K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2021

Đại dịch Covid-19 đã làm điêu đứng nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong khi đó, ở Việt Nam, chúng ta vẫn tự hào khi đã kiểm soát được khá tốt dịch bệnh. Để có được điều đó, bên cạnh sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, còn phải kể đến ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Đó là sự chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiểu là hai mét, thường xuyên rửa tay sát khuẩn… Đặc biệt nhất phải kể đến đội ngũ y bác sĩ với tinh thần trách nhiệm luôn sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu, trực tiếp công tác tại các bệnh viễn chữa trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Ngay cả những bác sĩ đã về hưu, hay sinh viên y khoa còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng luôn sẵn sàng góp sức mình vào “trận chiến” của đất nước. Hay như hình ảnh những chiến sĩ bộ đội đã nhường nơi ở của mình cho những người dân đang thực hiện cách ly, những chiến sĩ bộ đội biên phòng đang ngày đêm trông coi khu vực biên giới… Thật tự hào khi mọi người dân, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều một lòng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có một bộ phận không nhỏ thiếu đi tinh thần trách nhiệm. Thật đáng buồn về trường hợp của cô gái trốn cách ly vẫn ngang nhiên quay video đăng lên mạng để khoe khoang việc làm của mình, những người chỉ vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng dẫn người nhập cảnh trái phép vào nước ta… để lại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. Những hành vi này đều đáng lên án, vì nó có thể phá hoại công sức của cả một tập thể. Chính vì vậy, mỗi người dân Việt Nam hãy luôn ý thức được trách nhiệm của cá nhân trong công cuộc phòng chống dịch bệnh.

9 tháng 10 2021

vào khu cách ly ở

9 tháng 10 2021

nêu tình hình cụ thể của bn ra thôi có gì tả đó nhớ tả đúng chình tự

22 tháng 12 2021

chép mạng

22 tháng 12 2021

1 vé báo cáo give you :)

Từ lớp một đến lớp năm, em được học rất nhiều thầy, cô giáo. Mỗi thầy, cô giáo đều có cách giảng riêng, hấp dẫn học sinh, không ai giống ai. Nhưng có lẽ cô giáo mà để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là cô Tâm - cô giáo dạy em năm lớp 3.

Năm nay, cô đã ngoài 30 tuổi. Dáng người cô thon thả, cân đối. Mái tóc cô để xoăn ôm lấy khuôn mặt trái xoan. Mái tóc ấy rất hợp với thời trang và phù hợp với lứa tuổi của cô .Đôi mắt cô tròn, đen láy luôn ánh lên vẻ dịu dàng, ấm áp. Miệng cô cười rất tươi. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều như hạt na. Giọng cô nhẹ nhàng, truyền cảm. Lớp chúng em được cô dạy dỗ từng li từng tí. Mỗi khi chúng em có bài khó, cô đều giảng đi giảng lại cho chúng em hiểu bài. Cô muốn cho học sinh phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo nên những câu hỏi cô đặt ra luôn tạo sự hấp dẫn. Bạn nào còn đọc sai, cô đọc đi đọc lại để các bạn đọc theo. Chẳng bao giờ cô la mắng chúng em cả. Cô Tâm dạy chúng em bằng tất cả năng lực của mình. Giờ ra chơi, cô không nghỉ ngơi mà còn ngồi lại để rèn các bạn học kém. Khi có tiết phụ, cô cũng không ngơi tay mà ngồi chấm bài cho chúng em. Tuy thương yêu chúng em là thế nhưng cô cũng rất nghiêm khắc. Cô rất ghét tính lười biếng và ham chơi của học sinh. Đối với những bạn như vậy,cô cũng nghiêm khắc phê bình và kèm cặp các bạn. Bởi vậy, lớp em ai cũng cố gắng học tốt để cô vui lòng. Kết thúc mỗi buổi học, cô luôn dặn dò chúng em kỹ càng,chu đáo cách chuẩn bị bài ngày hôm sau. Nhìn cô, chúng em càng yêu mến và quý trọng cô. Cô đúng là người mẹ thứ hai của em.

Bây giờ,em đã lên lớp năm. Tuy không được cô dạy dỗ nữa nhưng những cử chỉ, ánh mắt của cô làm em ghi nhớ mãi. Em thầm hứa: Em sẽ mãi là học sinh ngoan của cô.

23 tháng 8 2019

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

4 tháng 5 2016

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

–    Có chuyện chi đó cháu?

–    Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

–    Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

II. LUYỆN TẬP:

   Kể tóm tắt truyện “Buổi học cuối cùng”

- Câu chuyện kể về một buổi sáng như bao nhiêu ngày khác, Phrăng đến lớp học.

-  Nhưng hôm nay trên đường đi học cậu thấy có những điều lạ thường đến khi cậu vào lớp thì lại càng ngạc nhiên hơn.

- Cậu đến lớp muộn nhưng không bị thầy Ha-men quở trách mà còn nói rất nhẹ nhàng.

- Hơn nữa, hôm nay thầy lại ăn mặc rất chỉnh tề như các ngày lễ trọng đại.

 - Không khí trong lớp thì im lặng

- Hóa ra hôm nay là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.

- Thầy Ha-men hôm nay nghẹn ngào, xúc động và kết thúc buổi học thầy đã viết : “Nước Pháp muôn năm”. 

Câu 1: Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”.

   Truyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha – men, tại một trường làng trong vùng An – dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo-ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ không được dạy tiếng Pháp nữa. Chính vì vậy, tác giả mới đặt truyện là “Buổi học cuối cùng”.

Câu 2:

* Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng. Kể theo ngôi thứ nhất.

* Truyện còn có những nhân vật khác như là: thầy Ha-men, bác phó rèn Oát-stơ, cụ Hô –de…

* Nhân vật thầy giáo Ha-men gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.

Câu 3:

* Những điều khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học:

- Khi qua trước trụ sở xã: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.

- Quang cảnh ở trường: bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.

- Phrăng đến lớp muộn nhưng thầy giáo không quở trách.

- Ở phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học và mặt ai cũng có vẻ buồn rầu.

Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng của chú bé Phrăng diễn biến trong truyện:

* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:

- Lúc đầu cậu ngạc nhiên, sững sỡ khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học cuối cùng.

- Cậu nuối tiếc và hối hận vì sự lười nhác, ham chơi của mình.

- Cậu xấu hổ và tự giận mình.

- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp sao lại hiểu đến thế “Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế”.

Câu 5:

* Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:

- Trang phục: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.

- Thái độ đối với học sinh: lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách phạt, quở mắng Phrăng khi cậu đến muộn và khi cậu không đọc được bài, nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài.

- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: điều mà thầy muốn nói nhất với mọi người trong vùng An dát và cậu bé Phrăng đó là hãy biết yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, tiếng dân tộc (tức là tiếng Pháp),

- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu và thầy dằn mạnh hết sức viết lên bảng “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

* Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ: Thầy chính là một người con yêu nước và yêu tiếng của dân tộc hết mực: vui sướng khi được nói, dạy tiếng Pháp nhưng đau khổ, nghẹn ngào khi không còn được dạy thứ tiếng quen thuộc nữa.

Câu 6: Tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh:

- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.

- Mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

- Thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…

Câu 7: Trong truyện, thầy Ha-men nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ…chìa khóa chốn lao tù…”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy.

* Em hiểu về suy nghĩ ấy là: Câu nói của thầy nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói dân tộc được hình thành và vun đắp bắng sự sáng tạo của bao thế hệ. Chính vì vậy, phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để phát huy tiếng nói của dân tộc

  Mới hôm qua, trời hãy còn nắng, thế mà hôm nay, đường mưa lầy lội. Thật là tội nghiệp cho mấy em nhỏ và các cụ đi đường quá vì tôi, chính bản thân tôi- một cô bé tuổi vị thành niên xinh đẹp, khỏe mạnh- còn té lên té xuống.

  Không biết cụ Danh sẽ ra sao, cụ đã lớn tuổi rồi, sức khỏe yếu, đứng còn không nổi nói chi đi. thế mà con cụ ở Sài Gòn lại đổ bệnh. Mấy bữa nay, cụ cứ than mãi với tôi: "Con cụ ở Sài Gòn chưa có vợ, nên ốm đau gì cụ cũng phải lên thăm, giờ cụ không có tiền, cháu có không cho cụ trăm xu lên Sài Gòn!". Bản thân tôi không ghét cụ, ngược lại còn rất mến cụ cơ! Vậy mà tôi không có tiền, tôi không muốn cụ buồn, sáng nay tôi có 25 xu, tôi trích ra 5 xu mua bánh mì để ăn sáng, còn 20 xu tôi biếu cụ, cụ có vẻ hơi buồn nhưng vẫn cảm ơn tôi rối rít. Bụng dạ tôi thầm nghĩ:" Còn cái Thanh, cái Thương nhà giàu, chắc nó sẽ cho cụ mượn.". Tôi vội đến nhà cái Thanh, tôi nói:

-Thanh ơi, mày ra đây cho tao hỏi cái này!

-Có phải cái Sa không?

-Tao đây chứ ai hử?

-Thôi, từ từ, tao ra.

Nó vừa ra, tôi đã hỏi:

-Mày có tiền không?

-Mày hỏi làm chi?

-Tao cho cụ Danh

-Chi vậy? Rảnh quá hử?

-Không đâu, mai cụ lên thăm con ở Sài Gòn, chú ấy bị ốm.

-May thật, sáng nay tao có 100 xu, mà cụ cần bao nhiêu?

-Cụ cần trăm xu, tao đưa cụ 20 xu rồi!

-Vậy tao cho cụ 50 xu nhé! U tao biết tao cho tiền, u tao la!

-Ừ, còn cái Thương.

Thế là còn cái Thương nữa, nhưng tôi chợt lo; nhà nó rõ giàu, nhưng keo lắm. Nhưng cũng mừng vì mẹ nó cho no nhiều tiền. Chắng mấy chốc đã tới nhà nó. Như cái Thanh, tôi lại co

Xin lỗi nha! Mình ấn lộn nút, tiếp tục:

Thế là còn cái Thương nữa, nhưng tôi chợt lo; nhà nó rõ giàu, nhưng keo lắm. Nhưng cũng mừng vì mẹ nó cho no nhiều tiền. Chắng mấy chốc đã tới nhà nó. Như cái Thanh, tôi lại có thêm một cuộc đối thoại tương tự:

-Thương ơi, mày có nhà không?

-Tao ra ngay đây, mày gọi tao cái gì?

Nó không hỏi tên tôi vì cái giọng đanh đanh chua chua của tôi thì nó biết rõ. Nó vừa chạy ra, tôi hỏi ngay:

-Mày có tiền không?

-Có

-Mấy xu?

-300 xu, mày cần gì? Nếu muốn, tao cho mày luôn 3 lượng bạc. Dạo này tao có nhiều tiền lắm!

-Thật sao? Vậy cho cụ Danh mượn đi!

-Mày rảnh ruồi thật, tao mà lại cho cái ông già lọm khọm đó làm chi? Ổng cần gì?

-Mày làm ơn đi, cụ cần về thăm con ở Sài Gòn, chú ấy bị bệnh!

-Được, tao cho mày 30 xu, cầm nó rồi cút xéo, tao phải đi đám rồi.

_____________________________________Sẽ_còn_tiếp________________________________________

8 tháng 1 2022

ở nơi em từng sinh sống em đã nhìn thấy hình ảnh bầu trời về đêm. trên trời có những ngôi sao lấp lánh chiếu sáng. mặt trăng tròn. lí do em thích hình ảnh đó là vì nó gợi em nhớ về những lúc em về quê ngoại

8 tháng 1 2022

cảm ơn bạn nha

6 tháng 10 2021

Tui cực dốt văn

6 tháng 10 2021

Tui cũng dốt Văn lun á ! ^^ Cừu lười biếng ^^

12 tháng 11 2021

nhanh nha mọi người