K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2022

 đây là mik tự sáng tác bạn coi đc ko:))

Công cha nặng tựa đất trời

Nghĩa mẹ như nước ngoài trời biện Đông

  Ơn cha, mẹ như nắng hồng

Báo ơn cha, mẹ bao giờ mới xong

12 tháng 11 2021

tham khảo

đề 1

Thơ Lục Bát Về Thầy Cô, Mái Trường Hay ❤️️ Ý Nghĩa Nhất

12 tháng 11 2021

Ko chép mạng cơ mà :)?

17 tháng 10 2023

ns lại là tủ của tui
Bài thơ
em vào lớp ...(mấy ghi vô) 
cô giáo dạy văn
là cô ... (ghi vô) đó
tính cô đâu khó
mà rất dễ thương 
mỗi ngày đến trường
cô đều vui vè
dạy cho chúng em
bao điều mới mẻ
em yêu cô lắm
cô giáo dạy văn

17 tháng 10 2023

bn kham khảo =D

 Đêm lạnh giá rét mùa đông 

Vì con đêm nay mẹ không ngủ được

 Đốm lửa sưởi ấm trong nhà

Cũng không ấm bằng lời ca mẹ ru 

20 tháng 9 2018

Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.
Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả để “thiết kế” mâm ngũ quả. Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

- Lê (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ. 

- Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống. 

- Đào thể hiện sự thăng tiến. 

- Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn. 

- Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người. 

- Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý. 

- Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt. 
- Thanh long - ý rồng mây gặp hội.

- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn 

- Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc. 

- Quả trứng gà có hình trái đào tiên - lộc trời. 

- Dừa có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu. 

- Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc. 

- Đu đủ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng. 

- Xoài có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn. 

Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm”. Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo”. 

Tùy theo quan niệm của từng vùng, miền, người ta sử dụng những loại quả có ý nghĩa riêng. Ví dụ mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối - thể hiện sự che chở của đất trời cho con người, nhưng người Nam thì lại cho rằng từ chuối - có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó, không ngẩng lên được nên không dùng. Hay người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu” nhưng mâm ngũ quả của người Bắc thì không thể thiếu quả cam với màu vỏ vàng tươi rói. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu “cầu vừa đủ xài sung”), thêm “chân đế” là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Trong khi với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, không kiêng cả quả ớt (cay đắng), miễn sao đẹp mắt và “hoành tráng” là được… 

Chưng bày mâm ngũ quả trong những ngày thiêng liêng đầu năm đầu tháng mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn cực kỳ độc đáo của dân Việt ta. Vì vậy, những người trẻ, cho dù tin hay không tin về ý nghĩa của từng loại quả theo những quan niệm của người dân ở từng địa phương, cũng nên lưu tâm, tránh dùng hay tặng các loại quả mà người ta kiêng kẻo bị nghĩ oan, rằng ta cố tình đem điều xui xẻo đến cho họ.

20 tháng 9 2018

dài quá mà ko đúng ý mk cần bạn ơi mk xin lỗi bạn nhìu nhé

23 tháng 2 2018

Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

23 tháng 2 2018

Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

! Mình tự làm đó

25 tháng 5 2016
       '' Con dù lớn vẫn là con của mẹ         Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con ''        Tình mẫu tử là thiêng liêng. Đi khắp thế gian này có ai khổ cực bằng mẹ , có ai tảo tần như mẹ , có ai quan tâm yêu thương bạn nhiều như mẹ không ? Mẹ là người mang ta đến cuộc sống này. Mẹ chịu bao nhiêu đau đớn , khổ cực chỉ mong chúng ta được khôn lớn , nên người. Mẹ cùng con tập nói những tiếng '' dạ vâng '' đầu tiên, lòng mẹ khổ cực mà hạnh phúc biết bao. Mẹ làm bạn ru con ngủ mỗi đêm. Con uống nước nhờ tay mẹ đun cho. Mẹ là người đau buồn nhất và cũng lo lắng nhất khi con bị ốm. Mẹ hi sinh mọi điều kiện để con được hạnh phúc , mẹ tránh cho con không một giờ đau đớn vì mẹ biết con là một người đặc biệt của mẹ - một vật bảo bối , thiên thần nhỏ của mẹ. Con nở một nụ cười thì lòng mẹ hạnh phúc gấp triệu lần nụ cười của con. Mẹ không dám cất lời than vãn khi mẹ mệt, mẹ đau. Mỗi lần con nhìn mẹ thì mẹ lại cười nhưng ẩn chứa đằng sau đó là cả một nỗi cực khổ đến vô tận. Có nhiều bữa cơm , mẹ nấu các món ăn đạm bạc , lạc lõng , con cảm nhận được rằng mẹ vẫn chạy đôn chạy đáo giữa dòng đời này để cho con được cơm ăn áo mặc , cắp sách đến trường. Mẹ hi sinh tuổi thanh xuân của mình một cách không thương tiếc. Mẹ đem tuổi đời của mẹ cho con. Mẹ có thể không bằng người khác , mẹ có thể xấu hơn người phụ nữ khác , mẹ có thể không có địa vị cao trong xã hội nhưng tình yêu thương của mẹ có thể chiến thắng hơn tất cả người khác , chiến thắng cả biển trời này. Lòng mẹ mang một tình yêu thương bao la , vô bờ bến , không bao giờ vơi cạn. Đi khắp thế gian này , có thể con sẽ gặp nhiều người phụ nữ tốt với con , thương yêu con , hi sinh cho con nhưng không bao giờ bằng người đó , một người đặc biệt , người mà con luôn giữ trong lòng. Người ta tốt với con rồi cũng sẽ bỏ con mà đi , người ta chết ở trong lòng mình một ít. Còn mẹ thì sẽ mãi nằm ở trong lòng con. Trong tim con , con luôn dành cho mẹ một vị trí đặc biệt. Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá/Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi. Tôi có đôi lúc giận dỗi mẹ, nhưng sau này khi đã khôn lớn một chút , tôi đã hiểu tình thương , sự hi sinh cao cả của một người mẹ dành cho con. Con không muốn cha mẹ phải lo vì con. Mẹ đã cho đi yêu thương mà mẹ không hề nhận lại. Con hiểu được rằng '' Khi mẹ trao đi cho con yêu thương , tức là mẹ đã trao đi một phần thời gian của cuộc sống mẹ cho con , vì vậy , con hứa sẽ không làm mẹ hi sinh vô ích như thế ''. Con yêu mẹ ! Tình yêu thương của mẹ con trả không hết ! Con nợ mẹ cả cuộc đời ! Chỉ mong mẹ đợi con .............. cả cuộc đời này. Nhưng mẹ không thể sống đời với chúng ta , vì vậy hãy thương mẹ, hãy làm tròn chữ hiếu khi mẹ còn ở bên cạnh bạn.        Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?”.





 

 
25 tháng 5 2016

Trong màn đêm lạnh giá, một ngọn nến sẽ soi sáng và sưởi ấm cho mọi vật. Trong cuộc đời mỗi con người, ngọn nến đó chính là mẹ!”. Tôi hồi hộp đọc tiếp bài văn của con gái lớp 6, bài văn viết về một người thân của mình. Người thân con chọn chính là tôi, người mẹ. Tôi tò mò muốn biết con tôi nghĩ gì, cảm nhận thế nào về tình mẹ con.

“Nhớ ngày xưa khi còn bé, mẹ ôm ấp tôi những lúc trời lạnh. Mẹ kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích ly kỳ, hấp dẫn bằng giọng nói trầm ấm. Đôi mắt mẹ yêu thương nhìn tôi trìu mến. Đôi mắt đen láy làm cho mẹ thật thông minh. Cả những lúc chui vào trong chăn cùng mẹ, tôi cảm nhận được hơi thở ấm nồng, nhè nhẹ. Mẹ muốn tôi ngủ yên, ngủ say để sáng mai còn đi học sớm, không bị thiếu ngủ…”. Có những điều không cần phải nói ra, tuy con còn nhỏ, con cũng có thể cảm nhận được!

“Những lần tôi ốm, mẹ thức trắng cả đêm để săn sóc tôi. Sáng dậy, đôi mắt mẹ trũng xuống vì thiếu ngủ. Tôi hiểu được, mẹ lo lắng cho tôi thế nào. Những hôm đó, trông mẹ xanh xao quá. Hôm nào tôi làm bài muộn, mẹ luôn nhắc nhở, lo lắng, thúc giục tôi ngủ sớm để ngày mai đi học. Còn những lần bị điểm kém, mẹ không bao giờ mắng tôi. Mẹ kiên nhẫn, giảng lại cho tôi từng ly từng tí cho đến khi tôi hiểu thì thôi. Mẹ luôn nói với tôi: Con cố găng ngoan ngoãn, đừng để mẹ mất kiên nhẫn. Mẹ đánh con là mẹ đánh chính mẹ…”

Tôi đã khóc khi đọc những lời văn của con gái. Bài văn tràn đầy những cảm nhận chân thực của con về những việc tôi làm hàng ngày. Những câu nói, những cử chỉ, những hành động của tôi đều được con lần lượt kể lại bằng ngôn từ của chính mình.

“Dù bận rộn đến đâu, mỗi ngày mẹ đều dành thời gian nói chuyện với tôi. Có chuyện gì, dù xấu hay tốt, tôi đều kể với mẹ. Trước khi thi, mẹ cùng ôn bài với tôi. Mẹ vuốt ve tôi bằng đôi tay trắng mịn màng và dặn: Nhớ đọc lại kỹ bài làm để dành cho mẹ một điểm nhé, mèo con! Mẹ đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh để chiến thắng. Cứ mỗi lần nhớ về khuôn mặt tròn tròn, bầu bĩnh của mẹ, tôi lại tự nhủ: Phải chiến thắng, Phải chiến thắng….!”

Tôi thường tự nhủ, điều thành công nhất của tôi trong việc dạy con từ trước tới nay là con tôi coi tôi như một người bạn thân, không giấu tôi dù là chuyện buồn hay vui. Tôi tâm niệm, để giữ được thói quen đó của con, tôi không được gây sức ép cho con bất kể chuyện gì, đặc biệt chuyện học hành. Giao tiếp hàng ngày với con rất quan trọng, mẹ con tôi thường nói đùa: Tâm tính con như mặt nước phẳng lặng. Con chỉ hơi gợn sóng là mẹ biết liền!

“Nhưng những điều đó chỉ xảy ra từ hồi tôi còn nhỏ. Bây giờ mẹ đã khác. Mẹ bận rộn hơn, mẹ hay mệt hơn và cũng dễ nổi nóng hơn. Mẹ ít để ý đến tôi và tính kiên nhẫn của mẹ cũng giảm nhiều. Vậy là mẹ đã không còn trẻ nữa… Tôi nghĩ rằng, dù sao tôi cũng đã lớn, mẹ không cần để ý đến tôi nhiều nữa. Tôi sẽ tự lập như mẹ mong muốn. Thế nhưng, đôi tay mẹ vẫn đẹp như xưa. Tôi vẫn mong được đôi tay ấy vuốt ve mỗi ngày, không phải như những khi tôi cọ má vào mẹ, mẹ nghiêm mặt lại và bảo: Con lớn rồi, không làm nũng mẹ nữa… Tôi hiểu, dù có nói vậy, tình yêu của mẹ dành cho cô con gái đầu lòng của mẹ không thay đổi”.

Trái tim tôi thắt lại khi đọc đến những dòng này. Sau khi bác giúp việc bị ốm cách đây 6 tháng, vào thời điểm con lớn lên cấp 2, con nhỏ bắt đầu vào lớp 1, ngoài giờ làm việc, tôi phải đảm đương nhiều việc nhà hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc 2 tiếng buổi tối rảnh rỗi với con trước đây bị chia sẻ làm ba, hai phần cho bé nhỏ và một phần cho bé lớn. Đôi lúc thấy con tủi thân, tôi giải thích cho con qua loa: em còn nhỏ, chưa biết đọc, biết viết, mẹ phải bên em, giống như bên con 5 năm trước đây… Tôi rất sợ con phụ thuộc vào tôi nhiều quá nên đặt mục tiêu rèn luyện tính tự lập cho con lên hàng đầu. Vì vậy, tôi tránh những động chạm tình cảm, dù con là con gái. Hay là tôi ngụy biện, tôi đã trở thành một người mẹ khô khan mất rồi? Giai đoạn dậy thì là giai đoạn đặc biệt của con với nhiều biến chuyển tâm sinh lý. Vậy mà tôi lại dần dần xa con. Tôi mải mê bon chen kiếm tiền để lo cho tương lai của con mà quên mất dù ở lứa tuổi nào, con cũng rất cần hơi ấm của mẹ. Tôi mải mê với cơm áo gạo tiền, đôi khi về nhà nổi nóng và tức giận vô cớ khi những việc ở cơ quan không như ý muốn, khi mục tiêu tài chính của tôi không đạt được. Đôi khi tôi nhận ra sự sợ sệt của con, nhưng tôi xoa dịu lương tâm bằng câu nói “Tất cả vì tương lai tốt đẹp của con”. Tôi đã làm con sợ, con không kể cho tôi nghe những câu chuyện dài lê thê trên lớp hay những buồn vui của con nữa… Cho dù con đã rất rộng lượng cho tôi một câu an ủi “Tình yêu của mẹ dành cho con không thay đổi”, tôi vẫn nhìn lại những gì mình đã làm và thấy rằng mình đã rất khác hình ảnh người mẹ trong tâm trí con, hình ảnh người mẹ “ngày xưa” của con! Tôi đã sai khi nghĩ rằng, con tôi đã lớn, tôi cần kiếm tiền để lo cho con đi du học. Tôi quên mất rằng, con tôi cần hơi ấm và sự động viên của tôi hơn là cần những sắp đặt tương lai của tôi!

Cám ơn đề văn của cô giáo, cám ơn những lời văn tha thiết của con. Con đã có những con sóng lớn trong suy nghĩ và tôi đã bỏ qua một thời gian dài! Tôi biết mình phải làm gì để có thể là người mẹ tốt nhất của con trong lúc này! Con gái à, con luôn là nữ hoàng trong thế giới của mẹ!

23 tháng 11 2016

thầy tôi.

năm nay thầy đã già rồi.

trên đầu thầy có những sợi tóc trắng.

nhưng trông thầy vẫn trẻ lắm.

những kiến thưc vẫn còn đâu đó gần thầy tôi.

ngồi đây tôi vẫn nghĩ về kỉ niểm đó.

thầy trò tôi đi chơi xa vượt đèo rốc ko ngại khó

nhưng trên môi thầy vẫn nở nụ cười ấy.

đi đường thầy hỏi việc học tạp ra sao?

tôi sợ thầy buồn nên im lặng.

nhưng tôi vẫn thấy sao sao ý

ko để ý nụ cười của thầy đã ko còn trên môi nữa.

và hình như thầy đâng buồn

tôi rật mình khi thầy gọi tôi .

tiếng nói ấy đầy cảm súc đang dâng trào của thầy tôi

lúc dố tôi đã tháy hối hận về câu trả im lặng đó của tôi.

lúc đó tôi thốt lên một câu rằng thầy ơi chúng ta đến nơi chưa?

thầy bảo rằng em đã hỏi câu này bao lần rồi?

tôi ko trả lời

khi đó tôi thấy sựu xuất hiện của nụ cười đó trên gương mặt thaayf

mk ko giỏi viết thơ nên viết thành văn rồi thôi ko hay cứ tick cho mình nhé .thank yeuhihinhớ like nhiêu vô! đừng chê nhé

 

 

 

 

28 tháng 12 2016

Núi Thái Sơn đâu bằng công cha

Nước trong nguồn bằng làm sao sữa mẹ

Công nghĩa cha mẹ mênh mông là thế ?

Bằng làm sao công của cô thầy

Ngày 20 - 11 năm nay

1 bài thơ tặng cô em viết

Ôi mái trường sao mà thắm thiết

Asnh mắt của cô là ánh mắt mẹ hiền

Tà áo dài và giọng nói thân thương

Khi lên lớp em ngỡ là cô Tấm

Cô Tấm ơi sao đầu cô chẳng nấm

Mà đẹp tươi một đóa hoa hồng

Lời của cô em ghi mãi trong lòng

Học giỏi chăm ngoan là điều cô dạy

Líu lo nghe giọng hát chhim ca

Lời của em là những đóa hoa

Ngắt tặng mừng cô giáo

Mến yêu cô em nhớ lời dạy bảo

Chăm học chăm làm đẹp ý mẹ cha

Mơ ước ngắm nhìn như những đóa hoa

Là những điểm 10 cô cho thắm trên trang vở mới

Tuổi học trò muôn ngàn nỗi nhớ

Nhớ nhất nụ cười cô giáo mến yêu ơi !

10 tháng 4 2018

MB: Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã học thì em thấy ông tiên là người mà em yêu quý nhất.

KB: Ông tiên là một người rất hiền và có nhiều phép lạ, em hứa sẽ cố gắng giữ gìn những quyển truyện cổ tích lại để cho hình ảnh của ông tiên vẫn còn sống mãi trong tâm trí của những người đời sau.

(Bạn cũng có thể thêm ý để câu văn hay hơn nhé bạn.)

10 tháng 4 2018

       Trong những câu chuyện cổ tích Tấm Cám, Bông Cúc Trắng mà bà thường kể những tối cho em, hình ảnh ông tiên dần đã gắn chặt trong tâm trí em từ lúc nào. Cô Tấm, Lọ Lem được gặp ông tiên thật là thích, vì thế, hằng đêm, em luôn mong có ngày sẽ đc gặp ông một lần.
               ( Mk ko chép mạng đâu đấy, k cho mk nha ^_^)

13 tháng 11 2021

Tham khảo trên Hoc24:

Chiều buông rộn tiếng ve ngân
Bước chân thầy bỗng chậm dần đường xưa
Một đời dệt thảm ước mơ
Để em có một tuổi thơ huy hoàng
Đò đầy gánh ước mơ sang
Đổ về bến hẹn vững vàng thầy trao
Thời gian tựa giấc chiêm bao
Quay đi ngoảnh lại đã vào tuổi ông
Cảm ơn bao ước mơ hồng
Dưỡng nuôi ý chí khó không chịu lùi
Hôm nay vững bước đường đời
Nhờ công thầy đã một đời bón chăm.