Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đề thì bn tự làm đi mới công bằng ai đi tham khảo
nói rõ ra copy đi
tự nghĩ đi bn, mk nghĩ mn ở đây nếu ko copy mạng thì cũng ko ai rảnh vt tuwfd dầu đến cuối đâu
Khi bạn thất bại thì đó chính là niềm tin và nguồn động lực cho bạn đứng dậy để bước đi. Trong cuộc sống cũng như xã hội bây giờ chưa có cái gì gọi là hoàn hảo cả, may mắn sẽ đến khi bạn cố gắng còn nếu bạn chưa cố gắng và có quyết tâm về nó thì bạn sẽ thua. Con người sẽ có lúc phải dừng chân tại một địa điểm thích hợp. Bản thân của chúng ta không được quyền lựa chọn bất kì thứ gì , khi cuộc chơi bắt đầu kể cả khi bạn khóc sẽ không ai lau nước mắt hộ bạn mà chính bản thân bạn phải tự an ủi và vượt qua nó. Tôi chỉ muốn nói một điều rằng " Cuộc sống là phải đánh đổi mọi thứ và bạn đừng bao giờ bỏ cuộc chắc chắn trong 10 người thì sẽ có 1 người chiến thắng "
Cuiọc sống không như ai mong muốn cả chẳng có ai may mắn suốt đời cả mà chính chúng ta chưa cảm nhận được nó.Chúng ta không được lựa chon thứ gì mà không phụ thuộc về mình.Chúng ta hãy sống vì bản thân vì mọi thứ hãy sẵn sàng cho cuộc trò chơi bắt đâu.Dù cho ai ns gì thì bạn vẫn là chính bạn thôi.Hãy học caCHS ĐÓ NHÉ BẠN.Cuộc đời sẽ cho ta rất nhiều cơ hội để thay dổi trở thàn một con người mới khắc hẳn như xưa.Bạn hãy mạnh mẽ lên đứng để nguwòi khác chà đạp lên bản thân mình như vậy bạn sẽ ko làm chủ đc bản thân bn sẽ suy yếu .HÃY MẠNH MẼ LÊN NẾU BẠN CẦN!!!!!!!!!
ca dao: muốn sang thì bắc cầu kiều
muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
tục ngữ:không thầy đố mày làm nên
theo mik chon câu tục ngữ trên thì phù hợp vs nội dung MB của bn hơn
Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu thế kỷ XX. Một trong số những tác phẩm ông để lại, Sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả, nó được coi như một trong những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán sau này. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn xa hoa của lũ quan lại. Viết Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn đã mạnh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.
Người đọc không thể tưởng tượng được trong tình thế nan nguy của tính mạng hàng ngàn người dân mà quan phụ mẫu vẫn điềm nhiên đánh bạc và hưởng lạc. Trong khi "sức người khó lòng địch nổi sức trời" thì bọn nha lại tay chân chỉ mải lo hầu bài quan.
Bản chất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi "điếu mày", tiếng "dạ", tiếng "bốc", "Bát sách! Ăn", "Thất văn... phỗng"... Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. "Nước sông dầu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận lương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai "đê vỡ rồi thời ông cách cổ *********". Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: "Thầy bốc quân gì thế?". Ván bài "ù to". Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"...
Với việc sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện gay gắt; với giọng văn khi thiết tha xúc động, khi cay độc, mỉa mai,... Phạm Duy Tốn đã trực tiếp bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc của mình trước thảm cảnh của dân chúng và lòng căm uất phẫn nộ bọn quan lại phong kiến.
Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), nguyên quán làngPhượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội),ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là Sống chết mặc bay.
Câu 1: Trong truyện " Cuộc chia tay của những con búp bê ", bạn hãy giải thích tại sao khi Thành dắt tay Thủy ra khỏi trường lại " kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật "
Trả lời:
- Đây là tình huống có tính chất đối lập tương phản giữa ngoại cảnh và nội tâm con người.
+ Ngoại cảnh tất cả vẫn rất bình thường, mọi người vẫn tuôn theo nhịp sống đều đặn cảnh vật thậm chí còn rất đẹp “nắng vẫn vàng ươm”.
+ Nội tâm của hai anh em đang phải chịu đựng sự mất mát quá lớn: sự đổ vỡ của gia đình, cõi lòng tan nát.
- Tăng thêm sự bơ vơ, lạc lọng, cô đơn của hai tâm hồn trẻ thơ, nỗi đau không người chia sẽ, chỉ mình hai anh em chịu đựng.
Mình bổ sung nhé:
Câu 2:
Bạn có suy nghĩ gì về tình cảm của những người thân sống trong gia đình mình
Trả lời:
“Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ gìn giữ, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên trong sáng ấy”.
- họ cười tôi vì tôi khác họ , tôi cười họ vì họ quá giống nhau
- muốn thành công phải trải qua nhiều thất bại trên con đường dại mới khôn
..... ..... ......
~ hok tốt ~
Bạn tham khảo nhé :
Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy vẫn được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.
Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.
Chúc bạn học tốt !
mk thích thì mk tích thui chứ đừng đòi mk tk nhé
nek k mình đc hem