K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 6 2019

Soạn văn 7 tập 1 | Soạn bài lớp 7 tập 1 | Soạn văn lớp 7 tập 1 | Để học tốt ngữ văn 7 hay nhất tại VietJack

12 tháng 6 2019

Đào Thị Ánh Quyên bấm vào link sau

Soạn văn VNEN 7 tập 1 đầy đủ, cẩm nang soạn bài từ A đến Z - Tech12h

2 tháng 6 2019

tech12h.com ( mik nghĩ thế ) 

~ Hok tốt , nhớ tk mik nha ~
#BigHit

2 tháng 6 2019

Bạn lên google bấm là :

Trang wed giải sách ngữ văn VNEN 7 tập 1 là có mà.

Bên máy mk bấm vậy là nó ra đó.

Chúc bạn sớm tìm được trang wed nha !

27 tháng 11 2016

Mk ko cần bài thành ngữ nữa, các bạn giúp mk bài" Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

1 tháng 12 2016
Câu 1:a. Bài văn viết về bài ca dao : Đêm qua ra đứng bờ ao.b. Ghi lại bài ca dao :“Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn, trông sao sao mờBuồn trông con nhện giăng tơNhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?Buồn trông chênh chếch sao maiSao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?Đêm đêm tưởng giải Ngân HàChuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm trònĐá mòn nhưng dạ chẳng mònTào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ”.Câu 2:

-Tưởng tượng : Bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh ánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.

-Liên tưởng :..một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt đang kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương.

-Hồi tưởng : Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng. Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ…đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.

-Suy ngẫm :

+Thì ra cái vùng sao như cát….da diết vô cùng.

+Lại con sông Tào Khê…cũng thấy như thế.

Chúc bạn học tốt!

2 tháng 12 2016

vậy bạn trả lời giùm mk câu:

Cản nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ

1 tháng 12 2017

Câu 1:

- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

- Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ => Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

+ Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+ Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

+ Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

câu 5 thì................mk chịu thoi hà

Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

  • Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (siêu ngắn)

Bố cục:

   + Chia các câu tục ngữ trong bài thành hai nhóm:

   +

   + 4 câu đầu: Tục ngữ về thiên nhiên

   +

   + 4 câu sau: Tục ngữ về lao động sản xuất

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 ( Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Đọc kĩ tục ngữ và chú thích.

Câu 2 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:

   + 4 câu tục ngữ đầu về thiên nhiên

   + 4 câu tục ngữ sau về lao động sản xuất

Câu 3 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

- Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.

- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.

- Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.

"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"

- Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa

- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.

"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"

- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão

- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão

- Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ

"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.

- Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo

- Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai

"Tấc đất tấc vàng"

- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng

- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ

- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.

"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"

- Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng

- Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó

- Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"

- Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa

- Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.

"Nhất thì, nhì thục"

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.

- Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác

Câu 4 (trang 5 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ

- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”

- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

Luyện tập

Một số câu tục ngữ về hiện tượng mưa nắng, bão lụt:

- Chớp đằng tây mưa dây bão giật

- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa

- Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

Ý nghĩa - Nhận xét

    - Qua bài học này, học sinh nhận ra được giá trị, những kinh nghiệm thực tế về thiên nhiên và lao động sản xuất chứa đựng trong những câu tục ngữ của dân gian, đồng thời xem tục ngữ như một kênh học tập, tích lũy vốn sống bản thân.

    - Bên cạnh đó, học sinh còn phân tích được lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

Tham khảo thêm:

  • Phân tích một số câu Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

  • Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao "Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề ..."

24 tháng 12 2018

Luyện tập

Câu hỏi (trang 13 SGK): Những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong Bài 19 đã học.

Một số câu tục ngữ đồng nghĩa:

- Máu chảy ruột mềm

- Chết vinh còn hơn sống nhục

Một số câu tục ngữ trái nghĩa:

- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm

- Trọng của hơn người