Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK
Cá : tim 2 ngăn, 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, hệ tuần hoàn kín
*Bò sát: 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu pha, hệ tuần hoàn kín
*Lưỡng cư: 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, 2 ngăn tạm thời thành 2 nữa, 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu ít pha hơn, hệ tuần hoàn kín
*Chim: 2 vòng tuần hoàn, tim bốn ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
*Lớp thú:2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu tươi, hệ tuần hoàn kín
.Câu 1: Mô tả cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
Câu 2: Nêu đặc điểm tiến hóa của xương thỏ so với thằn lằn
Giong :
- xương đầu
-Cột sống :xương sườn , xương mỏ ác
- Xương chi :+ đai vai , chi trên
+đai hông , chi dưới
Khác:
Thằn lằn | Thỏ |
Đốt sống cổ : nhiều hơn 7 Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng các chi nằm ngang |
- đốt sống cổ :7 -xương sườn kết hợp với xương mỏ ác thành lồng ngưc -các chi thẳng góc , nâng cơ thể lên cao |
Sánh những điểm sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu so với thằn lằn theo bamgr sau:
-Tuần hoàn
-Hệ tiêu hóa
-Hệ hô hấp
-Bìa tiết
-Sinh sản
Câu 4: Nêu đặc điểm chung của thú và vai trò của thú
Lớp thú:
+ Đặc điểm chung:
_ Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
+ Vai trò:
_ Có vai trò cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, làm dược liệu, làm đồ mĩ nghệ, là đối tượng thí nghiệm sinh học và tiêu diệt các loài gặm nhấm co hại
_ Các biện pháp bảo vệ môi trường sống:
+ Bảo vệ các động vật hoang dã
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật
+ Tổ chức chăn nuôi các loài thú có giá trị kinh tế
Câu 5:Tại sao thú mỏ vịt ko bú sữ mẹ?
Con mẹ không có đầu vú, sữa được tạo ra từ những tuyến lớn ở dưới da. Sữa tiết ra từ hai chỗ có cấu trúc giống như núm vú. Con non đè vào những nơi đó cho sữa chảy xuống lông bụng của mẹ chúng để liếm và mút sữa chảy ra. Sữa này có nhiều chất sắt, lượng sắt có nhiều gấp 60 lần lượng sắt có trong sữa bò.
Thú mỏ vịt có cấu tạo như thế nào phù hợp với đời sống bơi lội ở nước?
Đuôi của thú mỏ vịt ngắn, có chức năng dự trữ mỡ để dùng vào mùa đông nhưng chúng lại không hề ngủ đông, chúng còn dùng đuôi để lái dưới nước.
Chân ngắn nhưng mạnh, chân có màng bơi thích hợp cho việc bơi lặn; lúc ở trên cạn, màng chân gấp lại để có thể dùng móng chân cho việc đào bới.
Cái mõm mềm rất nhạy cảm, có rất nhiều tế bào thần kinh trên đó. Thú mỏ vịt cũng biết kêu.
.Chúng có thân mình dài và dẹt, mình phủ đầy lông nâu, ngắn, mượt mà. Bộ lông của chúng không thấm nước, giúp chúng thích nghi với điều kiện sống dưới nước 12 tiếng mỗi ngày ở nhiệt độ gần 0 độ C.
# | Ngành động vật | Đại diện | Hệ tuần hoàn | Hệ hô hấp |
1 | Động vật nguyên sinh | Trùng biến hình | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa |
2 | Ruột khoang | Thủy tức | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa |
3 | Các ngành giun (Giun tròn, giun dẹp, giun đốt) | Giun đốt | Tim chưa có ngăn, hệ tuần hoàn kín | Hô hấp qua da |
4 | Thân mềm | Ốc sên, mực… | Tim có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn hở | Hô hấp qua mang đối với nhóm ở nước/ phổi đối với nhóm ở cạn |
5 | Chân khớp (Giáp xác, hình nhện, sâu bọ) | Châu chấu | Tim chưa có ngăn, hệ tuần hoàn hở | Hô hấp qua hệ thống ống khí |
6 | Động vật có xương sống - Lớp cá | Cá chép | 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn, 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu đỏ tươi, hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng mang |
7 | Động vật có xương sống - Lớp lưỡng cư | Ếch | 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu pha, hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng phổi, da |
8 | Động vật có xương sống - Lớp bò sát | Thằn lằn | 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, 2 ngăn tạm thời thành 2 nữa, 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu ít pha hơn, hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng phổi |
9 | Động vật có xương sống - Lớp chim | Chim bồ câu | 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, Hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng phổi, túi khí |
10 | Động vật có xương sống - Lớp thú | Thỏ | 3 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, Hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng phổi |
Em hãy chọn những cụm từ sau đây để điền vào chỗ trống cho thích hợp: Cóc nhà, kanguru, thú mỏ vịt, chim bồ câu: (1 điểm).
1 Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, chi trước biến đổi thành cánh.
2. Kangaru có chi sau lớn khỏe, vú có tuyến sữa, con sơ sinh chỉ lớn bằng hạt đậu, sống trong túi da ở bụng thú mẹ.
3 Cóc nhà ưa sống trên cạn hơn ở nước, da sù sì có nhiều tuyến độc, nếu ăn phải nọc độc sẽ chết người.
4. Thú mỏ vịt có mỏ dẹp sống vừa ở nước vừa ở cạn, đẻ trứng, có tuyến sữa nhưng chưa có vú.
Chúc bạn học tốt!
Đáp án B
I. Chim ăn thịt có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là bậc 3. à đúng
II. Chim sâu, rắn và thú ăn thịt luôn khác bậc dinh dưỡng. à sai
III. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích. à đúng
IV. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt và thú ăn thịt gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. à sai, cạnh tranh giữa chim ăn thịt và thú ăn thịt ít gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt (do chim ăn thịt có nguồn thức ăn khác là chim ăn hạt)
1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → Giảm sức cản của nước khi bơi.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → Giúp hô hấp trong nước.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → Tạo thành chân bơi để đẩy nước.
Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ Dễ quan sát.
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → Thuận lợi cho việc di chuyển.
2.
Đặc điểm chung của Lưỡng cư
- Môi trường sống: Nước và cạn.
- Da: Trần, ẩm ướt.
- Cơ quan di chuyển: Bốn chân có màng ít hoặc nhiều.
- Hệ hô hấp: Mang (nòng nọc), phổi và da (trưởng thành).
- Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
- Sự sinh sản: Đẻ trứng, thụ tinh ngoài.
- Sự phát triển cơ thể: Biến thái.
- Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: Biến nhiệt.
3. Vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người:
- Có lợi cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng.
- Có giá trị thực phẩm.
- Là vật thí nghiệm trong sinh học.
- Là chế phẩm dược phẩm.
4. * Sự sinh sản:
- Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.
- Ếch đực kêu "gọi ếch cái" để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
- Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
- Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.
* Sự phát triển qua biến thái ở ếch:
- Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước.
- Nòng nọc mọc 2 chi sau.
- Nòng nọc mọc 2 chi trước.
- Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.
Đáp án: A
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.
Giải thích: dựa vào mô tả nói trên, chúng ta vẽ được lưới thức ăn:
- I đúng vì chuỗi thức ăn dài nhất là chuỗi:
Cây → Côn trùng cánh cứng → Chim sâu → Chim ăn thịt cỡ lớn (có 4 mắt xích).
- II sai vì khi động vật ăn rễ cây giảm số lượng thì rắn và thú ăn thịt sẽ thiếu thức ăn nghiêm trọng, khi đó chúng cạnh tranh gay gắt hơn. Còn chim ăn thịt cỡ lớn sử dụng nhiều nguồn thức ăn, cho nên thiếu động vật ăn rễ cây thì không ảnh hưởng lớn đến nó.
- III đúng vì chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
- IV sai vì các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng đều sử dụng cây làm thức ăn nhưng có sự phân hóa ổ sinh thái (mỗi loài ăn một bộ phận khác nhau của cây).
Chọn đáp án A
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.
Giải thích: dựa vào mô tả nói trên, chúng ta vẽ được lưới thức ăn
- I đúng vì chuỗi thức ăn dài nhất là chuỗi:
Cây → Côn trùng cánh cứng → Chim sâu → Chim ăn thịt cỡ lớn (có 4 mắt xích).
- II sai vì khi động vật ăn rễ cây giảm số lượng thì rắn và thú ăn thịt sẽ thiếu thức ăn nghiêm trọng, khi đó chúng cạnh tranh gay gắt hơn. Còn chim ăn thịt cỡ lớn sử dụng nhiều nguồn thức ăn, cho nên thiếu động vật ăn rễ cây thì không ảnh hưởng lớn đến nó.
- III đúng vì chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
- IV sai vì các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng đều sử dụng cây làm thức ăn nhưng có sự phân hóa ổ sinh thái (mỗi loài ăn một bộ phận khác nhau của cây)
Chọn đáp án A
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.
★ Giải thích: dựa vào mô tả nói trên, chúng ta vẽ được lưới thức ăn
I đúng vì chuỗi thức ăn dài nhất là chuỗi:
Cây ® Côn trùng cánh cứng ® Chim sâu ® Chim ăn thịt cỡ lớn (có 4 mắt xích)
II sai vì khi động vật ăn rễ cây giảm số lượng thì rắn và thú ăn thịt sẽ thiếu thức ăn nghiêm trọng, khi đó chúng cạnh tranh gay gắt hơn. Còn chim ăn thịt cỡ lớn sử dụng nhiều nguồn thức ăn, cho nên thiếu động vật ăn rễ cây thì không ảnh hưởng lớn đến nó.
III đúng vì chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
IV sai vì các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng đều sử dụng cây làm thức ăn nhưng có sự phân hóa ổ sinh thái (mỗi loài ăn một bộ phận khác nhau của cây).