K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2019

- Bố cục:

    Phần đầu (từ đầu ... chí khí con người): Giới thiệu chung về cây tre

    Phần hai (tiếp ... tiếng sáo diều tre cao vút mãi): Vai trò quan trọng của tre trong đời sống sản xuất và chiến đấu của con người.

    Phần ba (phần còn lại): Cây tre tượng trưng cho tâm hồn và khí chất của con người Việt Nam.

- Bố cục:

    Phần đầu (từ đầu ... chí khí con người): Giới thiệu chung về cây tre

    Phần hai (tiếp ... tiếng sáo diều tre cao vút mãi): Vai trò quan trọng của tre trong đời sống sản xuất và chiến đấu của con người.

    Phần ba (phần còn lại): Cây tre tượng trưng cho tâm hồn và khí chất của con người Việt Nam.

17 tháng 1 2018
Theo bố cục của một văn bản tự sự, bài văn chia làm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre. Thân bài: Tiếp theo đến "Tiếng sáo diều tre cao vút mãi": Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam. Kết bài: Phần còn lại: Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ: Đoạn 1: Từ "nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy": Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam. Đoạn 2: Tiếp theo đến "tre, anh hùng chiến đấu": Tre cùng người đánh giặc. Đoạn 3: Tiếp theo đến "tre cao vút mãi": Tre đồng hành với người tới tương lai.
17 tháng 1 2018

Bố cục: gồm 2 đoạn

- Đoạn 1 (từ đầu đến "Tiếng háy giữa trời cao của trúc, của tre"): Cây tre là bạn thân của người nông dân và nhân dân Việt Nam.

- Đoạn 2 (đoạn cuối): Vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa. Tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam.

25 tháng 3 2018

TỤC NGỮ : 
- Tre già khó uốn. 
- Tre già là bà lim. 
- Có tre mới cho vay hom tranh. 
- Tre già măng mọc. 
- Tre non dễ uốn. 
- Tre già nhiều người chuộng, người già ai chuộng làm chi. 
- Tre lướt cò đỗ. 
CA DAO : 
- Đóng tre căng bạc giữa đồng 
Các anh pháo thủ xoay nòng súng lên 
Súng anh canh cả trời đêm 
Để cho trăng đẹp toả lên xóm làng. 
- Chặt tre cài bẫy vót chông 
Tre bao nhiêu lá thương chồng bấy nhiêu. 
- Em về cắt rạ đánh tranh 
Chặt tre chẻ lạt cho anh lợp nhà 
Sớm khuya hoà thuận đôi ta 
Hơn ai gác tía lầu hoa một mình. 
- Một cành tre, năm bảy cành tre 
Đẹp duyên thì lấy chớ nghe họ hàng. 
- Làng tôi có luỹ tre xanh 
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng. 
Bên bờ vải, nhãn, hai hàng 
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. 
- Trăng lên tắm luỹ tre làng 
Trăng nhòm qua cửa, trăng tràn vô nôi 
Trăng thơm bên má em tôi 
Xanh hàng mi nhỏ, bé cười xinh xinh. 
Ru em, em ngủ cho lành 
Cho chị ra điểm tập tành kẻo khuya 
Ngủ ngon, ngoan nhé, em nghe ! 
Dù cho địch đến đồng quê quê mình. 
Đừng hòng phá luỹ tre xanh 
Cướp con chim nhỏ trên cành của em 
Súng trường tay chị ngày đêm 
Bắn cho chúng nó một phen tơi bời. 
VĂN : 
- Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre xanh thân mặt làng tôi ... đâu đâu ta cũng có tre làm bạn. 
- ... Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột thancủa những chất liện gợi nhắc tha thiết đến đồng quê đất nước : than của rơm bếp, than của cói chiều và than của lá tre mùa thu rụng lá .... 
( Nguyễn Tuân - Bến Hồ và làng tranh ) 
- ... Xa quá khỏi Hòn một đỗi là bãi Tre. Thấp thoáng những cây tre đằng ngà cao vút, vàng óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản, mặc cho bao năm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới. Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn sóng, mang một màu xanh lục ... 

25 tháng 3 2018

Tre xanh 
Xanh tự bao giờ? 
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh 

Thân gầy guộc, lá mong manh 
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? 
Ở đâu tre cũng xanh tươi 
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu 

Có gì đâu, có gì đâu 
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều 
Rễ siêng không ngại đất nghèo 
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù 
Vươn mình trong gió tre đu 
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành 
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh 
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm 

Bão bùng thân bọc lấy thân 
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm 
Thương nhau tre không ở riêng 
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người 
Chẳng may thân gãy cành rơi 
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng 
Nòi tre đâu chịu mọc cong 
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường 
Lưng trần phơi nắng phơi sương 
Có manh áo cộc tre nhường cho con 

Măng non là búp măng non 
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre 
Năm qua đi, tháng qua đi 
Tre già măng mọc có gì lạ đâu 

Mai sau, 
Mai sau, 
Mai sau... 
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xa

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

B. Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động lại hay nói nhiều đến con cò?

CON CÒ TRONG CA DAO(1) Trong ca dao dân ca Việt nam, có rất nhiều bài nói đến con cò. Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò…”: con bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kì, con cò quăm,… Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động Việt Nam lại hay nói nhiều đến loài chim ấy mà không nói đến loài chim khác?(2) Trong các loài...
Đọc tiếp

CON CÒ TRONG CA DAO

(1) Trong ca dao dân ca Việt nam, có rất nhiều bài nói đến con cò. Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò…”: con bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kì, con cò quăm,… Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động Việt Nam lại hay nói nhiều đến loài chim ấy mà không nói đến loài chim khác?

(2) Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò thường gần nhiều với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Namthường thấy con cò bên họ: con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân làm lụng

(3) Bạn thân nhất của người nông dân trong lao động và sản xuất là con trâu. Nhưng trâu phải cái nặng chình chịch, đi đứng vững vàng thật, nhưng chậm chạp, sống một cuộc đời gò bó, vất vả không mấy lúc thảnh thơi, cho nên chỉ những lúc nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn, cực khổ của mình, người nông dân mới liên hệ đến con trâu, con vật tiêu biểu nhất cho sức sản xuất nơi đồng ruộng.                                                                                                                                                      (4) Còn những lúc người dân lao động Việt Nam xúc cảm, tâm trí muốn vươn lên, muốn ca hát cho tâm hồn bay bổng thoải mái trong khi làm lụng, thì chỉ có con cò gợi hứng cho họ nhiều. Con cò trắng bạch kia tuy ngày đêm lặn lội, nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh. Nó cũng vất vả, nhưng có vẻ trong trắng, thanh cao, có những lúc nó vẫy vùng thoải mái, nó sống một cuộc đời mà người dân lao động nước ta thời xưa hằng mong ước. Mong các bạn giúp

0
19 tháng 11 2021
Công cha-như-núi ngất trời Nghĩa mẹ-như-nước ở ngoài Biển Đông