Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đất nước Việt Nam là một quốc gia đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Hơn ai hết, dân tộc VN đều hiểu được những đau thương do chiến tranh mang đến và chúng ta khao khát cuộc sống hòa bình đến nhường nào. Đầu tiên, cuộc sống hòa bình chính là nền tảng của phát triển kinh tế, của nền chính trị ổn định. Điều này như một chân lí muôn thuở, hòa bình phải được lập lại, không còn tiếng súng đạn trên mảnh đất quê hương thì toàn thể quốc gia mới có thể bắt đầu công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, cũng như đảm bảo an ninh chính trị cho nhân dân được. VN ta bắt đầu sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa từ những năm 80 khi hòa bình lập lại. Lúc ấy, tinh thần đi lên xã hội chủ nghĩa của nhà nước ta đã hân hoan và hào hùng đến mức nào. Thứ hai, cuộc sống hòa bình chính là nền tảng của đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Một khi tiếng bom đạn không còn, nhân dân ai cũng sẽ được ăn no mặc ấm, được lao động, được đi học, được sống một cuộc sống yên ổn. Đó chính là ý nghĩa thiêng liêng mà cuộc sống hòa bình đem đến cho nhân dân. Dường như, trên những vùng đất còn nhiều chinh chiến như hiện nay trên thế giới, nhân dân khát khao được một cuộc sống hòa bình đến mức nào. Cuối cùng, cuộc sống hòa bình chính là điều thiêng liêng. Lúc sinh thời, Bác từng nói "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Độc lập tự do cho dân tộc VN, hòa bình trên toàn thể đất nước VN thống nhất, các thế hệ chung sức đồng lòng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Còn gì quý giá hơn nữa? Tóm lại, cuộc sống hòa bình chính là điều thiêng liêng, quý báu của toàn thể nhân dân một quốc gia.
1. Khởi ngữ: ''Khó khăn, dù khó khăn đến mấy''
2. Phép liên kết: Phép lặp, Phép nối
3. Tình cảm của tác giả dành cho con là tình cảm yêu thương, trân trọng và quý mến.
4. Lời nhắn nhủ: Dù có khó khăn đến mấy cũng vẫn phải cố gắng đứng dậy và đi tiếp và hãy cố gắng thực hiện ước mơ của mình
1. Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
Trả lời.
+ Còn nhiều người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm
Năm 2005:
- Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,3%
- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%
+ Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội
Tham khảo:
Với quan niệm “ phu xướng phụ tùy, xuất giá tòng phu”, thì cuộc đời người phụ nữ tuy sướng hay khổ đều phải gắn bó với một người đàn ông duy nhất. Trong khi đó, người đàn ông thì được phép năm thê bảy thiếp, họ có thể tự do trăng hoa, la lối đánh đập vợ mình mà chẳng phải nhận một lời dè bỉu, đay nghiến.
Người phụ nữ xưa bị tước đi những quyền sống, quyền tự do của bản thân. Quan niệm “ tam tòng tứ đức” đã ăn sâu vào trong truyền thống, suy nghĩ mỗi con người, bởi vậy họ luôn tin rằng sinh ra là kiếp phụ nữ thì phải biết nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó, luôn biết hi sinh vì chồng vì con. Hồ Xuân Hương là một ví dụ điển hình trong các nhà thơ, khi bà sẵn sàng lên tiếng bảo vệ và thẳng thắn nói về cuộc đời người phụ nữ:
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Họ là những người đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn. Tiếc thay, cuộc đời ba chìm bảy nổi xô đẩy họ không biết đâu là bến đỗ. Họ không được làm chủ trước những sự lựa chọn mà phải phụ thuộc vào không biết bao nhiêu người. Thế nhưng, dù trong bối cảnh xã hội như thế nào thì họ vẫn quyết tâm giữ cho tâm mình sạch trong, thề son sắt thủy chung với gia đình của mình.
Rồi hướng tầm nhìn về những người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều. Họ đều là nạn nhân của những cuồng hôn nhân đầy nước mắt. Nhắc tới Vũ Nương, ta không khỏi tiếc thương bởi cái chết đầy oan ức của nàng chỉ vì một câu nói ngây thơ của con trẻ, mà người chồng hằng đêm đầu ấp tay kề đã mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi không một lời thanh minh. Vì lẽ đó, đã đẩy Vũ Nương đến cái chết để tự minh oan cho mình. Sống trong chế độ ấy, tiếng nói của người phụ nữ chẳng đáng được đếm xỉa, lắng nghe. Cũng như nhân vật Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn hơn người, đáng được hưởng cuộc sống sung túc, vinh hoa phú quý hạnh phúc. Than thay, Kiều cũng bị trở thành nạn nhân của một xã hội trọng tiền bạc. Vì tiền mà gây nên cảnh chia ly, tan tác của gia đình Kiều khi không có tiền cứu cha và em, nàng phải tự hi sinh bán mình cho Mã giám sinh- một tên buôn thịt bán người, chẳng hề có chút tình người. Từ một người con gái trinh trắng, tài năng cô bị đẩy vào chốn lầu xanh, nơi chỉ toàn những bọn cặn bã, bẩn thiu, xem thân người phụ nữ như những món hàng. Không dừng lại ở đó, đến khi gặp được một người có thể tin yêu là Từ Hải, thì vì đại nghĩa sự nghiệp, Từ hải đã để Kiều ở lại một mình vì mưu cầu sự nghiệp. Đến cuối cùng, họ đều phải tìm đến cái chết để giải tỏa nỗi oan ức, giải thoát cho những khổ đau, oan nghiệt của cuộc đời
Thế nhưng, gạt bỏ những oan khuất, đắng cay của cuộc đời họ, qua biết bao biến cố họ vẫn luỗn nhẫn nhịn, hi sinh vì gia đình mà chẳng một lời oán than. Trong bài thơ “ Thương vợ” của Tú xương, ông đã dành biết bao lời lẽ để nói về công ơn của ông đối với người vợ thân yêu của mình. Khi người đàn ông chẳng thể lo cho gia đình của mình thì người phụ nữ đẫ chẳng kể sớm hôm, lặn lội nuôi chồng thương con.
“ quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Chế độ xã hội bất công khi thân làm quan cũng chẳng đủ để chăm sóc cho gia đình, buộc người phụ nữ phải tần tảo, một tay buôn bán để lo từng miếng cơm manh áo cho cả gia đình. Thế nhưng, họ xem đó là trách nhiệm, là công việc của họ khi sinh ra là một người phụ nữ, họ cam chịu với những công việc đó mà không một lời than thở.
Có lẽ, ta cũng chẳng thể nào quên được những nhân vật như Chị Dậu, Thị nở hay những người phụ nữ không được kể tên, nhưng họ là những con người sống trong xã hội phong kiến ấy. Tuy nghèo, tuy đói những vẫn luôn ưu tiên chăm sóc người chồng, người con, nhường cả miếng cơm ngụm nước khi đói mà không nhận được chút cảm thông, công nhận.
Đại thi hào Nguyễn Du đã viết rằng
“ Thương thay thân phận đàn bà
Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”
Dù có dành biết bao lời tán thưởng hay thể hiện sự đồng cảm, xót xa thì số kiếp những người phụ nữ ấy vẫn chẳng thể nào đổi thay. Họ vẫn luôn đẹp cả về ngoại hình lẫn phẩm chất, thế những họ không hề được hưởng xứng đáng với những hi sinh của mình. Sống trong xã hội phong kiến, cuộc sống của họ ví như “ chim trong lồng, cá trong chậu”, ước mơ được làm chủ cuộc sống, có được một cuộc đời bình yên cùng những hạnh phúc nhỏ nhoi luôn thật xa vời biết bao nhiêu.
Mình hiểu "bức tranh" theo nghĩa này =)