Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
Câu 2: Hãy xác định chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa và sự khử trong phản ứng oxi hóa – khử sau:
H2 + HgO −to→ Hg + H2O
Câu 3: Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí sau: oxi, không khí và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra các khí trong mỗi lọ?
Câu 4: Lập phương trình hóa học cho các phản ứng sau:
Cacbon đioxit + nước →axit cacbonic (H2CO3)
Lưu huỳnh đioxit + nước → axit sunfurơ (H2SO3)
Sắt + axit clohidric → sắt clorua + H2↑
Điphotpho pentaoxit + nước → axit photphoric (H3PO4)
Chì(II) oxit + hiđro→chì (Pb) + nước
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hiđro để khử sắt(III) oxit và thu được 11,2 gam sắt.
Viết phản ứng hóa học xảy ra.
Tính khối lượng sắt(III) oxit đã phản ứng.
Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (đktc).
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1:Hoàn thành các phương trình phản ứng:
Câu 2:
Câu 3: Đưa que đóm còn tàn đóm đỏ vào 3 bình khí trên. Bình khí làm que đóm bùng cháy là oxi.
Đốt 2 khí còn lại. Khi cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt là H2, còn lại là không khí.
2H2 + O2 → 2H2O
Câu 4: Lập phương trình các phản ứng:
Cacbon đioxit + nước → axit cacbonic (H2CO3)
CO2 + H2O → HCO3
Lưu huỳnh đioxit + nước → axit sunfurơ (H2SO3)
SO2 + H2O →H2SO3
Sắt + axit clohiđric → sắt clorua + H2 ↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Điphotpho pentaoxit + nước → axit photphoric (H3PO4)
P2O5 + 3H2O → H3PO4
Chì(II) oxit + hiđro → chì (Pb) + nước
PbO + H2 −to→ Pb + H2O
Câu 5:
PTHH:
Fe2O3 + 3H2 −to→ 2Fe + 3H2O (1)
(mol) 0,1 0,3 ← 0,2
Ta có: nFe = 11,2/56 = 0,2 (mol)
Từ (1) → nFe2O3= 0,1 (mol) → mFe2O3= 0,1 x 160 = 16 (gam)
Từ (1) → nH2= 0,3 (mol)
→ VH2= 0,3 x 22,4 = 6,72 (lít)
Bài 1: Tổng số hạt p, e , n trong nguyên tử là 28 , trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35%. Tính số hạt mỗi loại . Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử ?
Bài 2: Tổng số hạt trong nguyên tử R là 82 hạt .Trong nguyên tử R tổng số hạt nơtron bằng 15/13 số hạt proton. tính số hạt p, n ,e trong nguyên tử R?
Bài 3: Nguyên tử X có tổng số hạt proton ,nơtron,electron là 52 . Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt
Tính số hạt mỗi loại của nguyên tử X?
Cho biết số electron trong mỗi lớp của nguyên tử X?
Tính nguyên tử khối của X?
Tính khối lượng bằng gam của X, biết mp = mn =1,013đvC
Bài 4: Người ta kí hiệu một nguyên tử của một nguyên tố hóa học như sau :AZX , trong đó A là số hạt proton và nơtron , Z bằng số hạt proton .Cho các nguyên tử sau :
126X 168Y 136M 178R 3517A 3717E
Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học ?Tại sao?
Bai5: Một nguyên tử X có tổng số hạt là 46 . Trong đó số hạt không mang điện bằng 8/15
Tổng số hạt mang điện . Xác định tên và kí hiệu hóa học của nguyên tử X ? Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử X?
Bài 6: Nguyên tử của một nguyên tố có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt
xác định số p, số e , sô n của nguyên tử đó ?
Vẽ sơ đồ nguyên tử , biết nguyên tử có 3 lớp e và lớp e ngoài cùng có 1e
Bài 7: Một nguyên tử R có tổng số hạt p, n, e là 115 hạt .Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt . Xác định tên và kí hiệu hóa học của nguyên tử R?
Bài 8: Một nguyên tử X có tổng số hat p ,n ,e trong nguyên tử là 46 .Biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 hạt .Tính số p ,số n , trong nguyên tử Xvà cho biết X thuộc nguyên tố hóa học nào ?
chúc bạn hc tốt đề khá khó đó
(oh) hóa trị 1 mà zn hóa trị 2=> cthh la zn(oh)2
với lại ko có oh2 dau chi co OH hoac la H2O
1. Tổng số hạt cơ bản của một nguyên tử là 60. Biết số lượng mỗi hạt là bằng nhau.
a) Tính số p, n, e trong nguyên tử.
b) Tính NTK của nguyên tử.
2. Điền vào các câu sau đây những từ thích hợp ( phân tử, nguyên tử )
- Trong thuỷ ngân oxit chứa……… oxi.
- ……… nước được tạo thành bởi…… oxi và…… hidro.
- Trong không khí có chứa các ……… oxi.
3. Các cách viết sau: 4P, 5Fe, Br2, 3O2, 5CH4, CaO, 2H2SO4 diễn đạt ý gì?
4. Trong số các kim loại, nguyên tử của kim loại nào là nặng nhất. Nó nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử kim loại nhẹ nhất? (Chỉ so sánh những nguyên tử kim loại có trong bảng I/ Sgk).
5. Bằng chữ số và KHHH hãy biểu diễn: 2 phân tử nitơ, 2 nguyên tử sắt, 5 phân tử khí hidro, 6 nguyên tử clo, 3 nguyên tử đồng, 5 phân tử nước (gồm 10H, 5O), 4 phân tử đá vôi (gồm 4Ca,4C, 12O), 1 phân tử đường saccarozơ (gồm 12C, 22H và 11O).
6. Tìm KLNT các nguyên tố sau: K, Al, N, Cl. Biết NTK của chúng lần lượt la: 39, 27, 14, 35.5đvC.
7. Tìm hóa trị của các nguyên tố Fe, C, Cu, Pb trong các CTHH sau: FeO, CO2, Cu(NO3)2, PbCl2.
8. Lập CTHH của các hợp chất sau bằng quy tắc chéo, cho biết ý nghĩa của các CTHH tìm được:
Al và O ; C(IV) và O ; C(II) và O
Zn và Cl ; Al và S(II) ; C(IV) và H
Fe(III) và (SO4); Cu(II) và (OH) ; Na và (PO4)
9. Một hợp chất có CTHH như sau: M2On (n: hóa trị của M và có giá trị không quá 3), hợp chất đó có PTK bằng 160. Xác định CTHH của hợp chất trên?
10. Một hợp chất A có phân tử khối gấp 5 lần phân tử khối của khí Oxi. Trong 1 phân tử A có 2 nguyên tử X và 3 nguyên tử oxi. Hỏi X là nguyên tử của nguyên tố nào?
11. CTHH của một số hợp chất viết như sau:
MgCl2, Fe3O2, P2O3, KO, NaO2, AlO, NH3, ClO, Fe2(SO4)2, CaOH, Cu2(SO4)3, NaOH, Al2S3, ZnNO3, Mg2(PO4)3 , CO, H3SO4, Ag2OH, KCO3, SiO2.
Hãy cho biết công thức nào đúng, công thức nào sai hãy sửa lại những công thức sai?
Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 8 Chương 1 (có đáp án - Đề 2) Tham khảo nhé bn!
~ Học tốt ~