K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

 

Những câu ca dao có từ thân emThân em như cánh hoa hồng. Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô.Thân em như thể cánh bèo. ...Thân em như cỏ ngoài đồng. ...Thân em như miếng cau khô ...Thân em như giếng giữa đàng. ...Thân em như tấm lụa đào. ...Thân em như quế giữa rừng. ...Thân em như chẽn lúa đòng đòng.

          Thân em như thể cánh bèo

Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.

Chuồn chuồn, rưng rưng, ngoan ngoãn, thăm thẳm, ...

3 tháng 12 2021

ào ào, rầm rầm, nao nao, luôn luôn,....
Mà ý bạn là xanh xanh không được, ầm ầm không được, thì thế nào là không dễ nhận ra ạ???

30 tháng 4 2020

Đơn giản và có tính cà khịa mạnh :
Tập viết có dấu trước nha bạn, và bạn cố điều chế cảm xúc là được
P/s: hiểu thì hiểu không hiểu thì thôi nha :V

30 tháng 4 2020

1 . Bạn xem đề bài họ yêu cầu gì .

2 . Bạn hãy lập dàn ý cho đề bài đó 

3 . Từ gợi ý bạn hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh

4 . Sau khi viết bài văn nghị luận đó xong , bạn hãy đọc lại và sửa lỗi trong bài đó !!!

~ CHÚC BẠN THI TỐT VÀ GIÀNH ĐƯỢC ĐƯỢC ĐIỂM CAO TRONG KÌ THI ĐÓ ~

5 tháng 2 2020

Sống trong cảnh gia đình đầy đủ, xa hoa hẳn mọi điều lo lắng khổ cực, chúng ta dễ khinh thường những người lao động, hàng ngày phải lam lũ với nghề nghiệp, chúng ta lại thường sẵn có thành kiến sai lầm, phân biệt nghề cao quý với nghề ti tiện, trọng nghề trí thức, khinh nghề chân tay. Để cảnh báo thái độ đó, phương Tây có câu ngạn ngữ.

“Không có nghề nào là hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi”

     Thật ra có nghề nào là nghề hèn kém không? Để trả lời chúng ta đưa vài thí dụ. Đây là bác phu xe, mặt mũi đen đủi, áo quần lôi thôi, lấy chiếc xe ba bánh làm kế sinh nhai. Ta liệt bác vào hạng tầm thường và nghề bác làm vệ sinh thành phố, đến cửa từng nhà, hốt để lên xe những đống rác thối tha, đầy ruồi nhặng... có người nhìn bác bằng cặp mắt khinh rẻ.

      Bác phu xe ấy mỗi lần gò lưng đạp xe chở khách, nhận được một món tiền nho nhỏ, mang về nuôi sống gia đình, bác đổi bát mồ hôi lấy bát cơm. Đồng tiền tuy ít ỏi nhưng bác kiếm tra trong sạch. Bác công nhân quét đường cũng vậy. Bác chịu cực khổ, ngày ngày làm bạn với những đông rác bẩn thỉu tanh hôi. Thế rồi, tháng đến, bác vui mừng đưa tay đón lây đồng tiền lương nhỏ mọn, đủ sống qua ngày. Nghề của bác thật là lương thiện. Cả hai người - và còn biết bao nhiêu người khác nữa - đều giúp ích cho xã hội một phần không nhỏ. Người thì chuyên chở giúp ta trên quãng đường xa, dưới nắng mưa không ngại. Người thì chịu dơ dáy thân mình để bảo vệ sức khỏe cho bao người khác.

      Như thế thì sao có thể gọi nghề của họ là “hèn” 'lược? Nghề của họ, tưởng là tầm thường mà thực ra có ích cũng chẳng khác gì nghề nghiệp của những người trí thức. Mà đã có ích thì là cao quý rồi.

      Hơn nữa, những người ấy đều đã đặt hết cả lương tâm, trí óc, cũng như sức khỏe của họ để làm đầy đủ bổn phận mà cuộc đời đã dành cho họ. Ngoài ra họ còn là những người biết tự trọng, biết đem sức lao động mà trả nợ áo cơm, giúp ích xã hội, để sống xứng đáng với danh nghĩa “làm người” của họ. Như thế chẳng đáng cho ta cảm phục hay sao? Có phải người ta đã nông nổi mà xét đoán nghề nghiệp của họ một cách nhầm lẫn không?

      Như vậy, ta phải công nhận rằng chẳng có nghề nào là hèn cả, mà chỉ có người hèn thôi, và đó chính là kẻ bĩu môi chê lao động chân tay là nghề hèn kém. Vậy thế nào là người hèn? Đó là những người lười biếng, không nhận thức được bổn phận của họ là phải làm việc cho xả hội. Họ đã cướp công của xã hội, đã lừa cơm, cướp áo của lớp người cần lao kia. Người hèn là những hạng người thiếu lương tâm, thiếu trách nhiệm, làm việc chiếu lệ cho xong, không xứng đáng với đồng tiền mà họ nhận. Người hèn là những người làm dân thì phản nước, làm trò thì phản thầy, chơi bạn thì phản bạn. Nói tóm lại những hạng lọc lừa, tham vàng bỏ ngãi, hình người lòng thú, dưới muôn hình vạn trạng, là những ăn cắp của công để ăn chơi thỏa thích, lãng phí tiền bạc của nhân dân. Danh từ hèn chỉ dành cho những con người ấy.

      Câu ngạn ngữ Tây phương trên đã cho ta một bài học quý giá về nghề nghiệp. Nó khuyên ta nên tiêu diệt đầu óc hủ bại, đầy rẫy thành kiến sai lầm về nghề nghiệp. Nên nhớ rằng nhửng nghề đã giúp ích cho xã hội đều là đáng trọng, đều là đáng quý. Vậy ta phải coi trọng sức lực của mọi lớp người lao động, cũng như trí thức. Đó là con đường duy nhất đưa ta đến một xã hội bình đẳng, bác ái thực sự trong công việc kiến thiết xứ sở ngày nay.



 

#Châu's ngốc

Mình có vài điều nay mình muốn nói điều này với các bạn. Trước khi mình nói thì mình mong rằng các bạn sẽ nghĩ đó là suy nghĩ của mình thật lòng. Trên này,có một số câu hỏi mình ko nhận được câu trả lời thì mình ko buồn nhưng có một số câu hỏi  các bạn trả lời lung tung đến mực còn coi thường đến mức mình chỉ bảo cho đề cương thì đã có 2 ông chửi mình rồi. Bây giờ mình...
Đọc tiếp

Mình có vài điều nay mình muốn nói điều này với các bạn. Trước khi mình nói thì mình mong rằng các bạn sẽ nghĩ đó là suy nghĩ của mình thật lòng. Trên này,có một số câu hỏi mình ko nhận được câu trả lời thì mình ko buồn nhưng có một số câu hỏi  các bạn trả lời lung tung đến mực còn coi thường đến mức mình chỉ bảo cho đề cương thì đã có 2 ông chửi mình rồi. Bây giờ mình sẽ vô vấn đề chính này. Mình đang có một sô câu hỏi ôn tập môn GDCD và Vật Lý 7 và có một số đề thi Toán và Vật Lý 7 nhưng mà ko bt nên cho đề cương kiểu gì. Mình có 2 cách. Một là các bạn cho luôn trực tiếp bằng cách đăng câu hỏi. Hai là câc bạn sẽ gửi tin nhắn yêu cầu mình cho xem đề cương mình sẽ nhắn tin đề cương sớm nhất có thể. Nếu lần này mà ko có bạn trả lời thì sẽ ko có bất kì đề cương lớp 7 kì 1 nào mình đăng lên nữa

3
7 tháng 12 2019

ừ nếu bạn muốn đề cương bạn phải hiểu rằng đề cương là của bạn ko phải của bọn mik thế nên khi nào rảnh mik giải giúp 10 đến 15 câu thôi chứ ko nhiều đâu :)) cứ gửi ik .

7 tháng 12 2019

mik giải toán thuiiiiiii ko giải cái khác đâu !!!

21 tháng 4 2018

= 23 nha gái 

tk cj nha 

21 tháng 4 2018

ket qua la 33

4 tháng 9 2016

-Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

-

Công cha, nghĩa mẹ to lớn biết chừng bao... Cha mẹ là những người đã chịu biết bao hy sinh và vất vả để nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ cho ta nên người. Mất biết bao công sức để ta có được hình hài như ngày hôm nay.

Ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Hãy làm một bài văn cảm nghĩ về bài ca dao trên để biết được tấm lòng của em với cha mẹ.

Dưới đây là những bài văn cảm nghĩ về bài ca dao: "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..."

17 tháng 1 2021

Hải Phòng có bến Sáu KhoCó sông Tam Bạc, có lò Xi măng

 

Đứng trên đỉnh núi ta thềKhông giết được giặc, không về Núi Voi

 

Thuốc lào Vĩnh BảoChồng hút, vợ sayThằng con châm đómLăn quay ra giường

 

Dù ai buôn đâu, bán đâuMùng chín tháng tám chọi trâu thì vềDù ai bận rộn trăm nghềMùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu

 

Sấm động biển Đồ sơnVác nồi rang thócSấm động bên sócđổ thóc ra phơi

 

Nhất cao là núi U BòNhất đông chợ Giá, nhất to sông Rừng 

Chín con theo mẹ ròng ròng.Còn một con út nẩy lòng bất nhân 

Đầu Mè, đuôi ÚcGiữa khúc Nụ Đăng (Tiên Lãng)

 

My Sơn bắc ngật văn chương bútTriều thủy nam hồi phú quí nguyên 

Sâu nhất là sông Bạch ĐằngBa lần giặc đến, ba lần giặc tan

Cá rô đầm SétNước mắm Vạn VânCam Đồng DụCau Văn ÚVú Đồ Sơn

 

Ai về thăm xóm Lò Nồi Mà xem cái bát sáng ngời nước men 

 

Đứng trên đỉnh núi ta thề Không giết hết giặc, không về núi Voi 

 

Hỡi cô thắt dải lưng xanh Có về Tiên Lãng với anh thì về Tiên Lãng sông nước bốn bề Có nghề trồng thuốc, có nghề chiếu gon 

 

Giếng Tiên Đôi vừa lành vừa mát Đường Tiên Đôi gạch lát đễ đi 

17 tháng 1 2021

Bạn ơi, bạn có thể chia làm 2 nhóm giúp mik là nhóm tục ngữ riêng, nhóm ca dao riêng đc ko. Cảm ơn bạn nhiều hihi

21 tháng 10 2021

Tình áo trắng, tuổi học trò - kí ứcc quá đỗi thân thương của mỗi người học trò. Cái thời mà người ta vẫn thường gọi nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò ấy, tôi đã được sống trọn vẹn, cháy hết mình. Và tôi quên sao được một phần kỷ niệm của tôi gắn liền với cây bàng nơi cuối sân trường. Tôi trót yêu cây bàng già này từ lúc nào chẳng rõ.

Tôi chẳng nhớ cây bàng già đã trải qua mấy mươi năm mưa nắng bụi trần, cũng chẳng hay cây đã gắn bó thân thiết với biết bao lớp lớp học sinh. Tôi chỉ biết ngày đầu tiên đặt chân vào mái trường mến yêu này cây đã sừng sững ở đó dang rộng những cánh tay chắc khỏe vẫy vẫy trong gió chào đón chúng tôi. Nhìn từ xa cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ với sắc xanh tươi mát. Cũng có lúc đứng trước cây, tôi tưởng mình đang trò chuyện với một người đứng tuổi đầy trầm ngâm, từng trải. Cây lúc nào cũng thế, kiên định, vững vàng, từ tốn và đăm chiêu. 

Cây to lớn lắm. Thân cây cao qua tầng hai của dãy lớp học. Thân cây to, một vòng tay tôi ôm không xuể. Thân cây xù xì với những vết sần như những u, bướu của người già. Những lớp vỏ khô cằn, nứt nẻ, ram ráp ấp ủ bên trong dòng nhựa trắng dạt dào ngày đêm vận chuyển nuôi thân cành. Trên thân có những vết khắc của mấy bọn học trò tinh nghịch. Có lẽ khi ấy cây đau và xót xa nhiều lắm. Những chiếc rễ cây tinh nghịch mọc trồi lên mặt đất. Đây là những "chiếc ghế" lý tưởng để chúng tôi ngồi trò chuyện, vui chơi. Từ thân lên cao đâm ra những cành lớn, cành bé đan xen nhau như mạng nhện. Cành cây màu nâu sẫm, chắc khỏe như những nan sắt đan vào nhau của một chiếc ô khổng lồ. Lá bàng to, rộng bản, hình bầu dục. Trên lá có thể thấy được rõ những đường gân xanh nổi lên.

Cây bàng đẹp lắm. Ở mỗi mùa trong năm cây lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Mùa xuân những búp non chồi biếc cựa mình hé chào. Cả tán cây rực lên màu xanh non mơn mởn. Mỗi búp lá trông xa như một ngọn nến xanh thắp sáng cả cây bàng. Mùa hè, cây rợp bóng che mát cả một góc sân trường. Những lớp lá đan gài với nhau che không cho nắng xuyên qua. Lá cây xanh một màu xanh đậm đầy sức sống. Tán cây rậm rạp chẳng thấy hình mà nghe ríu rít những tiếng chim chuyền cành. Khi gió heo may bắt đầu thổi tới, lá cây giật mình chuyển sang màu vàng, rồi pha đỏ, đỏ gạch, đỏ tía và cuối cùng là màu tím đỏ. Là cây theo gió khẽ rơi rơi. Những chiếc lá hình như vẫn còn lưu luyến thân mẹ chẳng muốn rời. Cây bắt đầu để lộ những chùm hoa trắng ti ti và những chùm quả sai trĩu màu xanh mướt. Nhưng khi đông đến, cây rùng mình ớn lạnh. Cả cây bàng khẳng khiu trơ trụi lá. Những cành cây giơ ra những cánh tay gầy guộc đằm mình trong gió lạnh. Hình như cây đang cố gắng chịu đựng, gồng mình lên để chờ xuân đến mang lại sức sống ứ đầy tràn lên những cành cây kẽ lá.

Cây bàng già đã gắn bó với cả tuổi học trò chúng tôi. Cây là nơi cho chúng tôi bóng mát, cho chúng tôi vui chơi, ngồi trò chuyện xua đi cái nắng hè. Cây sẵn sàng lắng nghe mọi lời tâm sự, chia sẻ của chúng tôi. Cây rào rạt trong gió khi tôi có chuyện vui. Cây trầm ngâm im lặng mỗi lúc tôi buồn. Tôi đem cả tuổi học trò của mình  gửi vào cây bàng già nơi cuối sân trường này. Tôi vẫn nhớ chúng tôi của năm đó, cùng nhau ngồi lại sau mỗi tiết học để nhặt bàng rơi, cùng ăn hạt bàng bùi bùi ngậy ngậy. Cả tuổi thơ như ùa về trong vị chát bùi ấy.

Hôm nay tôi đã đi tới một môi trường mới, chẳng còn ngày ngày nô đùa dưới gốc bàng già nữa. Mọi thứ đã trôi dần vào hoài niệm - tôi cất giữ chúng vào sâu thẳm trái tim để khi bất chợt nhắc lại, khóe mắt tôi lại bất giác cay cay...

21 tháng 10 2021

Cây chuối là một trong những loại cây vô cùng thân thuộc với những gia đình ở vùng thôn quê. Quanh làng, xã em hầu như nhà ai cũng có một vài cây chuối sau vườn.

Chuối dễ sống, ít công chăm bón mà lại mang nhiều lợi ích phục vụ cho cuộc sống chính vì vậy, nó phổ biến cũng là điều dễ hiểu.

Người xưa có câu: “trước cau sau chuối”, cây chuối vì thế xuất hiện nhiều ở sau vườn, chứ chẳng mấy khi thấy nó um tùm trước nhà. Chuối sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu nhiệt đới như ở nước ta, và tốt nhất là những nơi ven sông hoặc vùng đất ẩm.

Cây chuối mọc từng cây, nhưng nó thường sống thành 3-4 cây san sát nhau. Chuối sở hữu một màu xanh mướt từ lá đến thân, lá xòe bản to che mát một vùng, thân được tạo bởi các bẹ chuối từng lớp từng lớp bao bọc phần lõi non nhỏ ở trong cùng. Còn nhớ hồi nhỏ, em và lũ bạn thường dùng lá chuối để che mưa, trú mưa…

Cây chuối trưởng thành có thể cao từ 2-3 mét tùy loại, rồi nở hoa, người ta thường gọi là bắp chuối, nó có màu tím trông như hình quả bắp nhưng ú hơn nhiều. Từ bắp chuối sẽ trở thành quả chuối, sắp thành từng nải, mỗi buồng có từ 5, 7 thậm chí 10 nải hoặc hơn nữa. Có một điểm đặc biệt về cây chuối đó là loài cây này không có cành, mỗi thân cây, lá và hoa, quả thôi.

Em rất thích ăn chuối, nhất là chuối lùn, quả to ngọt, mềm, rất dễ ăn, nó lại còn bổ dưỡng nữa. Ở quê em, chuối được ăn như một món tráng miệng quen thuộc mà kể cả người già hay trẻ em đều có thể thưởng thức.

Chuối không chỉ có giá trị bởi quả ngon, bổ dưỡng, mà từ chuối có thể tạo nên nhiều dạng thực phẩm khác như chuối sấy (thành snack), chè chuối, kẹo chuối,… Bắp chuối thì có thể chế biến thành gỏi, nấu canh rất ngon, thân chuối thường được sử dụng làm thực phẩm cho lợn. Trong khi đó, lá chuối để gói bánh, món bánh truyền thống bánh chưng bánh giầy cũng được gói từ lá chuối.

Cây chuối mang lợi ích về kinh tế và nó cũng rất hữu ích cho cuộc sống con người. Còn với em, nó còn như một người bạn. Từ nhỏ em và lũ bạn thân đã biết dựng nên ngôi nhà nhỏ lợp đầy lá chuối, cửa nhà treo đầy dây chuối (được cắt nhỏ theo chiều dọc của thân chuối), rất đẹp, đến bây giờ em vẫn còn nhớ. Hồi đó chỉ mong đến giờ tan học để chạy về rúc vào ngôi nhà nhỏ bé mà chính bản thân mình trang trí. Cây chuối vì thế gắn với tuổi thơ, nằm trong ký ức đẹp đẽ của em, mà mỗi khi nhớ về em chỉ ước mình được một lần ngắm nhìn lại ngôi nhà bé xinh bằng lá chuối của ngày đó….

Ngày nay, dù xã hội đã phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn, người nông dân có đất để làm ăn kinh tế, trồng cây thực phẩm, cây công nghiệp năng suất cao thì cây chuối vẫn hiện hữu đâu đó quanh vườn, sau hè, ven sông. Nải chuối đều đẹp vẫn được người ta sử dụng trên bàn thờ tổ tiên những ngày lễ tết, ngày giỗ, cúng kỵ. Đó vừa là nét đẹp của văn hóa truyền thống vừa là nét đặc trưng riêng của làng quê Việt Nam.

9 tháng 3 2021

câu đồng nghĩa: Giấy rách phải giữ lấy lề

 

9 tháng 3 2021
+ Giấy rách phải giữ lấy lề+ Chết vinh còn hơn sống đục (mk biết chắc là câu này đồng nghĩa nha !!!)