Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Nếu được chọn 1 chi tiết tiêu biểu để xác định đỉnh điểm của tình huống trong văn bản "tức nước vỡ bờ" thì em sẽ chọn chi tiết chị Dậu quát to vào mặt cao lệ:"Mày trói chồng bà đi bà cho mày xem". Chi tiết này là một chi tiết làm nên sự bất ngờ, kịch tính đẩy cốt truyện lên tới cao trào, là đánh dấu cho sự thay đổi thái độ của chị Dậu, dự báo một màn hả hê mà phần thắng nghiêng về "người đàn bà lực điền".
bạn tham thảo
Gia đình chị Dậu thuộc vào loại cùng đinh trong làng, vì không có đủ tiền nộp sưu thuế chị Dậu phải bán đàn chó, bán con và chạy vạy khắp nơi để có tiền đóng sưu cho chồng. Anh Dậu bị bọn tay sai đánh cho thập tử nhất sinh và được người làng đưa về nhà. Bà lão hàng xóm thương cảnh nhịn đói nên mang cho chị Dậu bát gạo nấu cháo cho chồng ăn. Anh Dậu chưa kịp ăn cháo thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập tới đòi sưu thuế. Mặc cho chị Dậu khẩn thiết van xin nhưng chúng không tha còn đánh chị Dậu và hùng hổ đòi trói anh Dậu. Không chịu nhịn được nữa chị Dậu xông vào túm cổ quẳng cai lệ lẫn người nhà lý trưởng ngã nhào ra thềm.
bạn tìm ra chỗ nảy sinh tình huống tức nc vỡ bờ r viết tại sao
Câu 1:
- Chi tiết "cái chết của lão Hạc khi ăn bã chó".
Câu 2:
- Phân tích ý nghĩa của chi tiết "cái chết của lão Hạc khi ăn bã chó":
+ Là một sự chuộc lỗi ông dành cho cậu Vàng.
+ Cái chết ấy là sự chấm dứt một đời con người nhưng nó đôi khi lại là sự giải thoát cho số phận bi kịch của một đời người.
+ Cái chết ấy vừa bộc lộ rõ phẩm chất lòng tự trọng của ông, vừa thể hiện được hoàn cảnh khốn khó của người nông dân nghèo trong xã hội.
+ Thể hiện được giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực mà nhà văn muốn truyền tải.
(em phân tích theo các ý chị liệt kê nhé!)
- Nếu được chọn đặt nhan đề khác, em sẽ đặt nhan đề cho truyện là "Cái chết của lão Hạc". Vì đây là chi tiết đắt của câu chuyện, vừa gợi được nội dung, gợi được cảm giác tò mò cho độc giả "vì sao lão Hạc chết?".
Câu 3:
- Tác giả chọn nhan đề cho truyện ngắn là "Lão Hạc", bởi vì lão Hạc chính là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Ông là hình ảnh tiêu biểu đại diện cho người nông dân hiền lành, chân chất, ngay. Thế nhưng phải chịu cảnh đói nghèo đến bần cùng của nạn sưu cao thuế nặng của thời kì nửa thực dân phong kiến. Cái tên truyện gói gọn trong hai từ nhưng vẫn đủ sức làm nổi bật, gợi sự hứng thú, tò mò về nội dung của truyện ngắn. Gợi liên tưởng về người cha già gần gũi, có số phận đau thương, bất hạnh.
tk:
Tình cảm tương thân tương ái của con người luôn là một tình cảm đẹp và là mạch cảm hứng bất tận của thơ văn . Chính những tình cảm cao đẹp ấy đã giúp con người có được nghị lực và niềm tin để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn ''Chiếc lá cuối cùng". Đặc biệt trong bài có chi tiết chiếc lá cuối cùng đã để lại ấn tượng trng người đọc.
Chiếc lá thường xuân trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của tác giả O Hen-ri mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét là một kiệt tác. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác trước hết vì nó rất đẹp, sinh động, giống lá thật đến nổi con mắt nhà chuyên môn của cả hai họa sĩ mà cũng không phân biệt được là thật hay giả. Đó còn là bởi nó có giá trị nhân sinh rất cao, đem lại sự sống cho Giôn-xi, cứu sống Giôn-xi. Chiếc lá được vẽ bằng tình thương yêu bao la, đức hy sinh cao cả, có giá trị nhân sinh rất cao. Nó có cái giá quá đắt, nó cứu sống được một người nhưng lại cướp đi một người khác – chính người đã tạo ra nó. Với kiệt tác chiếc lá cuối cùng của mình, cụ Bơ-men đã ra đi mãi mãi nhưng hành động cao cả - xả thân vì sự sống của Giôn-xi, vì hạnh phúc của con người thì hình ảnh cụ Bơ-men đã khiến Giôn-xi xúc động, cảm phục với lòng biết ơn vô hạn. Tác phẩm được hoàn thành trong gió rét, tuyết rơi, dưới ánh sáng vàng vọt của chiếc đèn bão. Trên chiếc thang lênh khênh là cụ họa sĩ già sắt xéo cũng đang run run, miệt mài đậm tô từng nhát cọ vào bức tường gạch-đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng. Bức tranh ấy không chỉ được vẽ bằng bút lông và bột màu mà bằng cả đức hi sinh thầm lặng, cao quí của cụ Bơ- men.
Chiếc lá thường xuân cuối cùng còn lại sau đêm mưa gió phũ phàng, dai dẳng, điều mà Giôn-xi không thể hiểu nổi và khó có thể xảy ra. Không phải chỉ có chúng ta kinh ngạc về sự kỳ diệu của chiếc lá mà Giôn-xi cũng cảm thấy ngạc nhiên. Cô tự so sánh mình với chiếc lá mong manh và thấy yêu cuộc sống hơn. Chính chiếc lá đã khơi dậy niềm tin ở nơi cô, giúp cô có nghị lực vượt lên trên bệnh tật. Sức sống tiềm tàng của Giôn-xi đã trỗi dậy.
Như vậy, chiếc lá chính là một chi tiết nghệ thuật đắt giá, là biểu tượng cho tình yêu thương, lòng nhân ái của cụ Bơ men. Từ đó tiếp thêm cho Gioon xi niềm tin, sức mạnh trong cuộc sống.
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Trong bài thơ, cảnh tượng bên ngoài được miêu tả qua sự liên tưởng. Trước hết là bằng âm thanh: Tiếng chim của con chim tu hú, của tiếng “ve ngân” từ các khu “vườn râm”, lọt qua hàng rào và song sắt của nhà tù vọng tới. Các âm thanh này đều gợi lại một cảm thức thời gian, như báo hiệu, và như giục giã. Qua chấn song nhà lao, bầu trời dường như cao hơn, rộng hơn và cũng xanh hơn mà ở đó, những cánh diều có gắn ống sáo để tạo nên điệu nhạc đồng quê đang nhào lộn hay chao đi lượn lại. Nhìn xuống thấp thì một sự liên tưởng khác được mở ra: “Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào”. Gắn với tất cả cảnh tượng ấy là sự tự do, độc lập: Tự do của đất trời, tự do của thiên nhiên. Thiên nhiên đang tự do vận hành theo quy luật của nó. Màu sắc của thế giới bên ngoài kết hợp với âm thanh mà tác giả nghe được tạo ra bản hòa âm của sự sống trong tự do, khơi dậy sức sống, sức chiến đấu của người chiến sĩ cộng sản. Nhà thơ cảm nhận được một sức sống mới đang dâng trào, sức trẻ được khơi dậy và khát vọng cống hiến cho dân tộc cũng bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Bài giữa kì thì em tự làm đi, không tự làm thì làm sao viết Văn hay lên được
Tham Khảo Nha Bạn:
Chiếc lá thường xuân trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của tác giả O Hen-ri mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét là một kiệt tác. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác trước hết vì nó rất đẹp, sinh động, giống lá thật đến nổi con mắt nhà chuyên môn của cả hai họa sĩ mà cũng không phân biệt được là thật hay giả. Đó còn là bởi nó có giá trị nhân sinh rất cao, đem lại sự sống cho Giôn-xi, cứu sống Giôn-xi. Chiếc lá được vẽ bằng tình thương yêu bao la, đức hy sinh cao cả, có giá trị nhân sinh rất cao. Nó có cái giá quá đắt, nó cứu sống được một người nhưng lại cướp đi một người khác - chính người đã tạo ra nó. Với kiệt tác chiếc lá cuối cùng của mình, cụ Bơ-men đã ra đi mãi mãi nhưng hành động cao cả - xả thân vì sự sống của Giôn-xi, vì hạnh phúc của con người thì hình ảnh cụ Bơ-men đã khiến Giôn-xi xúc động, cảm phục với lòng biết ơn vô hạn. Tác phẩm được hoàn thành trong gió rét, tuyết rơi, dưới ánh sáng vàng vọt của chiếc đèn bão. Trên chiếc thang lênh khênh là cụ họa sĩ già sắt xéo cũng đang run run, miệt mài đậm tô từng nhát cọ vào bức tường gạch-đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng. Bức tranh ấy không chỉ được vẽ bằng bút lông và bột màu mà bằng cả đức hi sinh thầm lặng, cao quí của cụ Bơ- men. Chiếc lá thường xuân cuối cùng còn lại sau đêm mưa gió phũ phàng, dai dẳng, điều mà Giôn-xi không thể hiểu nổi và khó có thể xảy ra. Không phải chỉ có chúng ta kinh ngạc về sự kỳ diệu của chiếc lá mà Giôn-xi cũng cảm thấy ngạc nhiên. Cô tự so sánh mình với chiếc lá mong manh và thấy yêu cuộc sống hơn. Chính chiếc lá đã khơi dậy niềm tin ở nơi cô, giúp cô có nghị lực vượt lên trên bệnh tật. Sức sống tiềm tàng của Giôn-xi đã trỗi dậy. Như vậy, chiếc lá chính là một chi tiết nghệ thuật đắt giá, là biểu tượng cho tình yêu thương, lòng nhân ái của cụ Bơ men. Từ đó tiếp thêm cho Gioon xi niềm tin, sức mạnh trong cuộc sống.