K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2016

Bài 1:Bài ca dao như là lời răn dạy của cha ông cho những người làm anh em trên cuộc đời này, cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay, đó là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.nhắn nhủ tới thế hệ chúng ta, đã là anh em một nhà, cùng do cha mẹ sinh ra chúng ta phải hòa thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng. Có như vậy chúng ta mới báo hiếu được cha mẹ, xã hội mới yên bình và phát triển được.

Bài 2:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Phất phơ nghĩa là nhẹ nhàng đung đưa uốn lượn... Chẽn lúa đòng đòng nhẹ nhàng bay trước làn gió nhẹ trong ánh bình minh. Thiếu nữ như hân hoan vui sướng hướng về ngày mai tươi sáng. Rõ ràng ngọn nắng làm cho câu ca dao hay hơn thay vì dùng từ ánh nắng, tia nắng... Dưới ngọn nắng hồng ban mai thôn nữ trong vẻ đẹp căng tràn đang cùng quê hương đón đợi một mùa gặt hái.

Bài ca dao trên tuy chỉ có bốn câu nhưng nó cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương, tươi sáng, con người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt hình ảnh thôn nữ đã làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương yêu dấu.

Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.

Bài 3:Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thi cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu ? Vào bờ bến nào để đổi thay số  phận?

 Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng  đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thìa và rung động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa.
16 tháng 10 2016

Câu 4:

Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi Trái bần trôi theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong dòng  đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. Ta hãy thử hình dung vào một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm, chợt nghe thấy tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ… Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?Cầu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thìa và rung động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa.Câu 1: Anh em trong 1 dia đình cùng chung huyết thống, thì nên nhường nhịn giúp đỡ lần nhau. Chớ nên vì một câu nói của người ngoài mà làm mất lòng anh em. Người làm anh thì nhường nhịn em người làm em thì nê giúp đỡ người anh khi khó khăn hoạn nạn như vậy gia đình đó sẽ mãi được hạnh phúc.
Bài số 1:Công cha như núi ngất trờiNghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đôngNúi cao biển rộng mênh môngCù lao chín chứu ghi lòng con ơiBài số 2Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngátĐứng bến tê đồng, ngó bên tê đồng, bát ngát mênh môngThân em như chẽn lúa đòng đòngPhất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai1, Thế nào là ca dao? Đặc điểm thể thơ?2, Nêu nội dung chính của mỗi...
Đọc tiếp

Bài số 1:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chứu ghi lòng con ơi

Bài số 2

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bến tê đồng, ngó bên tê đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

1, Thế nào là ca dao? Đặc điểm thể thơ?

2, Nêu nội dung chính của mỗi bài

3, Nêu phương thức biểu đạt chính

4, Xác định từ láy trong 2 bài ca dao. Trong 2 bài ca dao đều sử dụng chung một từ láy, nghĩa là chúng trong từng bài có nét giống và khác nhau như thế nào?

5, Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong cả 2 bài ca dao và tác dụng

6, So sánh hình ảnh người phụ nữ trong bài số 2 với người phụ nữ ở trong bài ca dao sau;

Thân em như trái bần trôi 

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu\

 

1

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hoá, hình tượng hoá, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thuỷ triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi!” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ”, đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi” thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

14 tháng 9 2016

  Qua bài ca dao trên cha thấy người con gái thùy mị, nết na không chỉ đẹp về bên ngoài mà còn đepx lẫn trong tâm hồn. Cô gái ở độ tuổi 15 đẹp như bông hoa của buổi sớm ban mai, ngây thơ trong trắng hồn nhiên đang bước vào cuộc đời với bao sự kì diệu mới lạ. Một cô gái xinh đẹp chứa vẻ đẹp của người VN. Là người con gái đẹp như những viên ngọc quý và sẽ rất hạnh phúc.

Chúc bạn học tốt!

14 tháng 9 2016

cảm ơn bạn nhiều

10 tháng 1 2022

A

10 tháng 1 2022

B

3 tháng 9 2021

PTBĐ: Biểu cảm
 

3 tháng 9 2021

PTBĐ mà bạn ơi,chính đúng rồi

24 tháng 9 2019

         Có câu hát nào đẹp như ca dao dân ca? Ca dao dân ca đã hoà nhập một cách hồn nhiên, kỳ diệu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi người. Ca dao dân ca Việt Namgiàu bản sắc, vô cùng đẹp đẽ và phong phú. Nó là tiếng hát tâm tình nơi bờ xôi ruộng mặt, nơi bến cũ đò xưa… lưu luyến trong dân gian, phản ánh cuộc sống và ước mơ của nhân dân ta từ bao đời nay. Có những khúc hát ru ngọt ngào chứa chan tình nghĩa. Có những bài hát giao duyên say đắm lòng người. Có những bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh duyên say đắm lòng người. Có những bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh người dân quê một nắng hai sương, cần mẫn, hiền lành, đáng yêu. Cánh cò “bay lả bay la” đầm sen “lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”. Cô thôn nữ tát nước đêm trăng “múc ánh trăng vàng đổ đi”,… tất cả đều đem đến cho lòng ta biết bao niềm thương nỗi nhớ. Ấy là ca dao. Ấy là tuổi thơ của mỗi chúng ta.

          Cánh đồng làng quê và hình ảnh cô thôn nữ được nói đến trong bài ca dao sau đây là hình ảnh thân thuộc đáng yêu đối với mỗi người ViệtNamtừ ngàn xưa”

          “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

          Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

          Thân em như chẹn lúa đòng đòng,

          Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

          Ca dao thường được viết bằng thể thơ lục bát. Nhưng ở bài ca dao này, nhà thơ dân gian đã viết bằng thơ lục bát biến thể, mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ. Cô thôn nữ không làm chuyện văn chương thơ phú như ai, mà cô chỉ nói lên những rung động, những cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên của lòng mình khi ngắm nhìn cánh đồng lúa thân yêu của làng minh. Trước mắt là cánh tồng lúa “bát ngát mênh mông… mênh mông bát ngát”, thắng cảnh cò bay, càng trông càng “ngó”, càng thích thú tự hào. Câu ca dài mãi ra cũng với chân trời, với sóng lúa:

          “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

          Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

          “Ngó” gần nghĩa với với nhìn, trông, ngắm nghía… Từ “ngó” rất dân dã trong văn cảnh này gợi tả một tư thế say sưa ngắm nhìn không chán mắt, một cách quan sát kỹ càng. Cô thôn nữ “đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” rồi lại “đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng”, dù ở vị trí nào, góc độ nào, cô cũng cảm thấy sung sướng tự hào trước sự “mênh mông bát ngát… bát ngat mênh mông” của cánh đồng thân thuộc. Hai tiếng “bên ni” và “bên tê” vốn là tiếng nói của bà con Thanh, Nghệ dùng để chỉ vị trí “bên này”, “bên kia”, được đưa vào bài ca thể hiện đức tính mộc mạc, chất phác của cô thôn nữ, của một miền quê. Nghệ thuật đảo từ ngữ: “mênh mông bát ngát  // bát ngát mênh mông” góp phần đặc tả cánh đồng lúa rộng bao la, tưởng như không nhìn thấy bến bờ “lúa hai mùa cuộn sóng, đến chân trời”…Có yêu quê hương tha thiết mới có cái nhìn đẹp, cách nói hay như thế!

          Tục ngữ có câu: “Ngắm núi, nhìn sông, trông đồng, trông chợ”. Nghĩa là ngắm nhìn sông núi để biết xứ lạ ít hay nhiều nhân tài; trông đồng, trông chợ mà biết miền quê giàu hay nghèo. Cánh đồng lúa là cảnh sắc của làng quê ta. Cánh đồng “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” nói lên sự giàu có của quê “em”. Bằng tấm lòng yêu mến, tự hào nơi chôn nhau cắt rốn của mình, mảnh đất đã thấm biết bao máu và mồ hôi của ông bà tổ tiên, của đồng bào từ bao đời nay thì nhà thơ dân gian mới có thể viết nên những lời ca mộc mạc mà đằm thắm nghĩa tình đọc lên làm xao xuyến lòng người như vậy. Câu ca không hề nói đén mà xanh và hương thơm của lúa, sắc trắng của cánh cò “chớp trắng” trên nền trời xanh bao la, mà ta vẫn cảm thấy cái ngào ngạt của “hương lúa nếp thơm nồng”, “mùa thu hương cốm mới”, nơi bờ ruộng mật quyện lấy tâm hồn ta. Nhờ thế, ta yêu thêm đất mẹ quê cha, với hoài niệm tuổi thơ:

          “Đất hiền như tuổi thơ,

          Cánh cò bay trong sắc trời lá mạ”    (Lê Anh Xuân)

          Hai câu tiếp theo nói về cô thôn nữ ra thăm đồng. Niềm vui sướng trào dâng trong long. Nhìn lúa tốt tươi rồi cô nghĩ về mình. Cô không mặc cảm thân phận mình là “hạt mưa sa”, “là tấm lụa đào”, là “củ ấu gai”…như ai đó, thân phận vui ít buồn nhiều. Trái lại, cô đã so sánh mình với chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng quê hương. “Chẹn lúa” còn gọi là dảnh lúa, một bộ phận của khóm lúa. “Chẹn lúa đòng đòng” nói lên sự trưởng thành, sinh sôi nẩy nở, hứa hẹn một mùa sây hạt, trĩu bông. Hình ảnh so sánh “Thân em như chẹn lúa đòng đòng” gợi tả một vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi, một sức lực căng tràn hứa hẹn. Đây là một hình ảnh trẻ trung, khoẻ khoắn, hồn nhiên nói về cô gái ViệtNamtrong ca dao, dân ca:

          “Thân em như chẹn lúa đòng đòng,

          Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

          “Phất phơ” là nhẹ nhàng đung đưa, uốn lượn... “Chẹn lúa đòng đòng” phất phơ nhẹ bay trước làn gió trên đồng nội một buổi sớm mai hồng tuyệt đẹp. “Em” sung sướng hân hoan thấy hồn mình phơi phới niềm vui trước một bình minh đẹp. Có thể dùng hình ảnh “tia nắng”, “làn nắng” mà ý câu ca dao vẫn không thay đổi. Nhưng “ngọn nắng” hay hơn, sát nghĩa hơn, vì đó là làn nắng, tia nắng đầu tiên của một ngày nắng đẹp, ánh hồng rạng đông đang nhuốm hồng ngọn lúa đòng đòng xanh ngào ngạt.

          Hai câu cuối bài ca hội tụ bao vẻ đẹp nói lên một tình quê vơi đầy. Vẻ đẹp màu xanh của lúa, mà hồng của nắng ban mai,… Vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi của cô thôn nữ và vẻ đẹp căng tràn nhựa sống của chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng bát ngát mênh mông. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ chính xác, hình tượng và biểu cảm. Giá trị thẩm mĩ của bài ca là ở cách nói mộc mạc, bình dị mà hồn nhiên, đáng yêu. Hai tiếng “thân em” gợi ra trong lòng người thưởng thức ca dao, dân ca một trường liên tưởng về hình ảnh cô gái làng quê: trinh trắng, dịu dàng, cần mẫn, thuỷ chung… những nàng “môi cắn chỉ quết trầu”, rất đáng yêu, đáng nhớ? Đọc bài ca dao này có người tự hỏi: buổi sớm mai hồng của mùa xuân hay mùa thu? Mùa xuân mới có “ngọn nắng hồng ban mai” đẹp rực rỡ như thế. Vả lại đã có thiếu nữ thì phải có mùa xuân. Người đọc xưa nay vẫn cảm nhận là cô thôn nữ vác cuốc ra thăm đồng một sáng sớm mùa xuân đẹp.

          Tóm lại, bài ca dao nói về mùa xuân, đồng xanh và thôn nữ. Cảnh và người rất thân thuộc, đáng yêu. Cảnh vừa có diện vừa có điểm, câu ca đồng hiện không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật “đơn sơ mà lộng lẫy”. Thơ lục bát biến thể sống động, lối so sánh ví von đậm đà, ý vị. “Thơ ca là sự chắt lọc tâm hồn, là tình yêu ta mơ ước…”. Đọc bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…”, ta cảm thấy như thế, Hương quê và tình quê làm vương vấn tâm hồn ta, đem đến cho ta “tình yêu và mơ ước”…

hocj tốt 

17 tháng 8 2016

 

       Bên cạnh những câu ca dao trữ tình đằm thắm ca ngợi tình cảm gia đình, bè bạn còn có vô số những câu ca dao ca ngợi quê hương đất nước. Cánh cò bay lả bay la, nương dâu xanh ngắt một màu, Đồng Tháp mười cò bay thẳng cánh... Tất cả đã đem lại cho mọi người những giai điệu ngọt ngào về tình thương nỗi nhớ.

Bài ca dao như được cất lên từ chính cánh đồng lúa bát ngát mênh mông trong lời tự tình của cô thôn nữ đẹp xinh phơi phới sức xuân như chẽn lúa đòng đòng ngọt ngào hương quê:

"Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,

Mênh mông bát ngát

Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng

Bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai."

       Thông thường ca dao làm theo thể thơ lục bát, nhịp thơ này gợi âm hưởng nhẹ nhàng êm đềm dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên bài ca dao trên là sự biến thể mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ rất độc đáo.

       Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô thôn nữ phơi phới như lúa chiêm đương thời con gái. Đứng trước khung cánh đồng quê bát ngát mênh mông lòng không khỏi dâng trào cảm hứng, say sưa trước cánh đồng thân thuộc quê mình.

"Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,

Mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng

Bát ngát mênh mông."

       Tác giả dân gian đã lựa chọn từ ngữ rất đắt để tạo lời, mở ý cho câu ca dao. Từ ngó cũng gần nghĩa với: nhìn, trông, ngắm... nhưng ngó thể hiện sự nhìn ngắm say sưa hơn quan sát kỹ hơn. Cô thôn nữ với chiếc nón như bông hoa trên đầu quần xắn ngang đôi chân thon thả, vai vác cuốc thăm đồng một hình ảnh lao động bình thường thân thuộc. Nhưng khi đọc câu ca dao ta thấy hình ảnh chủ thể trữ tình hiện ra đẹp lạ.

       Cô thôn nữ đứng bên này ngó sang bên kia, rồi lại phóng tầm mắt từ phía bên kia sang bên này, dù quan sát ở vị trí nào, góc độ nào cũng thấy bát ngát mênh mông của cánh đồng quê hương. Hai từ bên ni, bên tê là ngôn ngữ địa phương (bên này, bên kia) được đưa vào bài ca dao gợi chất mộc mạc bình dị của một tình quê hồn hậu. Ngoài ra thủ pháp đảo ngữ được sử dụng thành công mênh mông bát ngát rồi lại bát ngát mênh mông gợi khung cảnh cánh đồng quê rộng lớn xanh ngắt một màu. Xanh mơn mởn của lúa chiêm đương độ làm đòng. Với cô thôn nữ đây không phải là lần đầu tiên cô nhìn ngắm cánh đồng từ các góc độ. Mà với cô, cánh đồng đã trở nên quá đỗi thân quen. Nó như một phần của linh hồn, máu thịt, nơi đây đã nuôi sống cô bằng hạt gạo thơm từng tháng từng ngày. Ấy vậy mà hôm nay sao trông nó vẫn lạ vậy, đẹp vậy! Dường như cánh đồng quê từng ngày từng giờ thay da đổi thịt, hay chính trong lòng cô gái đang dâng trào niềm tự hào yêu thương gắn bó với quê hương.

       Hoàng Cầm phải say đắm với quê hương Kinh Bắc nơi có dòng sông Đuống mến yêu đến thế nào thì mới nhìn nó mềm mại diệu kỳ đến vậy.

"Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì"

(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

       Phải gắn bó lắm, tha thiết lắm về quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, tổ tiên ông bà mới viết được những vần thơ trong sáng như những viên ngọc vậy.

       Trở lại bài ca dao ta thấy cánh đồng quê bát ngát như không nhìn thấy bờ hiện lên lạ kì qua đôi mắt đầy tự hào lãng mạn của thôn nữ và giờ đây hình ảnh cô thôn nữ ấy hiện ra rõ hơn dưới ánh hồng ban mai long lanh sương sớm. Ca dao dũng thường thấy việc các cô gái tự ví mình như hạt mưa xa, tấm lụa đào chẳng qua đó là tiếng lòng, tiếng khóc than thân trách phận. Trái lại cô thôn nữ ở đây trẻ trung, xinh đẹp căng tràn nhựa sống như chẽn lúa đòng đòng. Hình ảnh đầy tự hào tin tưởng vào cuộc đời phơi phới tương lai, chẽn lúa đòng đòng như được tiếp thêm nhựa sống cho sự phát triển trưởng thành hứa hẹn mùa vàng bội thu. Đây là vẻ đẹp duyên dáng, sức lực căng tràn như chính quê hương và con người nơi đây vươn lên trong cuộc sống.

Trên cái nền xanh ngút mắt của lúa, hình ảnh thôn nữ đẹp vô cùng:

"Thân em như chẽn lúa đòng đòng

 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Phất phơ nghĩa là nhẹ nhàng đung đưa uốn lượn... Chẽn lúa đòng đòng nhẹ nhàng bay trước làn gió nhẹ trong ánh bình minh. Thiếu nữ như hân hoan vui sướng hướng về ngày mai tươi sáng. Rõ ràng ngọn nắng làm cho câu ca dao hay hơn thay vì dùng từ ánh nắng, tia nắng... Dưới ngọn nắng hồng ban mai thôn nữ trong vẻ đẹp căng tràn đang cùng quê hương đón đợi một mùa gặt hái.

       Bài ca dao trên tuy chỉ có bốn câu nhưng nó cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương, tươi sáng, con người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt hình ảnh thôn nữ đã làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương yêu dấu.

       Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.

20 tháng 8 2016

bn ơi đoạn văn bạn nhé