Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phép tu từ (còn gọi là biện pháp tu từ) là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, biểu cảm, hấp dẫn.
Phép tu từ là mấy phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.......đó
- thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và biểu đạt được một ý trọn vẹn
- so sánh là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
có 2 cách so sánh
-so sánh ngang bằng
- so sánh không ngang bằng
-nhân hóa là gọi hoặc tả con vật , đồ vật , cây cối ... bằng nhưng vốn từ dùng để gọi hoặc tả con người , làm cho thế giới loài vật, đồ vật , cây cối trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
- có 3 cách nhân hóa
- dùng những vốn từ chỉ hoạt động tính chất của con người để chỉ hoạt động tính chất của vật
- dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
- trò chuyện , xưng hô với vật như với người
Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:
– Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
->So sánh ngang bằng.
– Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
->So sánh ngang bằng.
(1) Mùa thu ở Hà Nội là mùa khiến ta lưu luyến , vấn vương mãi hình ảnh Hà Nội với mùa thu lá vàng cận kề cuối năm.(2) Sau mùa hè nắng nóng oi bức như lửa đổ , từng chị gió mùa thu ùa vào , xua tan đi cái nắng nóng , đem đến cái không khí mát mẻ , bình yên , nhẹ nhàng hơn , đem đến cái lãng mạn cho từng con phố , ngóc ngách .(3)Đặc biệt , Mùa thu Hà Nội còn là mùa hoa sữa nở - mùa tạo nên nét đặc trưng của thủ đô nước Việt Nam.(4) Những cây hoa sữa rợp bóng trên dải đường phố cổ khiến lòng người lại phải xốn xang vì hương thơm nồng nàn , hơi mạnh , mang một nét đẹp rất riêng của từng chùm hoa sữa trắng bạc.(5)Mùa thu ở Hà Nội cũng là mùa lá vàng .(6) Cả thủ đô như được dát lên trên bằng một tấm hoàng bào , với những con đường trải đầy lá rơi , giẫm lên những chiếc lá vàng nhẹ không hiểu sao ,con người ta cứ mãi ngẩn ngơ , thẫn thờ , con người ta lại nhẹ nhàng hơn ,bồng bềnh hơn , quên đi những phiền muộn của cuộc đời.(7)Mùa thu ở Hà Nội là thế đấy , rất đẹp , nhẹ nhàng , cứ mãi làm ta nhớ nhung , lưu luyến mãi không quên , cứ mãi làm ta thấy thư thái , nhẹ nhàng đến lạ.
Phép tu từ nhân hóa : gạch chân
Phép tu từ so sánh : in đậm
Câu trần thuật đơn có từ là : in nghiêng
bạn cho mình hỏi câu trần thuật đơn in nghiêng ở câu mấy vậy ?
1.Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.
2.So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc và người nghe.
3.Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,… bằng những từ ngữ vốn đê gọi và tả con người.
4.cảm thụ là (giác quan) tiếp nhận sự kích thích của sự vật bên ngoài (có nói rõ cảm thụ gì đâu)
5.Phép tu từ (còn gọi là biện pháp tu từ) là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn.
K NHA ĐÁNH MỆT LẮM ĐÓ. =))
giống kết quả Mai Hương đó! tui đánh gần xong rồi thì cs người trả lời trước rồi nên lại xóa đi!
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- Bài làm: Thiên Linh là người bạn thân của tôi. Dáng người bạn thon thả, duyên dáng. Làn da màu bánh mật vì tính tình năng động luôn chạy nhảy ngoài trời. Mái tóc xoăn tự nhiên ngả vàng được bạn cặp gọn gàng bằng 1 chiếc kẹp nhỏ nhỏ, xinh xinh. Đôi mắt đen tuyền là điểm nổi bật trên gương mặt thanh tú của bạn. Bạn luôn thân thiện với nụ cười tỏa nắng để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tắp như hạt bắp đầu mùa. Suốt 5 năm liền, bạn là 1 lớp phó kỉ luật xuất sắc.
- Tác dụng:
+ câu 1: [ giới thiệu ]
+ câu 2: [ đánh giá ]
+ câu 3: [ giới thiệu ]
Ngày nay, trên thế giới đang tràn ngập những phong trào bảo vệ môi trường vì cuộc sống tương lai, vậy mà vẫn còn 1 số người còn xả rác bừa bãi, làm ô nhiễm môi trường. Họ thật nhẫn tâm đối với Trái Đất, hành động này không thể xử phạt nhẹ được vì nó liên quan đến tính mạng của cả hành tinh. Rác cũng là 1 phần làm ô nhiễm môi trường. Hiện nay ở đâu cũng tràn ngập ''những thứ rác vô duyên từ đâu tới'' gây ô nhiễm môi trường. Những bác cây than thở, đau điếng khi bị chặt bừa bãi. Dòng sông hiền hoà trở nên khó tính khiến dòng nước đục ngầu màu đen. Bầu trời trong lành ngạt thở bởi những khói thải từ những nhà máy, công trình. Nơi đâu cũng bị ô nhiễm, nếu cứ như vậy thì chẳng khác nào chúng ta đang biến thế giới này thành ''hành tinh rác không gian''. Vì một tương lai tươi đẹp, trong lành; tôi khuyên mọi người hãy chung tay thực hiện phong trào '' Bảo vệ môi trường''
a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:
- A là B: “Người ta là hoa đất”
- A như B:
“Nước biếc trông như làn khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào”
- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
Trong đó:
+ A – sự vật, sự việc được so sánh
+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh
+ “Là” “như” “bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cac-bien-phap-tu-tu-ve-tu-thuong-gap-c122a20061.html#ixzz6IXIMdfKF
Trả lời :
So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng khả năng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.
chúc bạn học tốt