu)

8)Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh bướu cổ, bệnh Bazơđô và bệnh tiểu đường tuyp 2

9)Gthik mối quan hệ giữa phản xạ có điều kiện với hoạt động học tập. Lấy ví dụ minh họa

Giúp vs m.n ơi

8
23 tháng 4 2017

1.

-Bài tiết là 1 hđ của cơ thể để lọc và thải bỏ ra môi trường các chất cặn bã, các chất độc do hđ trao đổi chất của tế bào tạo ra nhằm ổn định môi trường trong cơ thể

-Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định cảu môi trường trong cơ thể

-Phản xạ có điều kiện là phản xạ bẩm sinh được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

-Phản xạ k điều kiện là phản xạ được hình thành trong cuộc sống cá thể do lao động, học tập, luyện tập được tạo thành.

23 tháng 4 2017

2. Các bộ phận của cơ quan phân tích:

-Cơ quan thụ cảm

-Dây thần kinh

-Bộ phận phân tích ở trung ương