Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 . Rễ gồm 4 miền : miền sinh trưởng , miền trưởng thành , miền hút , miền chóp rễ .
+ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra .
+ Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền .
+Miền hút có chức năng hút nước và muối khoáng .
+ Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ .
2. Cấu tạo của miền hút gồm 2 phần chính :
- Vỏ gồm có biểu bì và lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất . Phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa .
- Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất . Ruột chứa chất dự trữ .
3. Nhu cầu nước và muối khoáng khác nhau đối với từng loại cây , các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây .
4. Trong 4 miền của rễ thì miền hút làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng .
6. không phải loại cây nào cũng cũng có lông hút vì một số cây là rễ móc , rễ tay cuốn ,...
VD : cây trầu không , cây gai ( rẽ tay cuốn ) , ...
7 . - Khi cây còn nhỏ cần phải tưới cây đầy đủ và đều đặn , vừa phải .
- Khi cây đã lớn và đến thời kì phát triển ra hoa , tạo quả là thời kì cây cần nhiều nước nhất .
Câu 1: Trả lời:
- Miền trưởng thành:dẫn truyền.
- Miền hút: hút nước và muối khoáng hòa tan
- Miền sinh trưởng:làm rễ dài ra
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ
*Rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ vào sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa tế bào rễ ( hay tế bào lông hút ). Vì vậy để giúp cây dễ dàng hơn trong việc hấp thu nước và muối khoáng chúng ta nên:
- Dùng các loại khoáng dễ hòa tan để bón cho cây.
- Tạo điều kiện để khoáng hòa tan sau khi bón.
- Tưới tiêu nước hợp lí để tránh khô hạn hay ngập úng.
- Làm tơi đất thường xuyên để đảm bảo dưỡng khí trong đất đồng thời cắt các rễ già giúp tạo ra rễ non với nhiều lông hút, tăng khả năng hấp thu.
*Các loại thân biến dạng:
1. thân củ:
a. nằm trên mặt đất: củ su hào
b. nằm trong mặt đất: củ khoai tây, củ năng, ...
2. thân rễ: gừng, nghệ,...
3. thân xương rồng: xương rồng, cành giao, ...
Chức năng: chứa chất dinh dưỡng dự trữ, nước cho cây
*Lá biến dạng:
1, lá biến thành gai: tránh sự thoát hơi nước cho cây
2. lá chét: giúp cây leo lên cao
3. lá nắp ấm: bắt mồi
cảm ơn mặc dù mình ko hỏi nhưng nó cx giúp ích cho mình rất nhiều !
Tặng bạn tấm pick anime :
1. Đặc điểm chung của thực vật:
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
- Phần lớn không có khả năng di chuyển.
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
2. Cấu tạo chung của tế bào thực vật:
- Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
- Màng sinh chất: Bao bọc ngoài chất tế bào.
- Chất tế bào: Là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp ( chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá );...
- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Không bào: Chứ dịch tế bào.
Câu1: Nêu cấu tạo tế bào thực vật.
- Cấu tạo tế bào thực vật gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
Câu 5: So sánh thân non và miền hút của rễ
Giống: Đều gồm vỏ (biểu bì + thịt vỏ) & trụ giữa (các bó mạch & ruột)
Khác :
Rễ (Miền hút)
- Biểu bì có lông hút
- Không có thịt vỏ
- Mạch gỗ xếp xen kẻ mạch rây thành 1 vòng
Thân non
- Không có biểu bì
- Thịt vỏ có các hạt diệp lục
- Mạch rây xếp thành vòng nằm ngoài vòng mạch gỗ (2vòng)
Đáp án B
Khi bị ngập nước lâu ngày, rễ cây sẽ mất đi khả năng hút nước và muối khoáng vì khi đó cây bị thiếu ôxi nên hô hấp ở rễ bị ngừng trệ, điều này khiến cho tế bào rễ nói chung và tế bào lông hút nói riêng bị hủy hoại, mất đi khả năng hút nước và muối khoáng
Đáp án: B
Khi bị ngập nước lâu ngày, rễ cây sẽ bị thiếu ôxi nên quá trình hô hấp của cây bị ảnh hưởng. Lâu dần sẽ làm rễ cây bị chết, mất đi khả năng hút nước và muối khoáng – SGK trang 38
Đáp án: B
Khi bị ngập nước lâu ngày, rễ cây sẽ bị thiếu ôxi nên quá trình hô hấp của cây bị ảnh hưởng. Lâu dần sẽ làm rễ cây bị chết, mất đi khả năng hút nước và muối khoáng – SGK trang 38
Đáp án D
Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì: sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân; sự phân chia của mô phân sinh ngọn; quá trình quang hợp ở lá sẽ bị ảnh hưởng
Đáp án: D
Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì bị ảnh hưởng: sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân; sự phân chia của mô phân sinh ngọn; quá trình quang hợp ở lá – SGK trang 117.
ok. thanks bạn nhiều