K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2016
Các kĩ năngCác thao tácThời gian
Hà hơi thổi ngạt

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.

- Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay.

- Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng.

- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp.

- Thực hiện liên tục như vậy với 12-20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường
Ấn lòng ngực

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê cao bằng một gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.

- Cầm nơi hai cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho không khí trong phổi bị ép ra ngoài (khoảng 200ml), sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.

- Thực hiện liên tục từ 12-20 lần/phút cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường.

 

2 tháng 6 2020

Nguyên nhân: Lượng CO2 và các khí thải trong bầu khí quyển ngày càng cao

Hậu quả:

- Băng tan ở 2 cực, gây ngập lụt

- Thiên tai bất thường

- Nước biển dâng cao

- Nắng nóng thất thường

=> Ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của con người, các đ.v khác

Giải pháp:

- Hạn chế sử dụng than đá, dầu mỏ,....

- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng các tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và sinh hoạt.

- Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố không thể thiếu cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

- Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng

16 tháng 5 2019

Môn sinh mà sao lại gửi địa?

19 tháng 10 2016

ai trò của hình thức sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp là rất quan trọng. Ví dụ, hình thức sinh sản này cho phép duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người, nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn, tạo được các giống cây trồng sạch bệnh, như giống khoai tây sạch bệnh, phục chế được các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá nhờ nuôi cây mô và tế bào thực vật, giá thành thấp hiệu quả kinh tế cao

7 tháng 11 2017

1) vai trò của sinh sản vô tính trong thực tiễn là :

+ giâm cành , chiết cành , ghép mặt giúp cây trồng màu cho thu hoạch , nag cao chất lượng sản phẩm

+nhân giống vô tính trong ống nghiệm có thể sản xuất rất nhiều cây giống

6 tháng 12 2016
dấu hiệu phân biệtđúng hay sai
hiện tượng người trưởng....đúng
cá trắm trong ao thiếu chăm sóc...sai
hạt đậu nảy mầm thành cây con...sai
cây ngô ra hoa gọi là phát triểnđúng

 

8 tháng 9 2017

đúng

sai

sai

đúng

12 tháng 5 2020
Tên tài nguyên Vai trò Thực trạng Biện pháp sử dụng hợp lý
Tài nguyên đất Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, boa gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước ( hồ, sông, suối, đầm lầy,...).

- Trong 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì ở đồng bằng có khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng (năm 2005).

-Diện tích đất đai bị thoái hóa vẫn còn rất lớn. Hiện nay khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa thoái hóa (chiếm 28% diện tích đất đai).

- Đối với vùng đồi núi:

+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.

+ Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp.

+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư.

- Đối với vùng đồng bằng:

+ Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, gây nhiễm mặn, nhiễm phèn.

+ Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.

Tài nguyên nước – Nước cung cấp vào hoạt động sản xuất đảm bảo an ninh lương thực cho xã hội: Nước tưới tiêu, nước làm ruộng…
– Nước giúp cho mọi sinh hoạt của con người như tắm, giặt, rửa, nấu, nướng… đảm bảo được chất lượng cuộc sống của mỗi con người và sức khỏe cho cộng đồng.
– Nước tạo ra năng lượng điện để cung cấp cho hoạt động của nền kinh tế thông qua việc sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy của các con sông làm quay các tuốc bin nước và máy phát điện, đây là nguồn năng lượng sạch và chiếm 20% lượng điện của thế giới, đồng thời hạn chế được giá thành nhiên liệu và chi phí nhân công.
– Nước tham gia phần lớn vào việc sản xuất ra các sản phẩm để trao đổi, mua bán trên thị trường.
– Nước có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường….

Tại các khu công nghiệp hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn nước thải rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn nước.

Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt được vứt lung tung, ngổn ngang làm tắc đường cống, nước không thoát được, nên cứ mỗi trận mưa đến ngừời ta lại phải đi thông cống để thoát nước. Những con sông nhuệ, sông tô lịch đen kịt, bốc mùi hôi vì rác thải.

Ở nông thôn do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, cơ sở lạc hậu, các chất thải sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các mạch nước ngầm, nếu sử dụng nước ngầm không xử lý sẽ có khả năng mắc các bệnh do nước gây ra.

- Đối với các cơ quan nhà nước: Tiếp tục xây dựng các công trình tích nước, hệ thống thủy lợi; sớm thực hiện hoàn chỉnh “Quy hoạch phân vùng khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải” nhằm kiểm soát số lượng và chất lượng nguồn nước trong khu vực; xây dựng và triển khai quản lý tổng hợp tài nguyên nước; hoàn thiện đội ngũ đồng thời nâng cao năng lực cán bộ để thực hiện tốt vai trò quản lý tài nguyên nước; thực hiện công tác quan trắc tài nguyên nước để theo dõi diễn biến về số lượng, chất lượng nguồn nước khuyến nghị đến các tổ chức, cá nhân; đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước.

- Các tổ chức, cá nhân nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước, cùng với cơ quan nhà nước thực hiện quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước khan hiếm của tỉnh.

Tài nguyên rừng
  • Cung cấp oxy cho con người và động vật, giúp điều hòa khí hậu.
  • Là môi trường sinh sống và trú ẩn của nhiều loài động thực vật.
  • Nguồn cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất.
  • Chống xói mòn đất, cản sức gió và ngăn cản tốc độ chảy của dòng nước.
  • Phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái.
  • Là môi trường cho nhưng nghiên cứu khoa học và hoạt động thám hiểm.

Thực trạng nạn chặt phá rừng ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ trong hơn 5 năm từ 2012 – 2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật mất chiếm 11%, 89% còn lại là do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt.

Tính đến tháng 09/2017, diện tích rừng bị chặt phá là 155,68 ha và 5364,85 ha diện tích rừng bị cháy.

Thực tế, diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam đang ngày càng suy giảm nhanh với tốc độ chóng mặt. Nhất là độ che phủ rừng ở khu vực miền Trung. Độ che phủ rừng ở nước ta hiện còn chưa đến 40%, diện tích rừng nguyên sinh còn khoảng 10%.

  • Không chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi.
  • Lên án, tố cáo hành vi, người có ý định khai thác, chặt phá rừng trái phép.
  • Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện chủ trương bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
  • Không xả ra bừa bãi.
Tài nguyên khoáng sản Trữ lượng tài nguyên khoáng sản có ảnh hưởng lớn đến tiềm năng kinh tế của một đất nước. Một số công dụng của khoáng sản như làm vật liệu xây dựng, máy bay, xe máy (nhôm, sắt),
làm dây điện và các thiết bị điện, các phương tiện thông tin (đồng), làm ắc quy, sơn, hợp kim, chất phụ gia cho nhiên liệu (chì), kỹ thuật chụp ảnh, hợp kim để hàn, tiền, kỹ thuật chữa răng, trang sức (bạc). Ngoài ra khoáng sản còn giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.

Việc khai thác khoáng sản luôn có tác động đến môi trường nhất định. Vì vậy, để hạn chế ảnh hưởng ở mức thấp nhất, các tổ chức, cá nhân trước khi được cấp phép khai thác khoáng sản phải được Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định hàng năm

Hiện nay, nhu cầu vốn cho hiện đại hóa công nghệ rất lớn nên vẫn còn nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực than, khoáng sản rắn có công nghệ, thiết bị lạc hậu, chi phí sản xuất cao, tổn thất tài nguyên lớn nhưng chưa quan tâm thích đáng hoặc chưa có điều kiện để đổi mới, hiện đại hóa công nghệ.

Đề án cải tạo, phục hồi môi trường phải nêu cam kết về các chỉ tiêu chất lượng môi trường, hệ sinh thái sau khi cải tạo, phục hồi. Mặt khác, cần có cả ý kiến tham vấn cộng đồng về phương án cải tạo, phục hồi. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khai thác khoáng sản mới phải lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định đề án cải tạo, phục hồi môi trường cùng với thời điểm lập, trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường.
Tài nguyên biển

Tài nguyên biển cung cấp khối lượng lớn thực phẩm đa dạng giàu dinh dưỡng cho bữa ăn con người ngon lành, đảm bảo sức khỏe. Biển như cỗ máy điều hòa giúp không khí mát mẻ, làm dịu sự khốc liệt nóng bức, khô hạn của thời tiết. Biển thu và lưu giữ lượng CO2 lớn tầm 30% thừa trong nhà kính, giúp sự sống ổn định sinh sôi.

Tài nguyên biển cung cấp hóa chất, khoáng sản phục vụ các ngành nghề kinh tế, đẩy mạnh sự phát triển đất nước. Nguồn năng lượng đòi dào phục vụ khoa học, công nghệ cải tiến đời sống dân cư hiện đại hơn. Năng lượng sạch từ biển như năng lượng sóng, thủy triều đang khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và lợi ích khác. Tài nguyên biển phong phú thuận tiện phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, tham quan, thu hút du khách quốc tế.

Nhiều người cũng quan tâm đến thực trạng của tài nguyên biển và hải đảo hiện nay. Trên thực tế, kinh tế biển nước ta đang phát triển khai thác tài nguyên ngày càng nhiều, vì vậy đã dẫn tới tình trạng suy thoái tài nguyên vùng biển và hải đảo. Thủy hải sản bị đánh bắt quá mức, thậm chí trái phép ở nhiều vùng biển dẫn tới cạn kiệt. Hệ sinh thái như san hô, thảm cỏ, rừng ngập mặn đang bị phá hoại và suy thoái.

Tình trạng ô nhiễm môi trường biển cũng khiến cho tài nguyên biển bị đe dọa ở mức báo động trầm trọng. Điển hình là vụ công ty Formosa Hà Tĩnh xả nước thải trái phép khiến hải sản chết hàng loạt khiến tài nguyên biển bị cạn kiệt ở diện rộng.

Sử dụng hợp lý tài nguyên đảm bảo sự tồn tại bền vững, có thời gian sản sinh thêm nữa. Giảm thiểu tình trạng khai thác quá mức một cách bừa bãi, hạn chế ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nước, không khí. Từ đó bảo vệ được sức khỏe của con người. Ngăn chặn sự tác động và biển chuyển khốc liệt của thiên tai tới đời sống con người.

29 tháng 11 2016

Ban oi giup minh voi a

21 tháng 9 2017

Bảng 10.1.Ví dụ về sinh sản ở một số loài sinh vật

stt Sinh vật

Kiểu sinh vật

1 Cây lúa sinh sản hữu tính
2 Cây rau má bò trên đất ẩm sinh sản vô tính
3 Cây bỏng sinh sản vô tính
4 Cây mướp sinh sản hữu tính
5 Cây bí ngô sinh sản hữu tính
6 Cây xoài sinh sản hữu tính

29 tháng 8 2016

- Sinh trưởng là sự thay đổi về lượng nói chung: tăng lên về kích thước, khối lượng, số lượng, thể tích,.. Phát triển là sự thay đổi về chất nói chung.
- Sinh trưởng làm tiền đề cho sự phát triển, ngược lại sự phát triển cũng kéo theo sự thay đổi về lượng. Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình xen kẽ nhau, bổ sung cho nhau, không thể tách bạch rõ ràng nhau.

Nên: tất cả các hiện tượng trên đều có hàm ý cả sinh trưởng và phát triển. Vì có sự thay đổi về cả lượng và chất.

 

29 tháng 8 2016

ý bn là đúng hết ấy hả. Sao có chiện đó đclolang

28 tháng 9 2016

1. Các hình thức sinh sản vô tính ở sinh vậtChương XII. Sinh sản

28 tháng 9 2016

4. Con thằn lằn bị đứt đuôi rồi tái sinh đuôi mới có phải là sinh sản không? Giải thích tại sao?

Hiện tượng thằn lằn đứt đuôi rồi tái sinh không được coi là sinh sản vô tính vì nó chỉ là tái sinh một bộ phận chứ không phải là hình thành cơ thể mới từ cơ thể ban đầu.