K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2023

- Em đã từng sử dụng những dịch vụ của ngành bưu chính viễn thông tại địa phương em đang sinh sống như: chuyển phát nhanh, bán hàng qua bưu chính, chuyển tiền nhanh, mạng điện thoại, mạng internet.

- Dịch vụ này hỗ trợ em rất nhiều trong đời sống hàng ngày cũng như trong học tập. Giúp em chuyển phát bưu kiện, bưu phẩm, mạng điện thoại di động giúp em có thể liên lạc với người thân khi ở xa. Mạng internet giúp em có thể kết nối bạn bè, trao đổi thông tin, tìm hiểu và khám phá tri thức rộng lớn.

3 tháng 2 2023

Ví dụ: Sự phát triển của ngành giao thông vận tải (thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh) ở TP. Hạ Long.

Hạ Long có mạng lưới đường bộ, cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển, đặc biệt là cảng nước sâu Cái Lân giữ vai trò cửa lớn ra biển cho cả nước ở phía Bắc, để chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và với nước ngoài. Đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á và thế giới.

3 tháng 2 2023

Ngành dịch vụ có các đặc điểm sau:

- Sản phẩm của ngành dịch vụ thường không phải là vật chất cụ thể.

- Ngành dịch vụ có sự liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất.

- Ngành dịch vụ có cơ cấu đa dạng, có sự thay đổi nhanh về quy mô, loại hình dịch vụ.

- Các thành tựu khoa học - công nghệ được ứng dụng mạnh mẽ trong ngành dịch vụ.

7 tháng 11 2023

BÁO CÁO TÌM HIỂU VỀ NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

1. Ý nghĩa của nội dung tìm hiểu

Bưu chính viễn thông là một trong các ngành dịch vụ cơ bản, cung cấp nhiều điều kiện cần thiết cho các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Khó có thể hình dung một xã hội hiện đại mà không có ngành bưu chính viễn thông. Ngành bưu chính viễn thông trên thế giới có vai trò như thế nào? Tình hình phát triển và phân bố của ngành ra sao?

=> Báo cáo này sẽ đưa ra các nội dung cụ thể.

2. Vai trò của ngành bưu chính viễn thông trên thế giới

- Đối với sự phát triển kinh tế:

+ Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện góp phần tăng năng suất lao động.

+ Hiện đại hóa, thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Mang lại giá trị kinh tế cao.

- Đối với các lĩnh vực khác:

+ Đảm bảo giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.

+ Thuận lợi cho quản lí hành chính.

+ Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong xã hội.

3. Tình hình phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông

a. Bưu chính

- Hoạt động ngày càng phát triển, nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới ra đời (chuyển phát nhanh, khai thác dữ liệu qua bưu chính, bán hàng qua bưu điện,...).

- Khoảng 1,5 tỉ người trên toàn thế giới đang sử dụng dịch vụ tài chính bưu chính.

b. Viễn thông

- Các dịch vụ viễn thông rất đa dạng và phong phú, diễn ra với tốc độ nhanh, công nghệ ngày càng hiện đại, trong đó có công nghệ số, công nghệ thực tế ảo. Các dịch vụ viễn thông quan trọng như: điện thoại, truyền số liệu, truyền tin và internet.

- Dịch vụ viễn thông có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới, đóng góp tới 1/5 GDP toàn cầu.

- Điện thoại:

+ Năm 2019, có hơn 5 tỉ người trên thế giới đang sử dụng điện thoại cá nhân với hơn 8 tỉ thuê bao di động.

+ Các nước có số thuê bao nhiều nhất: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga.

- Internet:

+ Năm 2019, có hơn 4,3 tỉ người trên thế giới đang sử dụng internet.

+ Các nước có tỉ lệ người sử dụng internet cao: Ca-na-đa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, các nước EU, Trung Đông,...

3 tháng 2 2023

- Khái niệm: Là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm phần lớn là vô hình nhằm thoả mãn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người.

- Các nhóm ngành của dịch vụ: Dịch vụ kinh doanh, tiêu dùng và dịch vụ công.

- Vai trò: Dịch vụ giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt, đạt hiệu quả cao và giảm rủi ro, thúc đẩy sự phân công lao động, góp phần tăng thu nhập quốc dân,…

- Đặc điểm: Sản phẩm dịch vụ phần lớn là phi vật chất. Quá trình sản xuất (cung cấp) dịch vụ và tiêu dùng (hưởng thụ) dịch vụ thường diễn ra đồng thời.

- Các nhân tố ảnh hưởng: Vị trí địa lí, nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã hội.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 9 2023

Ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội:

- Đối với hoạt động sản xuất:

+ Thúc đẩy sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế khác.

+ Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

+ Khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội để phát triển đất nước.

+ Thúc đẩy liên kết giữa các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đối với đời sống xã hội:

+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

+ Nâng cao đời sống văn hoá, văn minh cho người dân.

15 tháng 12 2022

Cơ cấu ngành dịch vụ bao gồm:

* Dịch vụ tiêu dùng: Chủ yếu là các hình thức bán buôn-bán lẻ, du lịch, y tế,giáo dục,...

* Dịch vụ kinh doanh: Gồm nhiều hình thức như giao thông, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản,....

* Dịch vụ công do nhà nước quản lý. VD: Hành chính công, hoạt động đoàn thể bắt buộc hoặc không bắt buộc,....

13 tháng 12 2017

- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. (0,25 điểm)

- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ. (0,25 điểm)

- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư. (0,25 điểm)

- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ. (0,25 điểm)

 

- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. (0,25 điểm)

12 tháng 1 2017

- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. Do vậy, quá trình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ phải luôn luôn cân đối với trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cân đối với các ngành sản xuất vật chất.

- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ.

- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư.

- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ.

- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.