K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2019

công cha như núi thái sơn 

nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

4 tháng 9 2019

Kho tàng ca dao vô cùng phong phú. Nó diễn tả muôn vàn tình cảm của nhân dân ta. Đẹp đẽ nhất là ca dao nói về tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước.
Với lời lẽ mềm mại và trong sáng, ca dao đã phác thảo lên một đất nước tuyệt đẹp trước mắt mọi người. Từ Lạng Sơn hùng vĩ có núi Thành Lạng, có sông Tam Cờ, đến Thủ đô Hà Nội được ca dao vẽ nên với những “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” luôn khiến lòng người ngẩn ngơ:
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
Và ca dao còn đưa ta tới xứ Huế mộng mơ với giọng hò xa vọng:
Lờ đờ bỏng ngủ trăng chênh
Giọng hò xa vọng thắm tình nước non.
Chúng em thấy rõ trong ca dao một “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”. Những câu ca dao ấy đầy sức truyền cảm, càng làm cho em thêm yêu đất nước Việt Nam.
Ca dao còn bồi đắp cho tuổi thơ chúng em tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương làng xóm. Làng ta nhỏ bé, đơn sơ mà thắm đượm tình người. Với tinh yêu xóm làng tha thiết, ca dao gợi lên trước ta một làng quê ở “phong cảnh hữu tình, dân cư giang khúc như hình con long”. Tuy cuộc sống phải dãi nắng dầm mưa, nhưng niềm vui vẫn tăng lên gấp bội khi đồng lúa ngày một xanh tốt. Sự cần cù lao động dường nhưđược ca đao biến thành sự kì diệu của thiên nhiên cho đất nước.
Nhờ trời hạ kế sang đông
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi
Vụ năm cho đến vụ mười
Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.
Tinh cảm của người dân gắn chặt với làng quê. Công việc mệt mỏi nhưng thật vui: Ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên.
Đồng lúa quê hương tuy bình dị, nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu làng quê mình. Ca dao đã vẽ nên một cánh đồng lúa xanh mướt và tình cảm cũng dạt dào.
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Ca dao làm cho ta thường thây rõ từng cây lúa một trong cả cánh đồng lúa rộng mênh mông đó:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.
Để có được ngày hôm nay, bao anh hùng đã ngã xuống. Các câu ca dao xưa còn in sâu những nét đó.
Lạy trời cho cả gió lên,
Cờ vua Bình Định bay trên khung thành.
Với tấm lòng quý trọng, nhân dân xưa luôn mong ước hòa hình trên đất nước. Họ mong muốn gió nổi thật to để cờ nghĩa quân của đức vua hay phần phật trên khắp mọi miền.
Đống Đa ghi để lại đây

Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc An.
Chính ca dao đã giúp em thêm hiểu về cội nguồn lịch sử vẻ vang.
Ca dao xưa thực sự là một nguồn tình cảm vô cùng phong phú, nó bồi đắp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi thơ chúng em, một tình cảm sâu sắc với quê hương đất nước và lòng tự hào về dân tộc.

  • Cần Thơ là tỉnh,

Cao Lãnh là quê,

Anh đi lục tỉnh bốn bề,

Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò, Để em qua lại mua cò gởi thơ.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,

Anh có thương em, cho bạc cho tiền,

Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.

  • Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành.

  • Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,

Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.

Viết thư thăm hết mọi nhà,

Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.

  • Chỉ điều xe tám, đậu tư,

Anh đi Gia Định thư từ cho em.

  • Chị Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

  • Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi măng

Giã em xứ sở vuông tròn

Anh về xứ sở không còn ra vô.

D[sửa]

  • Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

  • Dù ai buôn bán gần xa,

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Đ[sửa]

  • Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

  • Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.

  • Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

  • Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,

Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say

G[sửa]

  • Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

K[sửa]

  • Khen ai khéo như họa đồ,

Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn Gươm

L[sửa]

  • Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,

Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.

Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,

Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.

Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,

Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.

Anh em Mười Chức công khùng,

Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...

  • Lênh đênh ba mũi thuyền kề,

Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.

  • Làng tôi có lũy tre xanh,

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

Bên bờ vải nhãn hai hàng,

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

M[sửa]

  • Mẹ bồng con ra ngồi ái Tử hinh

Gái trông chồng đứng núi Vọng Phu

Bao giờ nguyệt xế, trăng lu tinh

Nghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng.

  • Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi...

  • Muối khô ở Gảnh mặn nồng thom

Giồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng.

N[sửa]

  • Nam Kì sáu tỉnh em ơi,

Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn.

Sông Hương nước chảy trong luôn,

Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

  • Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

  • Ngày xuân cái én xôn xao,

Con công cái bán ra vào chùa Hương

Chim đón lối, vượn đưa đường,

Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.

  • Ngọ Môn năm cửa chín lầu,

Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.

  • Những người mà xấu như ma,

Uống nước chùa Hà lại đẹp như tiên.

  • Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng

O - Ô - Ơ[sửa]

  • Ở đâu năm cửa, nàng ơi!

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

Ở đâu là chín tầng mây?

Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?

Chùa nào mà lại có hang?

Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?

Ai mà xin lấy túi đồng?

Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?

Nước nào dệt gấm thêu hoa?

Ai mà sinh ra cửa, sinh nhà, nàng ơi?

Kìa ai đội đá vá trời?

Kìa ai trị thủy cho đời bình yên

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời?

Xin em giảng rõ từng nơi từng người.

Thành Hà nội năm cửa, chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong,

Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,

Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.

Trên trời có chín từng mây,

Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng.

Chùa Hương Tích mà lại ở hang;

Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không?

Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng,

Trên trời lại có con sông Ngân Hà.

Nước Tàu dệt gấm thêu hoa;

Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chồng ơi!

Bà Nữ-Oa đội đá vá trời;

Vua Đại Vũ trị thủy cho đời bình yên

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời,

Em xin giảng rõ từng nơi nhiều người

Q[sửa]

  • Quảng Nam có núi Ngũ Hành,

Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.

  • Quảng Nam nổi tiếng bòn bon

Chả viên Bình Định vừa ngon vừa lành

Chín mùi da vẫn còn tươi

Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn.

R[sửa]

  • Rau đắng nấu với cá trê

Ai đến đất Mũi thì "mê" không về!

  • Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiêng, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

S[sửa]

  • Sông Tô nước chảy quanh co,

Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.

Buồn tình vừa lúc phân chia,

Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò.

  • Sông Đồng Nai nước trong lại mát

Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi

Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lý

Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.

T[sửa]

  • Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng

Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

  • Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai

Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.

  • Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa lá

Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi

Buồn tình gá nghĩa mà chơi

Hay là anh quyết ở đời với em?

Em nào có dối lòng em

Họa chi vô đới em chăng được nhờ?

U[sửa]

  • U Minh, Rạch Giá thị hóa Sơn Trường

Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua.

  • Ước gì anh lấy được nàng,

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

V[sửa]

  • Vịt nằm bờ mía rỉa lông

Thấy cảnh thương chồng đi núi Hà Tiên

X[sửa]

  • Xem kìa Yên Thành như kia,

Giếng sâu chín trượng, nước thì trong xanh.

Đầu chợ Bưởi điếm cầm canh,

Người đi kẻ lại như tranh họa đồ.

Cổng chợ có miếu vua cha

Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên...

Y[sửa]

  • Yên Bình với bóng tre xanh

Tre tỏa bóng mát cho em vui đùa.

4 tháng 9 2019
  • Cần Thơ là tỉnh,

Cao Lãnh là quê,

Anh đi lục tỉnh bốn bề,

Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò, Để em qua lại mua cò gởi thơ.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,

Anh có thương em, cho bạc cho tiền,

Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.

  • Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành.

  • Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,

Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.

Viết thư thăm hết mọi nhà,

Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.

  • Chỉ điều xe tám, đậu tư,

Anh đi Gia Định thư từ cho em.

  • Chị Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

  • Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi măng

Giã em xứ sở vuông tròn

Anh về xứ sở không còn ra vô.

D[sửa]

  • Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

  • Dù ai buôn bán gần xa,

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Đ[sửa]

  • Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

  • Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.

  • Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

  • Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,

Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say

G[sửa]

  • Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

K[sửa]

  • Khen ai khéo như họa đồ,

Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn Gươm

L[sửa]

  • Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,

Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.

Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,

Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.

Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,

Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.

Anh em Mười Chức công khùng,

Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...

  • Lênh đênh ba mũi thuyền kề,

Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.

  • Làng tôi có lũy tre xanh,

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

Bên bờ vải nhãn hai hàng,

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

M[sửa]

  • Mẹ bồng con ra ngồi ái Tử hinh

Gái trông chồng đứng núi Vọng Phu

Bao giờ nguyệt xế, trăng lu tinh

Nghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng.

  • Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi...

  • Muối khô ở Gảnh mặn nồng thom

Giồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng.

N[sửa]

  • Nam Kì sáu tỉnh em ơi,

Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn.

Sông Hương nước chảy trong luôn,

Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

  • Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

  • Ngày xuân cái én xôn xao,

Con công cái bán ra vào chùa Hương

Chim đón lối, vượn đưa đường,

Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.

  • Ngọ Môn năm cửa chín lầu,

Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.

  • Những người mà xấu như ma,

Uống nước chùa Hà lại đẹp như tiên.

  • Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng

O - Ô - Ơ[sửa]

  • Ở đâu năm cửa, nàng ơi!

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

Ở đâu là chín tầng mây?

Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?

Chùa nào mà lại có hang?

Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?

Ai mà xin lấy túi đồng?

Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?

Nước nào dệt gấm thêu hoa?

Ai mà sinh ra cửa, sinh nhà, nàng ơi?

Kìa ai đội đá vá trời?

Kìa ai trị thủy cho đời bình yên

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời?

Xin em giảng rõ từng nơi từng người.

Thành Hà nội năm cửa, chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong,

Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,

Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.

Trên trời có chín từng mây,

Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng.

Chùa Hương Tích mà lại ở hang;

Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không?

Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng,

Trên trời lại có con sông Ngân Hà.

Nước Tàu dệt gấm thêu hoa;

Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chồng ơi!

Bà Nữ-Oa đội đá vá trời;

Vua Đại Vũ trị thủy cho đời bình yên

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời,

Em xin giảng rõ từng nơi nhiều người

Q[sửa]

  • Quảng Nam có núi Ngũ Hành,

Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.

  • Quảng Nam nổi tiếng bòn bon

Chả viên Bình Định vừa ngon vừa lành

Chín mùi da vẫn còn tươi

Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn.

R[sửa]

  • Rau đắng nấu với cá trê

Ai đến đất Mũi thì "mê" không về!

  • Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiêng, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

S[sửa]

  • Sông Tô nước chảy quanh co,

Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.

Buồn tình vừa lúc phân chia,

Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò.

  • Sông Đồng Nai nước trong lại mát

Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi

Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lý

Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.

T[sửa]

  • Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng

Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

  • Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai

Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.

  • Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa lá

Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi

Buồn tình gá nghĩa mà chơi

Hay là anh quyết ở đời với em?

Em nào có dối lòng em

Họa chi vô đới em chăng được nhờ?

U[sửa]

  • U Minh, Rạch Giá thị hóa Sơn Trường

Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua.

  • Ước gì anh lấy được nàng,

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

V[sửa]

  • Vịt nằm bờ mía rỉa lông

Thấy cảnh thương chồng đi núi Hà Tiên

X[sửa]

  • Xem kìa Yên Thành như kia,

Giếng sâu chín trượng, nước thì trong xanh.

Đầu chợ Bưởi điếm cầm canh,

Người đi kẻ lại như tranh họa đồ.

Cổng chợ có miếu vua cha

Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên...

Y[sửa]

  • Yên Bình với bóng tre xanh

Tre tỏa bóng mát cho em vui đùa.

Xem thêm[sửa]

  • Ca dao Việt Nam châm biếm, hài hước
  • Ca dao Việt Nam về chống áp bức phong kiến và chống thực dân, đế quốc
  • Ca dao Việt Nam về quan hệ xã hội
  • Ca dao Việt Nam về tình cảm gia đình
  • Ca dao Việt Nam về tình yêu
13 tháng 8 2018

gia đình là mái ấm hạnh phúc lớn nhất mà ta từng có , nơi đó ta được bố mẹ yêu thương chăm sóc , lo lắng , hạnh phúc gia đình là thứ quí giá nhất trong cuộc sống , không có nó ta không thể nào sống và lớn lên được , gia đình là nơi bảo vệ ta và giúp ta trong lúc khó khăn và chia sẽ những nỗi niềm buồn vui , bạn đừng làm rạng nức đi một thứ tình cảm ấy vì nếu gia đình tan vỡ bạn sẽ cảm thấy cô đơn buồn bã và chán nãn tuy ngoài gia đình ta còn có bạn bè nhưng văn học nước ngoài nói rằng " Gia đình, gia đình còn hơn là bạn bè " hãy biết trân trọng những gì mình đang có vì trên đời này ko có gì là quí giá và cũng ko có gì là hoàn hảo và mãi mãi . Vì một khi đã làm mất thì lúc suy nghĩ lại mới biết rằng hối hận , vì thế hãy biết trân trọng những gì mình đang có bạn nhé . 
Gia đình là một ngôi nhà an toàn cho ta trú ngụ trong cuộc đời. 
Gia đình cho ta những bữa cơm ấm áp,đầy tình thương yêu mà khi đi xa ai cũng nhớ. 
Gia đình là nơi ta học cách yêu thương,wan tâm,chăm sóc ng khác ngoài bản thân ta ra. 
Gia đình là nơi ta học đc cách sống,giao típ với cộng đồng. 
Gia đình là chỗ ta có thể giải bày tâm sự. 
Gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất khi ta suy sụp. 
Gia đình là 1fần xã hội thu nhỏ,đa hình,muôn dạng,thú vị.

13 tháng 8 2018

Tham khảo!!!

Gia đình nhỏ của tôi lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười của bố, giọng nói ấm áp của mẹ và sự hiếu động của em trai. Bố tôi vốn là bộ đội chiến đấu ngoài chiến trường, đến nay vẫn công tác trong ngành quân đội. Có lẽ vì trải qua những năm tháng đấu tranh và rèn luyện, bố tôi trở nên cương trực và nghiêm khắc hơn nhưng cũng rất vui tính, dí dỏm. Nhìn bề ngoài, bố là người cứng rắn nhưng bên trọng lại sống rất tình cảm. Bố là trụ cột vững chắc trong gia đình. Bố không chỉ là điểm tựa tinh thần cho mẹ mà còn là tất cả với chị em tôi. Khác với bố, mẹ là người phụ nữ yếu mềm, dịu dàng và đảm đang. Như những người phụ nữ Việt Nam tự bao đời nay vẫn thế, mẹ chịu khó, hi sinh mà không một lời than vãn. Mẹ luôn coi chăm sóc gia đình là niềm hạnh phúc. Với chúng tôi, mẹ vừa là người bạn vừa là người thầy vĩ đại nhất. Bố mẹ là thần tượng trong trái tim tôi. Vui nhộn, hiếu động nhất nhà không ai khác là cậu em trai sáu tuổi. Năm nay, nó sẽ vào lớp một. Nhìn cậu hào hứng chuẩn bị mọi thứ cho năm học mới, tôi như gặp lại chính mình của năm năm về trước, cũng hồn nhiên trong sáng như thế. Tuy hiếụ động nhưng em ngoan và rất thông minh. Hai chị em tôi có thể chơi với nhau suốt ngày không chán. Nếu một ngày mà thiếu vắng tiếng nói tiếng cười của em, gia đình tôi dường như trống trải, nhất là tôi sẽ nhớ em vô cùng...

Code : Breacker

2 tháng 11 2019

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời

Như sông như núi, như người Việt Nam

    Câu thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào về non sông đất trời Việt Nam. Thiên nhiên trên quê hương ta có vẻ đẹp mộng mơ, chan hoà sức sống. Chính vì vậy, thiên nhiên luôn là dề tài bất tận của thi ca. Lúc thì lung linh, huyền diệu như trong mộng, lúc lại rực rỡ, kiêu sa tựa ánh mặt trời. Nhưng đồng thời, cảnh vật cũng sẽ nhuốm màu ảm đạm, thê lương dưới ánh mắt của các nhà thơ mang một tâm sự u hoài khi sáng tác một bài thơ tức cảnh. Vì thế, đại thi hào Nguyễn Du đã từng nói: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Câu thơ thật thích hợp khi ta liên tưởng đến bà Huyện Thanh Quan với bài thơ Qua đèo Ngang.

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Phải hiểu rõ và yêu quý bài thơ mới thấy hết được tài năng cũng như tư tưởng luôn hướng về quê hương đất nước và gia đình của bà Huyện Thanh Quan. Ai dám bảo rằng người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có được những tình cảm thiêng liêng đó?

Chỉ mới đọc hai câu đầu của bài thơ thôi:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

là ta đã nhận ngay ra một nỗi buồn xa vắng.

Câu thơ xuất hiện cụm từ bóng xế tà và sự hiện diện của điệp từ chen cùng cách gieo vần lưng lá, đá đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ tà như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

 Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau

Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật ở Hoành Sơn. Cảnh vật đã buồn lại trống vắng hơn bởi điệp từ chen ở câu thứ hai. Nó làm cho người đọc thơ bỗng cảm nhận được sự hoang vắng của đèo Ngang lúc chiều tà, bóng xế mặc dù nơi đây rất đẹp: có cỏ cây, đá, lá, hoa. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt để tìm kiếm một chút gì gọi là sự sống linh động. Và kìa, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn. Sự đối lập vốn có của hai câu thực khiến cho cảnh trên sông, dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt. Từ vài, mấy như càng nói rõ thêm sự vắng vẻ ở nơi này. Trong sự hiu quạnh đó, bỗng nhiên vẳng lên tiếng kêu đều đều, man mác của loài chim quốc quốc, chim gia gia trong bóng hoàng hôn đang buông xuống.

Từ ghép đau lòng, mỏi miệng khiến cho ta có cám giác tha thiết, ray rứt. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó?

Sự song song về ý, về lời của hai câu thơ trong phần luận của bài thơ này nhằm nhấn mạnh tình cảm của bà Huyện Thanh Quan đối với Tổ quốc, gia đình trước cảnh thật là khéo léo và tài tình. Từ thực tại của xã hội đương đời mà bà đang sống cho đến cảnh thực của đèo Ngang đã khiến cho tác giả sực nhớ đến mình và tâm sự:

Dừng chân dứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà ta với ta, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái. Vũ trụ bao la quá! Con người cô đơn quá! Tất cả lại được diễn tả dưới ngòi bút tài hoa của người nữ sĩ nên bài thơ là bức tranh đặc sắc. Từ ta với. ta như một minh chứng cho nghệ thuật điêu luyện trong sáng tác thơ ca của bà Huyện Thanh Quan. Bởi vì cũng ta với ta nhưng nhà thơ Nguyễn Khuyến lại nói:

Bác đến chơi đây ta với ta

Lại là sự kết hợp của hai người: tuy hai mà một, tuy một mà hai. Còn bà Huyện lại:

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Đã tô đậm thêm sự lẻ loi, đơn chiếc của mình. Qua câu thơ, ta như cảm nhận sâu sắc hơn nỗi niềm tâm sự của tác giả trước cảnh tình quê hương…

Phân tích bài thơ rồi, em hiểu sâu sắc hơn, thấm thía hơn tình cảm của một nhà thơ nữ trong xã hội thời xưa, giúp em thêm yêu quý đất nước và con người Việt Nam. Em cảm thấy vững vàng trong tư tưởng và có những suy nghĩ tích cực hơn góp phần xây dựng quê hương đất nước Việt Nam thêm giàu đẹp, để giữ mãi được những dấu tích mà người xưa để lại như gửi gắm, nhắc nhở và trao gởi cho chúng em.

Từ xưa đến nay, có nhiều nhà thơ tả cảnh đèo Ngang nhưng không ai thành công bằng bà Huyện Thanh Quan vì trong tác phẩm của bà có cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng và tài năng của một cây bút tuyệt vời. Cả bài thơ được gieo vần "a" như chính tâm sự hoài cổ của tác giả. Chúng ta không tìm thấy dù chỉ một chút gọi là sự ồn ào trong cách miêu tả. Tất cả chỉ là sự trầm lắng, mênh mang như chính tâm sự của tác giả.

Lời thơ nghe xao xuyến, bồi hồi làm cho người đọc xúc động cũng chính là những cảm xúc sâu lắng của bà Huyện Thanh Quan khi đặt chân lên đèo Ngang trong khung cảnh miền núi khi hoàng hôn buông xuống. Cũng những cảm xúc ấy, ta sẽ gặp lại khi đọc bài Chiều hôm nhớ nhà của bà với câu:

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

 Tiếng ốc xa đưa, vẳng trống dồn.

Để tỏ lòng biết ơn đối với nhà thơ xưa đã cho ta những phút giây có được tình cảm tốt đẹp xuất phát từ đáy tâm hồn, từ sự rung cảm thật sự, người đời đã đặt một tên làng, một tên đường: Bà Huyện Thanh Quan để mãi mãi ghi nhớ tài năng cũng như tư tưởng tuyệt vời của người, nữ sĩ đối với non sông, đất nước một thời đã qua.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/phan-h-bai-tho-qua-deo-ngang-cua-ba-huyen-thanh-quan-c34a1460.html#ixzz647tw55b5

27 tháng 2 2020

Chỉ mình bài Cảnh khuya thôi nhá

 Bài thơ Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua. Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những giây phút thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp cua thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ - chiến sĩ là Bác.

   Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

   Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lặng chìm đi để bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vỗn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ ¾ ngắt ở từ trong sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

   Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

   Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh. Sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng duwois gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa... Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tinh điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.

   Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

   Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp.

   Còn lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

   Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Vòn ở câu dưới, Bac chưa ngủ vì nghĩ đến trác nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà.

   Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào. Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi loogic nhưng thục ra điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.

   Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật miên mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.

   Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của đại dân tộc ta. Bài thơ là một dẫn chứng sinh động chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiens sĩ Hồ Chí Minh.

27 tháng 2 2020

Đoạn văn biểu cảm về tình yêu thiên nhiên nha bạn. 

11 tháng 9 2019

Ðiều bất bình đẳng của người phụ nữ xưa chính là việc họ bị "gạt" ra khỏi cuộc sống thênh thang của xã hội và "dồn" vào khuôn khổ chật hẹp của đời sống gia đình. Xã hội phong kiến, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo đã thể chế hóa điều này bằng "đạo Tam tòng": Tại gia tòng phụ; Xuất giá tòng phu; Phu tử tòng tử. (Ở nhà theo cha; lấy chồng theo chồng; chồng chết theo con trai).

Nói tòng phụ tức phụ quyền được đề cao. Người cha có quyền uy tuyệt đối trong gia đình. Người con gái phải nghe theo cha, phục tùng mệnh lệnh của cha mẹ mà ít có những chính kiến cá nhân.

Trong giai đoạn tòng phụ, người con gái được học đủ thứ. Học nhiều nhưng không phải để tiến thân bằng con đường khoa cử, mà học để chuẩn bị lấy chồng. Tục tảo hôn trong xã hội phong kiến xưa sớm dồn ép người con gái phải nhận cái thiên chức làm mẹ sát với lẽ tự nhiên nhất. Gái thập tam, nam thập lục - người con gái 13 tuổi, trai 16 tuổi là đến độ dựng vợ gả chồng. Vì vậy khi còn tại gia, người cha, người mẹ thường dạy con gái ăn ở làm sao cho tử tế, cho được tiếng gái lành. Tứ đức đặc biệt được chú trọng đưa vào giáo dục con gái trong giai đoạn này. Với tứ đức, bao giờ người con gái cũng phải thu mình với công, dung, ngôn, hạnh, luôn luôn phải giữ gìn tiết hạnh làm câu sửa mình. Người con gái trong gia đình xưa được giáo dục rất bài bản cách ăn ở cư xử trước khi về nhà chồng. Suy cho cùng đó lại là những bài học rất thiết thực cho cuộc sống.

Rời nhà cha mẹ đẻ, phụ nữ bước vào cuộc đời xuất giá tòng phu. Bên cạnh trách nhiệm người vợ, người phụ nữ còn làm thêm nghĩa vụ của người con trong gia đình mới. Thời kỳ này rất căng thẳng. Thử thách đầu tiên người phụ nữ phải vượt qua là cáng đáng những công việc ngổn ngang phức tạp của gia đình nhà chồng. Có thể nói, cô con dâu mới phải quán xuyến hầu hết những công việc, vừa tham gia lao động sản xuất dưới con mắt dò xét của nhà chồng. Ðiều này tạo cho phụ nữ xưa có rất nhiều ý chí và nghị lực. Song thực tế phũ phàng hơn lại đẩy họ tới cảnh "cam chịu".

Thực chất sự ràng buộc tinh thần của "đạo tam tòng" xuất phát từ cơ sở kinh tế của nó. Cơ sở ấy là quyền thừa kế tài sản. Ðây cũng là khởi nguồn của quan niệm phu tử tòng tử. Trong khi biểu hiện tấm gương sáng về lòng vị tha, đức hy sinh cao cả thì về quyền lợi người phụ nữ phong kiến lại chịu những thiệt thòi mất mát quá lớn. Thời xưa nói về chuyện người phụ nữ được quyền thừa kế một phần tài sản nhất định thì người ta quan niệm rằng: Người quân tử ai cũng đau lòng khi nghe chuyện ấy.

Bị tước mất quyền thừa kế tài sản, tất cả tài sản đều thuộc sở hữu của người con trai, từ đó người phụ nữ bị rơi cảnh phụ thuộc, nương nhờ vào con trai để sống. Không những thế quan niệm tòng tử còn trói buộc hạnh phúc của nhiều người phụ nữ. Trong khi "trai năm thê bảy thiếp" thì "gái chính chuyên chỉ có một chồng". Ðôi khi sức sống, niềm khát khao của họ bị cái "chính chuyên" kiềm tỏa mà không thể thoát ra được. Tái giá được xem là "phản bội", vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội. Người tái giá đa số cũng chỉ làm tôi thiếp, bị thiệt thòi, hiếm có được ý nghĩa thật sự của hai từ hạnh phúc.

Cách mạng Tháng Tám và sự hoán cải thân phận

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công phá tan thành trì phong kiến, đánh dấu mốc son lịch sử trong vấn đề bình đẳng giới được xác lập và định chế bằng Hiến pháp và Pháp luật. Tất cả quyền bính trong nước là của nhân dân Việt Nam. Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.

Dưới ánh sáng chỉ đường của Ðảng và Bác Hồ coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đến nay phụ nữ đã bình đẳng với nam giới về quyền hạn và nghĩa vụ cả trong gia đình và ngoài xã hội. Có thể nói, những cơ sở pháp lý đó đã thật sự mở ra những cơ hội mới cho phụ nữ Việt Nam trên con đường phát triển. Ðã có hàng trăm công ty, xí nghiệp làm ăn có lãi và ngày càng có uy tín cao trên thị trường trong nước và quốc tế do phụ nữ lãnh đạo. Nhiều chị đã nhận được giải thưởng cao quý của Nhà nước. Lao động nữ trong nhiều ngành đã được công nhận là có chất lượng và kỹ thuật tốt. Phụ nữ tham gia lãnh đạo trong các cơ quan Ðảng và Nhà nước ngày một nhiều. Chúng ta tự hào là nước đứng hàng thứ nhất trong khu vực và đứng hàng thứ chín trong 135 nước về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội.

Phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Trên cơ sở ấy, ý nghĩa của tam tòng trong cuộc sống ngày nay cũng như thân phận người phụ nữ Việt Nam đã hoàn toàn được hoán cải. Cũng là tòng phụ nhưng tòng phụ ngày nay chỉ đơn giản là lễ phép, vâng lời cha mẹ, hiếu thảo với ông bà, kính trên nhường dưới, không còn mang nội dung của thói gia trưởng, với quyền lực tuyệt đối mang tính áp đặt trong gia đình thuộc về người cha. Ngày nay con cái có quyền tham gia bàn bạc cùng cha mẹ những vấn đề của gia đình. Tòng phụ cũng không còn là ép duyên, bán gả con gái. Hôn nhân ngày nay được xây dựng trên cơ sở tình yêu tự nguyện. Tòng phu ngày nay cũng không nhất thiết người con dâu phải sống chung cùng gia đình nhà mẹ chồng. Vì thế hệ trẻ ngày nay năng động và đầy tính tự lập. Hơn nữa hình mẫu gia đình hạt nhân đang có chiều hướng phát triển mạnh. Mẹ không nhất thiết phải ở với con trai. Tất cả đã được pháp luật, sự tiến bộ của nhận thức quy định và bảo vệ...

Chuyện ngày nay khi nhìn về quá khứ

Ðất nước đang trên đà tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thật sự phát huy vai trò tích cực thúc đẩy nền kinh tế đất nước bắt nhịp với quốc tế và khu vực.

Tuy vậy, trong khi vốn, kỹ thuật, công nghệ từ nước ngoài ồ ạt đầu tư vào nước ta, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh, thì những tệ nạn xã hội cũng theo đó tràn vào, gây tổn hại không nhỏ tới thuần phong mỹ tục của người Việt, làm đau đầu các nhà chức trách. Mặt trái cực đoan trong nhận thức về sự bình đẳng là hiện tượng khinh rẻ chồng con, chạy đua theo danh lợi, đắm mình trong tiền bạc không còn là hiện tượng lạ, rồi những tranh chấp vụn vặt trong gia đình, suy tính nhỏ nhen, vụ lợi đã xô đẩy không ít gia đình vào cảnh phân ly đổ vỡ, tranh chấp tài sản và quyền nuôi con cái...

Chúng ta vẫn biết công, dung, ngôn, hạnh, là câu sửa mình của người phụ nữ xưa, kèm theo là những hủ tục khắt khe, rườm rà chúng ta vẫn thường phê phán. Nhưng ngày nay bên cạnh đại đa số chị em vẫn phát huy được những nét đẹp của tứ đức xưa thì chúng ta hẳn không khỏi buồn khi thấy những cô gái đài các, nhố nhăng, kệch cỡm tại các nhà hàng, hoặc chốn đông người.

Tam tòng của chế độ phong kiến xưa không còn phù hợp với người phụ nữ Việt Nam ngày nay, khi họ đang sánh bước cùng nam giới trong công cuộc đưa đất nước vào kỷ nguyên mới hội nhập thế giới. Kinh tế xã hội đất nước đang thay da đổi thịt từng ngày, chúng ta không thể sống với một tâm thế hoài vọng về quá khứ, nhưng cũng đừng vội thanh tẩy hay đả kích thái quá mọi ký ức của quá khứ. Dù ở tương lai tươi sáng đầy hứa hẹn thì những thách thức mới vẫn luôn đặt ra và hiện hữu. Khơi trong gạn đục là phải biết tìm trong truyền thống, tìm trong vốn cổ những giá trị đích thực cần thiết có ích cho chúng ta. Và như thế, nếu "tam tòng", "tứ đức" được hiểu theo nội dung mới thích hợp với xã hội đương đại thì sẽ không bao giờ là xưa cũ cả.

#Châu's ngốc

11 tháng 9 2019

sao dài vậy bạn