K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nêu những thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn sau.“Tiếng suối trong như tiếng hát xa...”. Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so sánh tiếng hát trong với nước ngọc tuyền. Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này....
Đọc tiếp

Nêu những thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn sau.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa...”. Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so sánh tiếng hát trong với nước ngọc tuyền. Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Ma-đơ-len Ríp-phô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời ?

(Lê Trí Viễn)

A. Bác bỏ và bình luận

B. Phân tích và bác bỏ

C. So sánh kết hợp với phân tích và bác bỏ

D. So sánh kết hợp với bình luận

1
22 tháng 8 2019

Đáp án D

30 tháng 8 2018

Đoạn văn trên lạm dụng các từ ngữ nước ngoài: file, hacker, fan

Có thể thay thế bằng những từ ngữ tiếng Việt: tệp tin, tin tặc, người hâm mộ

    1 Mở bài:  “Tiếng Anh giúp em đi xa, tiếng Việt giúp em về gần” là một ý kiến đúng đắn. 

2. Thân bài: 

- Bàn luận: 

 + “Tiếng Anh” là một ngôn ngữ quốc tế được sử dụng rộng rãi tại nhiều lĩnh vực và khu vực trên thế giới.

+ Với khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, chúng ta như đã cầm trong tay một “tấm vé thông hành” kỳ diệu giúp chúng ta dễ dàng bước ra thế giới. Có thể nói, tiếng Anh là một bước đệm cần thiết khi chúng ta đang dần tiến đến hội nhập quốc tế sâu rộng.

+ Tiếng Việt chính là ngôn ngữ đại diện cho dân tộc Việt Nam. Nó cũng là sợi dây liên kết chặt chẽ với thời gian để những người con đất Việt tìm về với cội nguồn văn hóa và lịch sử dân tộc. Gần ở đây chính là gần với quê hương, cội nguồn dân tộc hay gần gũi hơn với những người Việt Nam máu đỏ da vàng với những phẩm chất tốt đẹp.

=> Ngoại ngữ là chìa khóa để ta mở ra cánh cửa khám phá thế giới mới mẻ ngoài kia. Nhưng không vì vậy mà ta sẽ bỏ qua việc học tập và trau dồi tiếng Việt - ngọn đèn soi đường cho chúng ta tìm về cội nguồn của chính mình. 

 - Chắc hẳn ít nhất một lần chúng ta đã từng nghe qua cụm từ “Toàn cầu hóa”, đó là một xu hướng phát triển hiện nay của thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam có rất nhiều cơ hội phát triển kinh doanh ở nước ngoài. Vì vậy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là phương tiện để thâm nhập, kết nối mọi người và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta trở thành “công dân toàn cầu”. Chính vì thế không phải tự nhiên Fellini Federico lại khẳng định “ Một ngôn ngữ mới, một thế giới mới”.

- Nhưng biết tiếng Anh đâu phải là tất cả? Trước khi muốn trở thành một công dân toàn cầu hay là một người thành công trên bất cứ lĩnh vực nào thì bản thân chúng ta là người Việt Nam.

- Chúng ta không thể dễ dàng lãng quên tiếng Việt - tiếng nói dân tộc được truyền giữ qua bao thế hệ đến ngày hôm nay. Giữ được tiếng nói dân tộc ta sẽ không bao giờ quên đi Tổ quốc và sẽ luôn ấp ủ một tình yêu nước nồng nàn.

- Tiếng Việt cho chúng ta những cơ hội được sống gần với đất Mẹ tổ quốc thiêng liêng. Qua những lời ca ngọt ngào của mẹ, tình yêu thương con người được nuôi dưỡng. Qua những trang sử hào hùng của dân tộc, ta thấy được cả một thế hệ vàng của đất nước những người sẵn sàng hi sinh để làm nền hòa bình độc lập ngày hôm nay.

  Mở rộng:  

- Một bộ phận thế hệ rẻ vẫn vô tư sáng tạo những ngôn ngữ học trò “đọc hiểu chết liền”, vô tư chêm những câu tiếng Anh vào một câu tiếng Việt gây rối nghĩa khó hiểu cho người nghe.

- Thói quen sử dụng tiếng nước ngoài vô tội vạ xuất phát từ suy nghĩ nói thế mới “sành điệu” đúng mốt hoặc từ chính thái độ coi thường, thiếu ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Và đặc biệt tiếng yêu với tiếng Việt không mâu thuẫn với việc tiếp thu tinh hoa ngôn ngữ nước ngoài. Hòa nhập ngôn ngữ nhưng không hòa tan chính là phương châm hàng đầu để gìn giữ và phát triển vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt trong cuộc sống ngày hôm nay. 

3. Kết bài: Nêu suy nghĩ của cá nhân và liên hệ bản thân về vấn đề trên

26 tháng 2 2022

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

25 tháng 9 2019

Tham khảo ý:

– Câu thơ cho thấy những ân tình của tiếng Việt, những giá trị cao cả mà tiếng Việt bồi đắp và dẫn dắt.
– Câu thơ cũng nhắc nhở về tình cảm mến yêu tha thiết, ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc gìn giữ, bảo vệ làm cho tiếng Việt ngày càng giàu và đẹp.

28 tháng 9 2019

Không phải ngẫu nhiên nhiều nhà phê bình văn học cho rằng bài thơ Tiếng Việt của nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ phải được chọn đưa vào chương trình Ngữ văn trung học. Tôi nghĩ, đây là ý kiến cần được quan tâm bởi Tiếng Việt là một trong những bài thơ hay viết về tiếng nói dân tộc. Nếu được chọn, bài thơ không những hội đủ các tiêu chí của một tác phẩm văn học có giá trị về nội dung và nghệ thuật mà còn có tính tích hợp cao với các phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn.Ngôn ngữ là một trong những nhân tố hợp thành quan trọng, góp phần làm nên cái nền tảng về giá trị, bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa dân tộc. Tiếng Việt - "Thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc" – là thứ tiếng “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói” bởi nó liên quan đến ý thức xã hội, ứng xử và giao tiếp, cũng như các kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của người Việt.

[NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC VĂN TRONG GIAI ĐOẠN NƯỚC RÚT]Đây là kinh nghiệm cá nhân của anh POP trong giai đoạn nước rút học môn Ngữ văn ôn thi THPTQG. Các em có thể tham khảo!1. Ôn lại thật kĩ các kiến thức Tiếng Việt: từ loại, biện pháp tu từ, nghệ thuật,... để làm đọc hiểu.2. Ôn lại các thể loại thơ, truyện, văn đồng thời là đặc điểm của chúng.3. Với phần Nghị luận xã hội, cố gắng...
Đọc tiếp

[NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC VĂN TRONG GIAI ĐOẠN NƯỚC RÚT]

loading...

Đây là kinh nghiệm cá nhân của anh POP trong giai đoạn nước rút học môn Ngữ văn ôn thi THPTQG. Các em có thể tham khảo!

1. Ôn lại thật kĩ các kiến thức Tiếng Việt: từ loại, biện pháp tu từ, nghệ thuật,... để làm đọc hiểu.

2. Ôn lại các thể loại thơ, truyện, văn đồng thời là đặc điểm của chúng.

3. Với phần Nghị luận xã hội, cố gắng tập viết gãy gọn đi thẳng vào vấn đề, vào trực tiếp sẽ giúp mình không bị lố dung lượng cho phép. Tất nhiên với mỗi đoạn văn cần có 1-2 điểm sáng, có thể là nêu số liệu hoặc nêu ví dụ, dẫn chứng đời sống vào văn học thì không hề thiếu.

4. Nghị luận văn học: Thường sẽ không học các tác phẩm ra vào 2 năm gần đây (2021 và 2022), không học tác phẩm ra đề minh hoạ, không học các tác phẩm đọc thêm và tác phẩm nước ngoài. Tức là loại bỏ được các bài Sóng (Đợt 1 năm 2021); Tây Tiến (đợt 2 năm 2021); Chiếc thuyền ngoài xa (năm 2022); Việt Bắc (Đề minh hoạ 2023); Rừng xà nu (Tác giả có tư tưởng không tốt liên quan chính trị, trong phần giảm tải); Đàn Ghita của Lorca (GDTX không học); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (giảm tải) và Số phận con người, Ông già và biển cả,...(các tác phẩm nước ngoài).

Như vậy các tác phẩm có thể ra thi NLVH năm nay:

- Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) (Top 1 quan trọng vì thật ra những năm nay Việt Nam đang tuyên truyền lại tinh thần yêu nước về mọi mặt thông qua thể thao, chính trị, các cuộc thi hoa hậu,...)

- Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

- Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

- Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

- Vợ nhặt (Kim Lân) (Mọi người nghĩ rằng đây là tác phẩm ra đề minh hoạ 2022 khả năng cao không ra nhưng mà tác phẩm này vẫn có khả năng thi rất cao, đặc biệt nếu bộ phận những người ra đề ở khu vực miền Bắc)

Đây chỉ là những phỏng đoán dựa trên kinh nghiệm cá nhân, các tác phẩm loại trừ vẫn có thể ra thi ở một trích đoạn khác. Tuy nhiên vẫn nên ôn 5 tác phẩm trên nhiều hơn, đặc biệt là bài Đất nước (mới hôm bữa POP đi ngang qua đường Nguyễn Khoa Văn ở Huế, mà cụ Nguyễn Khoa Văn là cụ ông thân sinh của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm)

Dù là tác phẩm nào các cháu cũng nên ôn kĩ về tác giả (một số nét nghệ thuật tiêu biểu, mệnh danh của tác giả,...), tác phẩm (vị trí, hoàn cảnh sáng tác, những mệnh danh của tác phẩm,...), nội dung và nghệ thuật, tìm thêm được các tư liệu liên hệ từ các tác phẩm khác thì sẽ rất tuyệt.

5. Một số kênh các cháu có thể vào học Ngữ văn nước rút, tìm kiếm tư liệu đồng qua việc chủ động ghi chép hoặc thụ động nghe.

a. Facebook

- Thưởng thức sách: https://www.facebook.com/thuongthucsach

- Học văn chị Hiên: https://www.facebook.com/VanhocMH

- Mochi's Garret - Gác xép văn chương: https://www.facebook.com/xinchaotolamochi

b. Youtube

- Triệu Nguyễn Huyền Trang: https://www.youtube.com/@TrieuNguyenHuyenTrang95

- Cô Trần Thuỳ Dương: https://www.youtube.com/@CoTranThuyDuong

c. Tiktok

- Xóm trọ văn chương: https://www.tiktok.com/@xomtrovanchuong?_t=8dQUGCDCMe9&_r=1

- Lê Quang Toàn: https://www.tiktok.com/@lbv.btqvn?_t=8dQUI6BVtZq&_r=1 (Đây là kênh tiktok của một bạn nam HSG môn Ngữ văn sinh năm 2005, đã đâu ĐHSP Huế dựng nên)

Phía trên là một số điều cần biết trong giai đoạn nước rút ôn thi THPTQG môn Ngữ văn cho 2k5 nhé! Chúc các em sẽ đạt được điểm cao. Cần gì cứ ib cho anh qua fb https://www.facebook.com/profile.php?id=100076127207635 

 

11

Đây là kinh nghiệm của riêng em khi đi thi Văn lớp 12. Điều đặc biệt chú ý là luôn giữ bình tĩnh nha. Dù có trúng "tủ" hay không thì vẫn phải bình tĩnh gạch ý ra trước ( những điều mình nhớ và suy nghĩ đầu tiên bật ra trong đầu khi mình đọc đề ). Viết ngắn gọn cấu trúc làm bài ra tờ giấy ví dụ NLVH sẽ bao gồm mở, thân, kết. Trong phần làm thân cần đầy đủ các ý như giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu nội dung yêu cầu đề bài và đưa nhận định nếu có). Những thứ tưởng như hết sức đơn giản vậy thôi mà khi thi rất dễ mất điểm đó. Với cả khi có người xin giấy trong phòng thì cứ bơ đi mà tập trung làm bài, không có gì áp lực về số trang Văn mình viết được cả. Làm bài có thế nào cũng nên dành ra 3 - 5 phút trước khi đánh trống hết giờ để kiểm tra lại bài nhé. Có những lỗi ngớ ngẩn khó lường lắm ( bạn chị từng viết nhầm PTBĐ là Tự luận may mà phút cuối giờ nhìn lại đã sửa kịp thành đáp án đúng là "Nghị luận" không thì suýt bay 0,5 vô cùng quý giá). Một điều quan trọng nữa dù có "tủ" thì các bài khác cũng phải nắm được đại ý đến 70% nha. Bộ thường có nước đi không ngờ tới lắm, thậm chí cũng cần chú ý cả tiểu tiết trong tác phẩm ( năm ngoái bài CTNX có hỏi vào một tiểu tiết có nhiều học sinh không nhớ nó có trong bài ). Cuối cùng là chúc các em tự tin dành được kết quả cao nhất trong kì thi quyết định này nhé. 

P/s: Nhả vía 9+ Văn thi THPTQG cho mọi người nha

24 tháng 6 2023
https://youtu.be/QGsVVDKHSS8Bạn mình (9+ Văn) recommend các em xem video này =))) 
18 tháng 1 2019

a) 

gi: gió, giấc

r: rồi, ru

b) 

dấu hỏi: cả, chẳng, ngủ, của

dấu ngã: cũng, vẫn, kẽo, võng, những, đã

7 tháng 11 2018

Đáp án C