Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà nước thời Lý, Trần và thời Lê Thánh Tông:
- Đây là cuộc cải cách lớn nhằm xây dựng một bộ máy hành chính hoàn thiện, đầy đủ từ trên xuống dưới.
- Cải cách được thực hiện theo hướng tập trung toàn bộ quyền lực vào tay vua, vua trực tiếp điều hành bộ máy nhà nước. Tăng cường các cơ quan chuyên môn và sự giám sát hoạt động chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.
- Quan lại làm việc trong bộ máy hành chính chủ yếu được tuyển chọn bằng con đường thi cử.
- Cuộc cải cách đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đến đỉnh cao.
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý – Trần
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông
Đánh giá cải cách hành chính của Lê Thánh Tông
- Đây là cuộc cải cách hành chính toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương
- Cải cách nhằm tăng cường quyền lực của nhà vua
- Chứng tỏ nhà nước quân chủ chuyên chế dưới thời vua Lê Thánh Tông đạt mức độ cao và hoàn thiện.
*Vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vì:
- Năm 110, vua Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).
Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực đất trời, có thể rồng cuộn hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng và bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”.
*Ý nghĩa của việc dời đô:
- Thể hiện sự sáng suốt của vị vua đầu tiên của thời Lý.
- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước.
- Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.
*Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần:
Nhà Lý (1009-1225); nhà Trần (1226-1400) ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị;
- Chính quyền trung ương: được tổ chức hoàn chỉnh.
+ Vua đứng đầu đất nước, nắm quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, nghi lễ, đối ngoại.
+ Giúp vua trị nước có Tể tướng (Thái úy hay Tướng quốc), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, việc, đài.
+ Ngoài ra, còn có các chức quan trong coi sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.
- Chính quyền địa phương:
+ Đất nước được chia thành nhiều lộ, thời Trần, Hồ có các chức An Phủ sứ cai quản.
+ Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã, đứng đầu xã gọi là quan xã.
-Thành Thăng Long được chia thành hai khu vực: Kinh thành của vua, quan và phố phướng của nhân dân, có chức Lưu thủ (thời Lý) hay Đại Doãn (thời Trần) trông coi.
Cuộc cải cách hành chính (CCHC) dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1497) diễn ra trong bối cảnh đất nước sau một thời gian dài chiến tranh, khủng hoảng, bộ máy hành chính nhà nước yếu kém về nhiều mặt. Sau chiến tranh, bộ máy hành chính nhà nước thường do các quan võ nắm giữ, tổ chức lỏng lẻo, không thống nhất, hoạt động phân tán, kém hiệu quả. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, ông đã kiên quyết thực hiện CCHC, coi đó là điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển và thực hiện các cải cách khác. ( Ko chắc đâu nhé )
- Thành phần quan lại cấp cao của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc như thời Trần
- Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lê hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được coi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế
Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần:
- Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
- Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lẽ Thánh Tông hoàn chinh hom, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
Sự hoàn thiện của tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta trong các thế kỉ X-XV:
*Thời Ngô, Đinh – Tiền Lê: Thời kì bước đầu xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai
- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, thành lập chính quyền mới. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Một nhà nước quân chủ sơ khai ra đời, bao gồm ba ban: võ ban, văn ban và tăng ban.
- Nhà Tiền Lê củng cố hơn nữa bộ máy nhà nước trung ương, chia nước làm 10 đạo.
- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế được xây dựng nhưng vẫn còn sơ khai.
*Thời Lý, Trần, Hồ: Thời kì từng bước hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến độc lập.
- Các triều đại kế tiếp: Lý, Trần, Hồ ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị.
- Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt.
- Chính quyền trung ương từng bước hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất. Giúp vua trị nước có Tể tướng, các đại thần, các chức hành khiển. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.
- Đất nước được chia thành nhiều lộ do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần, Hồ) cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương.
- Ban đầu quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. Về sau, thi cử là nguồn tuyển chọn chính.
- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế từng bước được hoàn chỉnh; tuy nhiên, mức độ chuyên chế chưa cao.
*Thời Lê sơ: Thời kì nhà nước quân chủ Đại Việt đạt đến đỉnh cao
- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên nước là Đại VIệt. Nhà nước mới được xây dựng theo mô hình thời Trần, Hồ.
- Vào những năm 60, đất nước đã ổn định. Vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính.
- Ở trung ương, các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước.
- Ở địa phương: chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti phụ trách các lĩnh vực, dân sự và kiện tụng. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở.
- Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử.
- Cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã khiến quyền lực của chính quyền trung ương được tăng cường. Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao.
Đáp án D