K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2016

- Thủ công nghiệp :
+ Thủ công nghiệp nhân dân (dân gian) tiếp tục phát triển, với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo.
+ Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc ; làm giấy, đúc đổng, rèn sắt... đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)...
Tìm đc kết quả rồi leuleu

17 tháng 8 2017

Ngoài các nghề thủ công cổ truyền như làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, nghề in bàn gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải, thời kì này nghề thủ công phát triển đạt trình độ cao nhờ bàn tay của những thợ thủ công tài giỏi tạo dựng nên những công trình rất nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên (Hà Nội). vạc Phổ Minh (Nam Định).

17 tháng 5 2021

Tham Khảo !

Thủ công nghiệp có bước phát triển mới:

- Nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa rất phát triển. Trong nước đã tự sản xuất được loại gấm vóc đẹp, tốt không thua kém gì gấm vóc của nhà Tống.

- Các nghề: làm đồ trang sức, đúc đồng, nhuộm vải,… đều được mở rộng.

- Với bàn tay khéo léo của người thợ thủ công đã làm ra những công trình nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạ Phổ Minh (Nam Định),…

17 tháng 5 2021

TK ạ:

Thủ công nghiệp có bước phát triển mới:

- Nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa rất phát triển. Trong nước đã tự sản xuất được loại gấm vóc đẹp, tốt không thua kém gì gấm vóc của nhà Tống.

- Các nghề: làm đồ trang sức, đúc đồng, nhuộm vải,… đều được mở rộng.

- Với bàn tay khéo léo của người thợ thủ công đã làm ra những công trình nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạ Phổ Minh (Nam Định),…

18 tháng 11 2016

Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhanh chóng do nhu cầu trong nước ngày càng tăng lên. Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển. Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Chuông đồng, tượng Phật xuất hiện ở khắp các chùa chiền. Đỗ gốm tráng men ngọc, men xanh độc đáo, in hình người, hình thú, hoa lá... được đem trao đổi ở nhiều nơi. Người thợ gốm còn sản xuất các loại gạch có trang trí hoa, rồng để phục vụ việc xây dựng cung điện, chùa chiền. Các nghề chạm khắc đá, làm đồ trang sức bằng vàng bạc, làm giấy các loại, nhuộm vải đều phát triển.

Một số làng chuyên làm nghề thủ công được hình thành như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên) v.v... Tuy nhiên, nhân dân ở đây vẫn làm nông nghiệp.

thành lập các xưởng thủ công (quan xưởng) chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, quý tộc hoặc góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.

 

18 tháng 5 2016

+Những biện pháp 

-Lập nhiều xưởng thủ công nhà nước tập trung nhiều thợ khéo tay trong nước, chuyên rèn đúc vũ khí, đóng thuyền đúc tiền may mũ áo cho vua , quan và binh sĩ,

-Nghề xây dựng được chú trọng

-Các nghề thủ công cổ truyền trong nhân dân tiếp tục phát triển 

+Có được kết quả trên do đất nước được độc lộc , các nghề thủ công cổ truyền , những thợ thủ công lành nghề không bị bắt sang Trung Quốc làm việc như trước . Thêm vào đó nhân dân ta có kinh nghiệm có óc sáng tạo có tinh thần cần củ trong lao động

21 tháng 11 2016

Thủ công nghiệp

Trong dân gian, nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Ngoài ra, nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giầy, nghề in bàn gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải, đều được mở rộng. Có những công trình do bàn tay người thợ thủ công Đại Việt tạo dựng nên rất nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Đinh) v.v...

Thương nghiệp

Việc buôn bán trao đổi trong nước và ngoài nước được mở mang hơn trước. Ớ vùng hải đảo và miền biên giới LÝ - Tống, chính quyền hai bên cho lập nhiều khu chợ tập trung để nhân dân đến trao đổi. Thời đó, Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất, có vị trí tự nhiên rất thuận lợi cho thuyền bè qua lại và trú đỗ, lại nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.

 

30 tháng 11 2016

Gồm 2 cấp

+ Cấp trung ương

vua

Đại thần

Quan văn Quan võ

+Cấp địa phương

24 lộ phủ

phủ

hương, xã

3 tháng 11 2016

1.chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế; vua tự cày tịch điền và tế thần Nông ; chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi) và phân tích tác dụng của những chính sách đó (mùa màng bội thu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển

 

3 tháng 11 2016

2.Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta :
- Nghề gốm : kĩ thuật tráng men ngày càng tinh xảo ; sản phẩm đủ loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói...
- Nghề dệt : ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được mua bán trao đổi ở chợ làng.
Ở Luy Lâu, Long Biên có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến tham gia buôn bán.

 

3 tháng 11 2016

1.Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa : — Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. — Thể hiện quan hệ gần gũi, hoà đồng giữa vua và dân.

 

3 tháng 11 2016

2. vì nhà nước có những chính sách : (chia ruộng đất công cho nông dàn cày cấy và nộp thuế; vua tự cày tịch điền và tế thần Nông ; chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi) và phân tích tác dụng của những chính sách đó (mùa màng bội thu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển