K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2018

Câu 1:( 1đ )

-thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hớp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử

-Noãn sau khi thụ tinh sẽ thành các bộ phận của hạt là : vỏ noãn thành vỏ hạt, phần còn lại chứa chất dinh dưỡng cho hạt

Câu 2:( 4đ )

a ) Cơ quan sinh sản của thông là nón đực và nón cái nằm trên cùng một cây.
+  Nón đực: nhỏ, màu vàng mọc thành cụm ở đầu cành. Nón đực gồm:
-   Trục của nón nằm chính giữa.
-    Xung quanh trục là các nhị hình vảy. Mặt dưới mỗi nhị có túi phấn chứa đầy hạt phấn. Hạt phấn có hai túi khí ở hai bên.
+ Nón cái: lớn hơn nón đực, cũng gồm trục giữa mang những vảy. Mỗi vảy là một lá noãn mang hai noãn. Trong noãn có nhiều noãn cầu. Thông sinh sản hằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.
Noãn được thụ tinh bằng cách truyền phấn nhờ gió. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn. (Thông chưa có hoa và quả).

b ) Những điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại là : cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại (là tổ tiên của chúng). Cây trồng có các tính chất khác hắn và phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.

Do con người dùng những biện pháp khác nhau như lai giống... Con người chăm sóc cây, tạo những điều kiện thuận lợi (nước, phân...) cho cây trồng phát triển.

Câu 3: ( 2đ )

a) Đa dạng thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng. 
 Được biểu hiện và thể hiện bằng: 
- Số lượng các loài và số lượng các cá thể của loài. 
- Sự đa dạng của môi trường sống. 

Nguyên nhân :  Do con người khai thác bừa bãi các khu rừng để phục vụ nhu cầu trước mắt.

b) Cây xanh lấy khí Cacbonic để quang hợp tạo ra khí Ô-xi và thoát hơi nước. Khí Ô-xi giúp không khí trong lành, giảm khí Cacbonic  giúp môi trường bớt ô nhiễm, hơi nước thoát ra làm mát không khí, cho sinh vật thêm sức sống. Ngoài ra một số loại cây có thể tiết ra chất tẩy trùng, diệt khuẩn. Lá cây cũng là vật bám bụi tốt, khi trời mưa, bụi ở lá theo nước cuốn xuống đất.

Câu 4: ( 2đ )

-Giống nhau giữa hạt cây Hai lá mầm (hạt đỗ đen) và cây Một lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.

-Khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là:

   +Phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm.

   +Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nhũ.

Câu 5 : ( 1đ )

+ Trong nông nghiệp :

Xác động vật và lá, cành cây rụng xuống được vi khuẩn ở trong đất phân hủy thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống sinh vật. 

+ Trong công nghiệp:

Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chứa cacbon. Những chất này vùi lấp xuống đất trong thời gian dài, không bị phân hủy tiếp tục nữa, tạo thành than đá hoặc dầu lửa.

17 tháng 5 2018

Câu 1:

Thụ tinh là quá trình hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái. Có nhiều loại thụ tinh như thụ tinh trong, thụ tinh ngoài, thụ tinh nhân tạo, thụ tinh tự nhiên. Nói về đại thể, thụ tinh là quá trình hình thành tạo hợp tử từ các giao tử, và thụ tinh là khi hợp tử đã qua lần phân bào thứ nhất để phát triển.

Noãn sau khi thụ tinh sẽ thành các bộ phận của hạt là : vỏ noãn thành vỏ hạt, phần còn lại chứa chất dinh dưỡng cho hạt

Câu 2:

a,Cơ quan sinh sản của thông là nón đực và nón cái nằm trên cùng một cây.
+,  Nón đực: nhỏ, màu vàng mọc thành cụm ở đầu cành. Nón đực gồm:
-   Trục của nón nằm chính giữa.
-    Xung quanh trục là các nhị hình vảy. Mặt dưới mỗi nhị có túi phấn chứa đầy hạt phấn. Hạt phấn có hai túi khí ở hai bên.
+)  Nón cái: lớn hơn nón đực, cũng gồm trục giữa mang những vảy. Mỗi vảy là một lá noãn mang hai noãn. Trong noãn có nhiều noãn cầu. Thông sinh sản hằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.
Noãn được thụ tinh bằng cách truyền phấn nhờ gió. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn. (Thông chưa có hoa và quả).

b, 

Những điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại là : cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại (là tổ tiên của chúng). Cây trồng có các tính chất khác hắn và phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.

Do con người dùng những biện pháp khác nhau như lai giống... Con người chăm sóc cây, tạo những điều kiện thuận lợi (nước, phân...) cho cây trồng phát triển.

VD : Cây chuối khác cây chuối dại

Câu 3:

a)Đa dạng thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng. 
Được biểu hiện và thể hiện bằng: 
- Số lượng các loài và số lượng các cá thể của loài. 
- Sự đa dạng của môi trường sống. 

 Do con người khai thác bừa bãi các khu rừng để phục vụ nhu cầu trước mắt.

b) Cây xanh lấy khí CO2 để quang hợp tạo ra khí O2 và thoát hơi nước. Khí O2 giúp không khí trong lành, giảm khí CO2 giúp môi trường bớt ô nhiễm, hơi nước thoát ra làm mát không khí, cho sinh vật thêm sức sống. Ngoài ra một số loại cây có thể tiết ra chất tẩy trùng, diệt khuẩn. Lá cây cũng là vật bám bụi tốt, khi trời mưa, bụi ở lá theo nước cuốn xuống đất.

Câu 4:

  • Giống nhau giữa hạt cây Hai lá mầm (hạt đỗ đen) và cây Một lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.
  • Khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là:
    • Phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm.
    • Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nhũ.

Cau 5:

+ Trong nông nghiệp

Xác động vật và lá, cành cây rụng xuống được vi khuẩn ở trong đất phân hủy thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng để chế tạo thành chất hữu cơ nuôi sống sinh vật. 

+ Trong công nghiệp

Một số vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chứa cacbon. Những chất này vùi lấp xuống đất trong thời gian dài, không bị phân hủy tiếp tục nữa, tạo thành than đá hoặc dầu lửa.

1 tháng 5 2019

1) Đặc điểm cấu tạo:

- Là cây gỗ to, cao. Gồm hoa và nón. 

- Thuộc cây hạt trần, có cấu tạo phức tạp.

- chưa có hoa và quả.

-  Thân gỗ phân nhánh nhiều tạo thành tán cây.

-  Lá đa dạng.
-  Có mạch dẫn.

1 tháng 5 2019

2) Thực vật Hạt kín phát triển đa dạng phong phú vì chúng có những đặc điểm sau:

-    Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển hoàn thiện.

-    Cây Hạt kín phân bố rộng rãi trên Trái Đất là nhờ có quả và hạt. Quả và hạt của chúng rất đa dạng và các kiểu phát tán khác nhau: tự phát tán, phát tán nhờ gió, phát tán nhờ nước, phát tán nhờ người hoặc động vật.

-    Tính chất hạt kín là một ưu thế quan trọng của thực vật: giữ cho hạt khỏi bị tác hại bởi những điều kiện bất lợi của môi trường.

-    Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường sống khác nhau.

-     Ngành Hạt kín rất lớn: chiếm tới quá nửa tổng số các loài thực vật.

 Như thế thực vật Hạt kín phát triển da dạng phong phú nhất, phân bố rộng rãi nhất trên đất liền (một số loài mọc cả ở nước ngọt và nước mặn), giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra các chất hữu cơ mà các sinh vật khác tiêu thụ.  

Đây là môn sinh học nhaCâu 1) Thụ phấn là gì?a. là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.b. Là hịên tượng hạt phấn tiếp xúc với vòi nhụy.c. Là hịên tượng hạt phấn tiếp xúc với bầu nhụy.d. Chỉ có câu a đúng .Câu 2) Hoa giao phấn là hoa?a. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa đó.b. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa khác .c. Hoa có hạt phấn rơi vào hoa đó và hoa...
Đọc tiếp

Đây là môn sinh học nha

Câu 1) Thụ phấn là gì?
a. là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
b. Là hịên tượng hạt phấn tiếp xúc với vòi nhụy.
c. Là hịên tượng hạt phấn tiếp xúc với bầu nhụy.
d. Chỉ có câu a đúng .
Câu 2) Hoa giao phấn là hoa?
a. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa đó.
b. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa khác .
c. Hoa có hạt phấn rơi vào hoa đó và hoa khác.
d. Câu b và c sai, câu a đúng.
Câu 3) Thụ tinh là hiện tượng?
a. Tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp tế bào sinh dục cái của noãn.
b. Tế bào hạt phấn tiếp xúc với noãn.
c. Hạt phấn rơi vào đầu nhụy .
d. Cả a,b c đều sai.
Câu 4) Sau khi thụ tinh noãn biến đổi thành?
a. Quả .
b. Hoa.
c. Hạt.
d. Quả và hạt.
Câu 5) Trong những nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn bộ quả thịt ?
a. quả mít, quả cam, quả bưởi.
b. Quả dừa, quả đậu xanh, quả cam.
c. Quả xoài, quả cải, quả dưa.
d. Quả chi chi, quả táo ta, quả chanh.
Câu 6) Trong những nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn bộ quả phát tán tự phát
tán?
a. Quả cải, quả chò, quả chi chi.
b. Quả chanh, quả chò, quả trâm bầu.
c. Quả cam, quả chò, quả chi chi.
d. Quả cải, quả đậu bắp, quả thông.
Câu 7) Tảo là thực vật bật thấp vì?
a. cơ thể có cấu tạo đơn bào .
b. sống ở nước.
c. Có chất dịp lục.
d. Chưa có rễ, thân, lá thật sự.
Câu 8 thế nào là hoa đơn tính ?
a. Hoa thiếu tràng.

b. Hoa thiếu bao hoa.
c. Thiếu nhị hoặc nhụy.
d. Hoa thiếu nhị và nhụy.
Câu 9. Trong các nhóm cây sau đây nhóm cây nào là cây có rễ chùm?
a. Cây me ,cây mít , cây xoài ,cây nhãn.
b. Cây tre ,cây dừa ,cây lúa ,cây hành.
c. Cây cải ,cây mận ,cây bưởi ,cây hồng xiêm.
Câu 10. Nhóm cây nào đều là cây có rễ thỡ?
a. Cây me ,cây hành ,cây cam .
b. Cây mắm ,cây bần ,cây bụt mọc ,cây đước.
c. Cây trầu không ,cây mì ,cây cà rốt.
d. Cả a và c.
Câu 11. Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào toàn những thân cây mọng nước?
a. Cây xương rồng ,cây cành giao, cây thuốc bỏng.
b. Cây mít ,cây nhãn, cây sống đời.
c. Cây già ,cây trường sinh lá tròn,cây táo.
d. Cây nhãn , cây cải ,cây su hào.
Câu 12. Trong những nhóm cây sau đây,những nhóm cây nào gồm toàn cây một năm?
a. Cây xoài ,cây bưởi, cây đậu,cây lạc.
b. Cây lúa ,cây ngô , cây hành ,cây bí xanh.
c. Cây táo ,cây mít, cây đậu xanh, cây đào lộn hột.
d. Cây su hào, cây cải, cây cà chua, cây dưa chuột.
e. Cả b và d
Câu 13. Người ta thường sử dụng ròng đễ làm cột nhà, trụ cầu là vì :
a. Ròng là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài gồm những tế bào mạch gỗ sống.
b. Dác cứng và có đủ độ bền đễ làm các vật liệu trên.
c. Ròng là lớp gỗ màu nâu sẫm,rắn chắc hơn dác,nằm phía trong,gồm những tế bào
chết ,vách dày có chức năng nâng đỡ cây.
d. Cả a và b.
Câu 14. Cây hô hấp vào lúc nào?
a. ban ngày.
b. Ban đêm.
c. Cà ngày lẫn đêm.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Thân cây dừa, cây cau, cây cọ là thân cột.
b. Thân cây mít, cây nhãn, cây bưởi là thân leo.
c. Thân cây lúa, cay rau dền, cây cải, cây rau húng là thân leo
d. Thân cây me, cây xoài, cây ổi là thân bò.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng
a. Những cây thân dài ra nhanh là: mồng tươi, mướp, bí,đậu ván
b. Củ khoai lang là do những cành gần gốc bị vùi xuống đất, phát triển thành củ.

c. Củ khoai tây do những rễ bên của dây khoai tây đâm xuống đất, lúc đầu nhỏ sau
to dần do tích luỹ tinh bột mà thành.
d. Cây chuối mọc trên mặt đất chỉ là thân giả gồm những bẹ lá tạo thành. Thân cây
thật là thân ngầm mọc dưới đất.
Câu 17. Nhóm cây nào đều là cây có lá kép?
a. Cây hoa hồng ,cây me ,cây dừa ,cây xấu hổ ,cây dâu da xoan.
b. Cây mồng tơi , cây lá lốt ,cây dừa cạn ,cây rau cải.
c. Cây mít ,cây ổi ,cây xoài,cây rau húng ,cây rau má .
d. Cả b và c.
Câu 18. Tại sao sự thoát hơi nước qua lỗ khí ở lá có ý nghĩa quan trọng đối với đời
sống của cây?
a. Tạo ra sức hút giúp nước và muối khoáng vận chuyễn được từ rễ lên lá và giúp
cây không bị đốt cháy dưới ánh nắng mặt trời.
b. Thoát hơi nước sinh ra do hô hấp của cây.
c. Làm cho không khí dược ẩm .
d. Cả 3 câu điều sai.
Câu 19. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì?
a. Cây mới được mọc lên từ hạt.
b. Cây mới được tạo thành từ thân ở cây có hoa.
c. Cây mới được tạo thành từ một mô hoặc một tế bào.
d. Cây mới được tạo thành từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ( rễ, thân,lá)ở cây
mẹ.
Câu 20. Hình thức nào không phải là sinh sản sinh dưỡng do người ?
a. Cây mới được tạo thành từ một đoạn thân cấm xuống đất ẩm.
b. Cây mới được tạo ra từ chồi của cây này ghép lên một cây khác.
c. Cây mới tự mọc lên từ thân bò ,thân củ ,rễ củ hoặc lá.
d. Cây mới được tạo thành từ cành chiết.

AI nhanh và đúng nhất mik tick 3 cái

1
6 tháng 5 2021

Câu 1:  a. là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

.           d. Chỉ có câu a đúng .

Câu 2:  c. Hoa có hạt phấn rơi vào hoa đó và hoa khác

 Câu 3:  a. Tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp tế bào sinh dục cái  của noãn.

Câu 4: c. Hạt.

 

Câu 1. Trình bày cấu tạo và chức năng các bộ phận của hoa. Căn cứ vào đặc điểm nào củahoa để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Con hãy cho biết những loại hoa sau đây,hoa nào là hoa đơn tính, hoa nào là hoa lưỡng tính: Hoa hồng, hoa ly, hoa bưởi, hoa mướp,hoa dưa chuột, hoa cúc vàng.Câu 2. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh. Kể tên 2 loại hoa thụ phấn nhờ gió, 2 loạihoa...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày cấu tạo và chức năng các bộ phận của hoa. Căn cứ vào đặc điểm nào của
hoa để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Con hãy cho biết những loại hoa sau đây,
hoa nào là hoa đơn tính, hoa nào là hoa lưỡng tính: Hoa hồng, hoa ly, hoa bưởi, hoa mướp,
hoa dưa chuột, hoa cúc vàng.
Câu 2. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh. Kể tên 2 loại hoa thụ phấn nhờ gió, 2 loại
hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. Tìm những đặc điểm của hoa phù hợp với lối thụ phấn nhờ gió
hoặc nhờ sâu bọ đó.
Câu 3. Quả và hạt do bô phận nào của hoa tạo thành. Con hãy kể tên 2 loại quả đã được
hình thành vẫn còn giữ lại 1 bô phận của hoa.
Câu 4. Trình bày đặc điểm 4 loại quả: Quả mọng, quả hạch, quả khô, quả khô nẻ. Con hãy
sắp xếp những loại quả sau đây vào 4 nhóm sau: quả cam, quả bơ, quả chanh, quả đậu Hà
Lan, quả đỗ đen, quả cà chua, quả xoài, quả mận, cải.
Câu 5. Kể tên các bộ phận của hạt? Vì sao người ta chỉ giữ lại những hạt to, chắc, mảy
không sứt sẹo và không bị sâu bệnh làm giống
Câu 6. Quả và hạt phát tán nhờ gió, nhờ động vật và tự phát tán thường có đặc điểm gì để
phù hợp với những cách phát tán đó.
Câu 7. Hạt muốn nảy mầm cần phải có những điều kiện gì? Con hãy đưa ra ít nhất 2 biện
pháp bảo quản hạt giống.

Đây là bài sinh học 6 nha, ai nhanh và đúng nhất mik tick 3 cái

1
5 tháng 3 2020

Câu 1 : Chức năng các bộ phận của hoa                                                                                                                                                           - Đài và tràng hoa giúp bảo vệ nhị và nhụy                                                                                                                                                         - Tràng hoa gồm nhiều cách hoa co màu sắc khác nhau tùy loại                                                                                                                       - Nhị có nhiều hạt pấn mang thé bào sinh dục đực                                                                                                                                             - Nhụy có bầu chứa noãn mang thế bào sinh dục cái                                                                                                                                         - Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa                                                                                                                                           Câu 2 : Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió                                                                                                                                                       - Hoa có màu sắc rặc rỡ , hương thơm mật ngọt                                                                                                                                               - Bao hoa thường có hình ống                                                                                                                                                                             - Hạt phán to và có gai                                                                                                                                                                                         - Đầu nhụy có chất                                                                                                                                                                                                Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió                                                                                                                                                                          - Hoa mai ở vị trí trên ngọn cây                                                                                                                                                                           - Chỉ nhị dài bao phấn treo lủng lẳng                                                                                                                                                                   - Hạt phấn nhiều,nhỏ,nhẹ                                                                                                                                                                                   - Đầu nhụy hoặc nhụy có nhiều lông                                                                                                                                                                   Câu  5 : Cac bộ phận của hạt gồm ; vôi,phôi và chất dinh dưỡng dự trữ                                                                                                           Câu 6 :   Phát tán nhờ gió : quả hạt có cách, có túm lông, nhẹ                                                                                                                                         Phát tán nhờ đâng vật : quả có hương thơm , vị ngọt , hạt có vỏ cứng                                                                                               Câu 7 : Muốn hạt nảy mầm cần :                                                                                                                                                                         - Hạt có chất lượng tốt                                                                                                                                                                                         - Điều kiện bên ngoài : đủ nưoớc , đủ ko khí , nhiệt độ thk hợp           

Đây là môn sinh học 6 nhaCâu 1) Thụ phấn là gì?a. là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.b. Là hịên tượng hạt phấn tiếp xúc với vòi nhụy.c. Là hịên tượng hạt phấn tiếp xúc với bầu nhụy.d. Chỉ có câu a đúng .Câu 2) Hoa giao phấn là hoa?a. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa đó.b. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa khác .c. Hoa có hạt phấn rơi vào hoa đó và...
Đọc tiếp

Đây là môn sinh học 6 nha

Câu 1) Thụ phấn là gì?
a. là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
b. Là hịên tượng hạt phấn tiếp xúc với vòi nhụy.
c. Là hịên tượng hạt phấn tiếp xúc với bầu nhụy.
d. Chỉ có câu a đúng .
Câu 2) Hoa giao phấn là hoa?
a. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa đó.
b. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa khác .
c. Hoa có hạt phấn rơi vào hoa đó và hoa khác.
d. Câu b và c sai, câu a đúng.
Câu 3) Thụ tinh là hiện tượng?
a. Tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp tế bào sinh dục cái của noãn.
b. Tế bào hạt phấn tiếp xúc với noãn.
c. Hạt phấn rơi vào đầu nhụy .
d. Cả a,b c đều sai.
Câu 4) Sau khi thụ tinh noãn biến đổi thành?
a. Quả .
b. Hoa.
c. Hạt.
d. Quả và hạt.
Câu 5) Trong những nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn bộ quả thịt ?
a. quả mít, quả cam, quả bưởi.
b. Quả dừa, quả đậu xanh, quả cam.
c. Quả xoài, quả cải, quả dưa.
d. Quả chi chi, quả táo ta, quả chanh.
Câu 6) Trong những nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn bộ quả phát tán tự phát
tán?
a. Quả cải, quả chò, quả chi chi.
b. Quả chanh, quả chò, quả trâm bầu.
c. Quả cam, quả chò, quả chi chi.
d. Quả cải, quả đậu bắp, quả thông.
Câu 7) Tảo là thực vật bật thấp vì?
a. cơ thể có cấu tạo đơn bào .
b. sống ở nước.
c. Có chất dịp lục.
d. Chưa có rễ, thân, lá thật sự.
Câu 8 thế nào là hoa đơn tính ?
a. Hoa thiếu tràng.

b. Hoa thiếu bao hoa.
c. Thiếu nhị hoặc nhụy.
d. Hoa thiếu nhị và nhụy.
Câu 9. Trong các nhóm cây sau đây nhóm cây nào là cây có rễ chùm?
a. Cây me ,cây mít , cây xoài ,cây nhãn.
b. Cây tre ,cây dừa ,cây lúa ,cây hành.
c. Cây cải ,cây mận ,cây bưởi ,cây hồng xiêm.
Câu 10. Nhóm cây nào đều là cây có rễ thỡ?
a. Cây me ,cây hành ,cây cam .
b. Cây mắm ,cây bần ,cây bụt mọc ,cây đước.
c. Cây trầu không ,cây mì ,cây cà rốt.
d. Cả a và c.
Câu 11. Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào toàn những thân cây mọng nước?
a. Cây xương rồng ,cây cành giao, cây thuốc bỏng.
b. Cây mít ,cây nhãn, cây sống đời.
c. Cây già ,cây trường sinh lá tròn,cây táo.
d. Cây nhãn , cây cải ,cây su hào.
Câu 12. Trong những nhóm cây sau đây,những nhóm cây nào gồm toàn cây một năm?
a. Cây xoài ,cây bưởi, cây đậu,cây lạc.
b. Cây lúa ,cây ngô , cây hành ,cây bí xanh.
c. Cây táo ,cây mít, cây đậu xanh, cây đào lộn hột.
d. Cây su hào, cây cải, cây cà chua, cây dưa chuột.
e. Cả b và d
Câu 13. Người ta thường sử dụng ròng đễ làm cột nhà, trụ cầu là vì :
a. Ròng là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài gồm những tế bào mạch gỗ sống.
b. Dác cứng và có đủ độ bền đễ làm các vật liệu trên.
c. Ròng là lớp gỗ màu nâu sẫm,rắn chắc hơn dác,nằm phía trong,gồm những tế bào
chết ,vách dày có chức năng nâng đỡ cây.
d. Cả a và b.
Câu 14. Cây hô hấp vào lúc nào?
a. ban ngày.
b. Ban đêm.
c. Cà ngày lẫn đêm.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Thân cây dừa, cây cau, cây cọ là thân cột.
b. Thân cây mít, cây nhãn, cây bưởi là thân leo.
c. Thân cây lúa, cay rau dền, cây cải, cây rau húng là thân leo
d. Thân cây me, cây xoài, cây ổi là thân bò.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng
a. Những cây thân dài ra nhanh là: mồng tươi, mướp, bí,đậu ván
b. Củ khoai lang là do những cành gần gốc bị vùi xuống đất, phát triển thành củ.

c. Củ khoai tây do những rễ bên của dây khoai tây đâm xuống đất, lúc đầu nhỏ sau
to dần do tích luỹ tinh bột mà thành.
d. Cây chuối mọc trên mặt đất chỉ là thân giả gồm những bẹ lá tạo thành. Thân cây
thật là thân ngầm mọc dưới đất.
Câu 17. Nhóm cây nào đều là cây có lá kép?
a. Cây hoa hồng ,cây me ,cây dừa ,cây xấu hổ ,cây dâu da xoan.
b. Cây mồng tơi , cây lá lốt ,cây dừa cạn ,cây rau cải.
c. Cây mít ,cây ổi ,cây xoài,cây rau húng ,cây rau má .
d. Cả b và c.
Câu 18. Tại sao sự thoát hơi nước qua lỗ khí ở lá có ý nghĩa quan trọng đối với đời
sống của cây?
a. Tạo ra sức hút giúp nước và muối khoáng vận chuyễn được từ rễ lên lá và giúp
cây không bị đốt cháy dưới ánh nắng mặt trời.
b. Thoát hơi nước sinh ra do hô hấp của cây.
c. Làm cho không khí dược ẩm .
d. Cả 3 câu điều sai.
Câu 19. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì?
a. Cây mới được mọc lên từ hạt.
b. Cây mới được tạo thành từ thân ở cây có hoa.
c. Cây mới được tạo thành từ một mô hoặc một tế bào.
d. Cây mới được tạo thành từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ( rễ, thân,lá)ở cây
mẹ.
Câu 20. Hình thức nào không phải là sinh sản sinh dưỡng do người ?
a. Cây mới được tạo thành từ một đoạn thân cấm xuống đất ẩm.
b. Cây mới được tạo ra từ chồi của cây này ghép lên một cây khác.
c. Cây mới tự mọc lên từ thân bò ,thân củ ,rễ củ hoặc lá.
d. Cây mới được tạo thành từ cành chiết.

ai nhanh và đúng nhất mik tick 3 cái

2
18 tháng 3 2020

1 - A     2 - B      3 - A                   4 -  C             5 -  A     6 - A

18 tháng 3 2020

à mà thôi, bt làm rồi, mà bn nào mà trả lời câu hỏi thì mik vẫn sẽ k nha,  mik viết ở trên kia là k 3 cái nên mik vẫn sẽ k nhé

24 tháng 5 2020

Câu 5

Đặc điểm chung 

a. Cơ quan sinh dưỡng

  • Cơ quan sinh dưỡng
    • Rễ: rễ cọc hoặc rễ chùm
    • Thân: gỗ, cỏ kích thước lớn, nhỏ hay trung bình, có mạch dẫn hoàn thiện
    • Lá: đơn, kép có gân song song, mạng

b. Cơ quan sinh sản

  • Cơ quan sinh sản có hoa, quả, hạt
  • Hạt nằm trong quả là một ưu thế của các cây Hạt kín
  • Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau
  • Môi trường sống đa dạng

=> Đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả.

Câu 6

  • Giống nhau: chúng đều là những thực vật bậc thấp
  • Khác nhau:
    • Tảo: cơ thể có dạng đơn bào hoặc đa bào; nhưng rêu chỉ có dạng đa bào
    • Tảo: cơ thể chưa phân hóa thành rễ, thân, lá; Nhưng ở rêu cơ thể đã phân hóa thành thân, lá cấu tạo đơn giản và có rễ giả

Câu 7 

 Đặc điểm phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm

  • Hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu ở số lá mầm của phôi
  • Ngoài ra còn một vài dấu hiệu phân biệt khác như kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân,…

Câu 8

  • Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại.
  • Bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp: Ngành – Lớp – Bộ - Họ  - Chi – Loài

 Loài

Trong sinh học, loài là một bậc phân loại cơ bản. Loài là một nhóm các cá thể sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối với nhau và sinh sản ra thế hệ tương lai. Còn theo định nghĩa của Ernst Mayr, loài là nhóm các quần thể tự nhiên có khả năng giao phối với nhau và tương đối cách ly sinh sản với các nhóm khác. Trong nhiều trường hợp chính xác, loài được định nghĩa là nhóm cá thể có bộ nhiễm sắc thể giống nhau nhất định. Sự thích nghi các đặc điểm địa phương và phân cách địa lý đã làm cho loài có nhiều đặc điểm được chia nhỏ hơn tới phân loài (hay loài phụ).

25 tháng 5 2020

Mik cảm ơn bn @Nguyễn Hải Nam nha ~ Mik k cho bn òi ó UwU

# Linh Nguyễn

22 tháng 5 2020

câu 4: điều kiện cần là không khí,nhiệt độ,nước,chất dinh dưỡng từ đất,... ---

22 tháng 5 2020

Câu 1 

Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió

  • Hoa tập trung ở ngọn cây
  • Bao hoa thường tiêu giảm
  • Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
  • Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ
  • Đầu hoặc vòi nhụy dài, nhiều lông

Ví dụ: Hoa thụ phấn nhờ gió: cỏ, lúa, ngô,…
- Lợi ích của việc nuôi ong

  • Ong lấy phấn hoa: làm cho hạt phấn dính vào nhụy được nhiều hơn và hiệu quả thụ phân cao hơn sẽ cho ra nhiều quả hơn.
  • Ong lấy được nhiều phấn hoa, mật hoa sẽ tạo ra nhiều mật hơn.

Câu 2 

  • Có các cách phát tán quả và hạt:
    • Tự phát tán
    • Phát tán nhờ gió
    • Phát tán nhờ nước
    • Phát tán nhờ động vật
    • Phát tán nhờ con người

Ví dụ quả bóng nước, quả đỗ xanh, quá nổ, quả chò,....

Câu 3 Người ta phải thu hoạch đậu đỏ trước khi chín khô là vì: Nếu để quả đậu đỏ chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.

Câu 4

  • Để tăng khả năng nảy mầm, khi gieo hạt cần:
    • Gieo hạt bị mưa to ngập úng => tháo nước để thoáng khí
    • Làm đất tơi, xốp => đủ không khí cho hạt nảy mầm tốt
    • Phủ rơm khi trời rét => giữ nhiệt độ thích hợp
    • Phải bảo quản tốt hạt giống =>  vì hạt đủ phôi mới nảy mầm được
    • Gieo hạt đúng thời vụ => hạt gặp được những điều kiện thời tiết phù hợp nhất...

Học tốt 

29 tháng 10 2018

1) chịu

2) tạo thêm nhiều chồi nách

3)đặc điểm của cơ thể sống là có thể lớn lên, lấy thức ăn, sinh sản và có thể trao đổi chất với môt trường. 

VD:vật không sống: hòn đá, cái bút, cái bàn,..

      vật sống: cây đậu, con gà,..

4) 4 loại rễ biến dạng là: 

+ Rễ củ: có chức năng dự trữ chất hữu cơ cho cây khi ra hoa tạo quả.

+ Rễ móc:có chức năng móc vào trụ bám giúp cây leo lên

+ Rễ thở: có chức năng lấy không khí cho cây hô hấp.

+ Rễ giác mút:có chức năng lấy chất hữu  cơ cho cây.

THANKS

4 bí kíp giúp bạn ‘ăn điểm’ trong bài thi trắc nghiệm tiếng Anh.1. Tận dụng tối đa thời gianVới bài thi trắc nghiệm, bạn không  có nhiều thời gian để làm bài. Vì vậy  hãy quản lý quỹ thời gian của mình một cách chặt chẽ. Trước hết, bạn hãy đọc qua đề một lần và tới câu nào bạn chắc chắn đúng thì hãy khoanh ngay vào bài. Sau khi hoàn thành xong phần chắc chắn đúng, bắt đầu...
Đọc tiếp

4 bí kíp giúp bạn ‘ăn điểm’ trong bài thi trắc nghiệm tiếng Anh.

1. Tận dụng tối đa thời gian

Với bài thi trắc nghiệm, bạn không  có nhiều thời gian để làm bài. Vì vậy  hãy quản lý quỹ thời gian của mình một cách chặt chẽ. Trước hết, bạn hãy đọc qua đề một lần và tới câu nào bạn chắc chắn đúng thì hãy khoanh ngay vào bài. Sau khi hoàn thành xong phần chắc chắn đúng, bắt đầu tập trung vào những câu còn lại. Hãy nhớ, đừng bao giờ dành nhiều thời gian cho 1 câu hỏi, nếu câu nào bạn rất không chắc chắn thì khoanh ngẫu nhiên. Một lưu ý rất quan trọng nữa là bạn không bỏ sót bất kì câu hỏi nào.

2. Cách xử lý những câu không chắc chắn

Khi gặp câu hoàn toàn không hiểu gì, bạn hãy thiên về đáp án ít gặp nhất. Vì xác suất đúng trong trường hợp này cao hơn.

Trong các đáp án nếu thấy đáp án nào đó khác biệt với các đáp án còn lại thì bỏ đi. Thông thường những lựa chọn này đúng khoảng 50%. Sau đó hãy xét tới các trường hợp còn lại.

3. Chiến thuật làm bài cho phần đọc hiểu

Hãy dành khoảng 2 phút đọc từ đầu tới cuối để hiểu qua nội dung, không dừng lại khi gặp từ mới để suy nghĩ. Điều quan trọng nhất là cần nắm được: chủ đề bài này là gì, mỗi đoạn nói về điều gì? Thời gian của các sự kiện trong bài là quá khứ hay hiện tại.

Tiếp đó, bạn cần đọc kỹ từng câu hỏi và xem kỹ đáp án. Với mỗi câu hỏi hãy xem thông tin bạn cần tìm là ở đâu trong bài đọc. Sau đó hãy kiểm tra lại và xử lý câu khó.

4. Lưu ý dạng bài tìm lỗi

Các dạng bài tìm lỗi phổ biến: lỗi chọn từ (nghĩa của từ, từ loại), lỗi liên quan tới thời của động từ, lỗi thành ngữ, lỗi mệnh đề và dạng câu. Với câu tìm lỗi bạn cần đọc cả câu để nắm rõ nghĩa cần truyền đạt, thời và cấu trúc câu. Dựng câu đúng trên cơ sở đã phân tích, so sánh cụm từ gạch dưới với câu đúng mà mình vừa dựng được rồi xác định lỗi dựa trên  nhóm lỗi đã học.

Trên đây là một vài bí kíp nhỏ, hi vọng sẽ hữu ích cho bạn trong kỳ thi sắp tới. Chúc bạn thành công!

5
5 tháng 2 2018

Cảm ơn bạn nha ! Mình chuẩn bị thi rồi ! Nhờ bạn mà mình tự tin hơn cảm ơn bạn nhiều nhé !, em là sky dễ thương !!!

Chúc bạn học giỏi ! > < 

Tặng bạn số ảnh này !

                 

Bye , kết bạn nhé !!!!!!!!!!!!!!!!

3 tháng 1 2018

cám ơn bạn nhiều nha, chúc bn thi tốt