K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2017

trong bài "cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh"khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi,phủ khắp phòng,la đà trên mặt đất làm người thi s̃i ngỡ là sương . Tuy từ"ngẩng"tạo cho ta 1 cảm giác buồn nhớ nhưng khung cảnh thiên nhiên ấy vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.Chính nhờ những từ ngữ,hình ảnh giàu tính gợi hình,gợi cảm ấy cùng với khung cảnh thiên nhiên đã tạo biểu hiện được nỗi nhớ quê mình và mang ý nghĩa sâu sắc,nói lên được tâm trạng của những đứa con xa quê.

20 tháng 11 2017

hi,hổng có chi bạn

7 tháng 2 2017

bn vào cái này tham khảo nha:

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/28158.html.

Chúc bạn học tốt!vui

23 tháng 3 2017

1- Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm.
- Nêu vấn đề: Bài thơ là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp.
2- Thân bài.
- Giới thiệu chung về bài thơ: Là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt độc đáo. Tác phẩm viết về khung cảnh một đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc.
- Phân tích làm rõ sự hài hòa được thể hiện trong bài thơ: Sự hài hòa trong bài thơ được thể hiện ở các phương diện sau:
* Hài hòa giữa màu sắc cổ điển và dáng vẻ hiện đại của con người Cụ thể:
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên: Ánh trăng tràn ngập , tỏa sáng một vùng sông nước; tất cả cảnh vật tràn ngập sắc xuân phơi phới.
+ Hình ảnh con người: Thi nhân không ẩn mình, tan biến vào thiên nhiên mà xuất hiện với một tư thế ung dung, tự chủ của một con người đang làm chủ thiên nhiên, đang dựa vào thiên nhiên để xoay chuyển lịch sử. Đó là một việc làm vĩ đại.
* Sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách chiến sĩ. Cụ Thể :
+ Tâm hồn nghệ sĩ : tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm luôn mở rộng lòng mình để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên
+ Cốt cách chiến sĩ: Người thưởng trăng không phải như các tao nhân mặc khách xưa , mà là một con người hành động, một vị lãnh tụ đang “ bàn việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiếớ. Con người mang trong mình một ước mơ, hoài bão lớn lao: Lãnh đạo nhân dân đánh giặc cứu nước.
- Đánh giá về bài thơ:
+ Là một tác phẩm trữ tình đặc sắc. Bài thơ là sự thể hiện một cách sinh động chất cổ điển và tính hiện đại trong thơ Bác.
+ Tác phẩm đã cho thấy một tâm hồn thanh cao và một lẽ sống đẹp của Người.
3- Kết bài
- Đánh giá về tác phẩm: Là một bài thơ trăng tuyệt bút của Bác.
- Những ảnh hưởng của tác phẩm với bản thân: Kính yêu Bác . Đọc thơ Bác ta càng thêm yêu vẻ đẹp của thiên nhiên…

1 tháng 4 2017

Sách mới trang 102,103,104,105,106

29 tháng 10 2017

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp"vừa trắng lại vừa tròn" nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận " bảy nổi ba chìm" và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mìn"Mà em vẫn giữ tấm lòng son".Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.

29 tháng 10 2017

thanh sờ kiu bạn nhiều!!!!!!!!!!

28 tháng 9 2017

Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.

Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này

Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.

Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.

Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.

Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.

Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc

Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?

29 tháng 9 2017

hình như nhầm đề rồi bạn ơi !hahahaha

23 tháng 1 2017

Năm mới sắp đến rùi chúc các thầy cô và các bạn một năm mới vui vẻ và mạnh khoẻ nha!!! yeuyeuyeu

23 tháng 1 2017

4 days left

31 tháng 10 2017

Trong con đường học tập, một thứ không thể thiếu đối với mỗi con người đó chính là sách vở.

Nếu con đường học tập là chiến trường thì sách vở chính là vũ khí. Vì vậy, sách vở rất quan trọng. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, bạn ra chiến trường trên tay không một thứ vũ khi nào thử hỏi bạn có thể chiến đấu không? Sách vở không chỉ rất quan trọng mà nhu cầu về sách vở của mỗi con người càng ngày càng cao. Nhất là sách. Sách mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản, những kiến thức mở rộng để chúng ta có thể đến gần được với tri thức hơn. Sách có rất nhiều loại: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện đọc,.. Sách giáo khoa là loại sách cơ bản nhất mà ai cũng được học. Kiến thức trong sách là kiến thức bắt buộc ai cũng phải hiểu và phải nhớ để vận dụng cho đời sống bên ngoài. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về kiến thức bạn có thể đọc sách tham khảo. Sách tham khảo lại có rất nhiều loại: Sách về tự nhiên, sách về khoa học… để bạn có thể tìm được quyển sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của bạn.

25 tháng 10 2018

Nhà văn nổi tiếng của Nga Gorki nói: " Sách vở là cái thang để tiến bộ xã hội". Sách là thiên đường tri thức, là thức ăn tinh thần của nhân loại còn việc học chính là cách con người lên đến thiên đường.

Sách vở và học tập vốn dĩ luôn đi liền với nhau. Người ta nói rằng " trong sách giấu vàng". Tri thức của sách vở là vô cùng, vô tận, đọc sách để tiếp thu tinh hoa của nhân loại, mở rộng tâm nhìn, giúp chúng ta có kĩ năng sáng tạo, thực hiện công việc của đời mình.

Điều quan trọng nhất ở sách vở không phải nhiều hay ít mà chất lượng mới quan trọng. Một cuốn sách hay giúp người đọc mở mang tư duy nhạy bén, những kiến giải tinh thâm, rèn luyện tư tưởng, đạo đức cần có, hình thành nhân cách của con người. Còn những loại sách văn hóa phẩm đồi trụy, sách không có nội dung răn dạy con người, chúng ta không nên đọc. Về mặt này, Anghen là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo, 19 tuổi ông đã tinh thông 12 thứ tiếng, sau đó ông luôn duy trì thói quen đọc sách để tích lũy vốn tri thức. Cuối cùng ông trở thành nhà nghiên cứu khoa học và đưa ra những vận động của chủ nghĩa tư sản quốc tế, mang lại nhiều thành tựu to lớn cho xã hội.

Sách vở và học tập, luôn đi liền, ta học tập và rèn luyện từ sách vở và nhờ việc tích cực tĩnh luy tri thức ta lại tạo ra những cuốn sách mới. Lenin từng nói rằng:" học học nữa học mãi", có lẽ việc học là việc cả đời và tri thức là vô hạn mà đời người là hữu hạn. Ta dùng tất cả khả năng để tiếp nhận được càng nhiều kiến thức càng tốt nhưng không bao giờ có thể hiểu thấu hết bể tri thức rộng lớn. Học tập khiến con người ta có thêm nhiều điều mới mẻ, có những nhận thức đúng đắn về mọi sự vật, sự việc xung quanh mình. Khi ta học, ta mới biết vì sao có những đám mây, mới biết đó là do hơi nước tích tụ. Chỉ có học ta mới khám phá ra những vị tinh tú trên bầu trời, mới có thể biết nơi ta sinh sống không phải là duy nhất, mà còn nhiều hành tinh khác tồn tại những điều bí ẩn mà con người chưa biết. Khi học, ta hiểu được những đạo lí làm người, người ta nói rằng " tiên học lễ, hậu học văn", chính học tập giúo ta nhận thức được những điều sâu sa đó. Chúng ta có rất nhiều cách học, trong đó có sự kiên trì trước sau như một là điều cần thiết. Kiên trì học tập giúp ta ở vào vị trí bất khả chiến bại, nhưng nếu không tiếp tục bổ sung kiến thức, kinh nghiệp thì sẽ bị xã hội đào thải. Giống như lời nói củ Johann Wolfgang von Goether:" Ai lạc hậu so với thời đại sẽ gánh chịu tất cả những khổ đau do thời đại đó để lại". Nhưng trong thực tế, vẫn có những bạn học sinh lười học, coi chuyện học là việc không cần thiết, hoặc học chỉ để lấy bằng cấp chứ không thực tâm muốn tích lữu tri thức của nhân loại. Mỗi con người chúng ta nên ý thức việc học tập và sách vở của mình một cách tốt nhất. Hãy sử dụng tất cả những gì mình có để biến tri thức của nhân loại thành nguồn kiến thức của riêng mình.

Thế kỉ XXI là thời kì bùng nổ tri thức, kinh tế dựa trên cơ sở tri thức- nền kinh tế tri thức, vì vậy mỗi chúng ta cần phải không ngừng học tập, tiếp thu từ sách vở và từ đời sống để bắt kịp thời đại. Hãy nhớ rằng thời gian là vàng là bạc, hãy học tập và tích lũy tri thức từ hôm nay để mai sau ta trở thành một con người có ích cho xã hội.

25 tháng 10 2017

Là một tring những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nhớ nước thương nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng khi thiên nhiên hòa lẫn vào nhau trong lòng yêu nước sâu sắc của Bác. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng,... như dẫn hồn ta vào một giấc mộng đẹp. Đọc thơ giúp ta càng thêm kính yêu, biết ơn Bác Hồ.

15 tháng 4 2017

Trong văn bản " Đức tính giản dị của bác Hồ" có câu đặc biệt

16 tháng 4 2017

Trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ " có câu đặc biệt

~ BẠN HỌC TỐT NHÉ~