">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2020

Bố cục của truyện:

-Đoạn 1:Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh,sự xa cách do chiến tranh,đức hạnh tốt đẹp của Vũ Nương trong thời gian xa cách(từ đầu đến cha mẹ đẻ mình)

Đoạn 2:Nỗi oan ức và cái chết bi thảm của Vũ Nương(qua năm sau..trót đã qua rồi)

Đoạn 3:Vũ Nương được giải oan(đoạn còn lại)

10 tháng 9 2018

Bố cục văn bản: 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến… “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.

- Phần 2: Tiếp đến … “nhưng việc trót đã qua rồi!” : Nỗi oan của Vũ Nương.

- Phần 3: Còn lại : Vũ Nương được giải oan.

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNGCác em đọc văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” (Sgk/43-51) và thựchiện các yêu cầu sau:1. Tóm tắt văn bản và chỉ ra bố cục của văn bản.2. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh,hãy liệt kê các chi tiết tác giả giới thiệu (tả, kể) về Vũ Nương và cho biết vẻ đẹp nàocủa nàng đã được bộc lộ?(Chú ý...
Đọc tiếp

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

Các em đọc văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” (Sgk/43-51) và thực
hiện các yêu cầu sau:
1. Tóm tắt văn bản và chỉ ra bố cục của văn bản.
2. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh,
hãy liệt kê các chi tiết tác giả giới thiệu (tả, kể) về Vũ Nương và cho biết vẻ đẹp nào
của nàng đã được bộc lộ?
(Chú ý những chi tiết kể về mối quan hệ giữa Vũ Nương với mọi người trong gia đình).
3. Nỗi oan khuất mà Vũ Nương phải chịu là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến nỗi
oan khuất đó của nàng?
4. Trương Sinh được giới thiệu như thế nào về xuất thân, hôn nhân, tính cách, hoàn
cảnh? Khi đi lính trở về, Trương Sinh đã phải chịu nỗi đau nào và đã gây ra bi kịch gì?
5. Tác giả đã đưa thêm vào truyện những chi tiết kì ảo nào? Việc đưa thêm các chi tiết
kì ảo vào truyện có tác dụng gì?
6. Trong truyện, chi tiết cái bóng xuất hiện mấy lần và có ý nghĩa gì?

 

0
20 tháng 5 2019

Bố cục của truyện:

- Đoạn 1: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách (từ đầu đến "cha mẹ đẻ mình").

- Đoạn 2: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương (Qua năm sau… trót đã qua rồi.)

- Đoạn 3: Vũ Nương được giải oan (còn lại.)

20 tháng 5 2019

Đoạn 1: Từ đầu đến " cha mẹ đẻ mình ": Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.

Đoạn 2: Qua năm sau... trót đã qua rồi: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.

Đoạn 3: Còn lại: Vũ Nương được giải oan.

10 tháng 8 2016

 - Nhận xét về cách kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời”.
Song, ý kiến khác lại khẳng định: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.

 

2 tháng 10 2018

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương là ngưưoì con gái thùy mị nết na tư dung tốt đẹp nên Trương SInh đem lòng yêu mến bảo mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ.Biết chồng có tính đa nghi Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép ăn ở đúng mực.Đất nươc có chiến tranh, Trương SInh đi lính ,Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con chăn sóc mẹ già.Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình và khuyên lơn.Khi mẹ chồng chết ,Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ.Những tưởng hạnh phúc sẽ đén với nàng nhưng ngày nàng mong đợi là ngày nàng phải chịu một nỗi oan khó rửa sạch.Khi bế con ra mộ mẹ, Trương Sinh tình cơ biết con còn có một người khác mà đêm đêm vẫn đến, về đến nhà chàng mắng chửi thậm tệ và ruồng bỏ đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc cho hàng xóm và nàng đã hết sức thanh minh.Vũ Nương uất ức tự tử ở bên Hoàng Giang được tiên rẽ nối trở thành tiên.Ở nhà,đêm tối bóng chàng in trên vách thấy con gọi cha Trưong SInh mới vỡ lẽ ra nỗi oan của vợ thì quá muộn.Ở dưới thủy cung ,Vũ Nương luôn hướng về gia đinh nhừo sự giúp đỡ cua Linh Phi và pHan Lang (ngưưoì cùng làng) Vũ Nương đươc Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang.Sự trở về của nàng vô cùng lộng lâỹ lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.
Nguồn : net

2 tháng 10 2018

  Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của nàng Vũ Nương. Vũ Nương, quê Nam Xương, vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, nàng được gả cho Trương Sinh, một người vốn có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Khi Trương Sinh đi lính, ở nhà, Vũ Nương hết lòng chăm lo cho mẹ chồng, con thơ và cáng đáng chuyện gia đình. Những ngày ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về, vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, lại đa nghi, đã nghi oan cho Vũ Nương, nàng không thể giải thích cho chồng hiểu nên đã nhảy xuống sông tự vẫn để minh chứng cho sự thủy chung của mình. Vũ Nương được Linh Phi cứu, sống tiếp đời mình ở chốn thủy cung. Tới khi gặp được Phan Lang, là người cùng làng, nàng tâm sự cùng Phan Làng rồi nhờ gửi lời cho chồng lập đàn giải oan ở bến sông thì nàng sẽ trở về. Trương Sinh theo lời lập đàn giải oan cho vợ, nhưng hình bóng Vũ Nương chỉ hiện lên chốc lát rồi loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất, nàng vĩnh viễn sống ở thủy cung, không thể quay lại nhân gian.

me too

I. Kiến thức cơ bản

Câu 1. Bố cục của truyện:

- Đoạn 1: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách (từ đầu đến "cha mẹ đẻ mình").

- Đoạn 2: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương (Qua năm sau… trót đã qua rồi.

- Đoạn 3: Vũ Nương được giải oang (còn lại.

Câu 2. Để khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, tác giả đã đặt nhân vật này vào những hoàn cảnh khác nhau để miêu tả:

- Trước hết, tác giả đặt nhân vật vào mối quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày, nàng không để xảy ra mối bất hòa.

- Tiếp đến, tác giả đặt Vũ Nương vào trong tình huống chia li: khi tiễn chồng đi lính, nàng bày tỏ sự thương nhớ, và chỉ mong chồng bình yên trở về.

- Khi vắng chồng, Vũ Nương là một người vợ thuỷ chung, một người mẹ hiền, dâu thảo, ân cần, hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau. Khi mẹ chồng mất "Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình."

- Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, nhưng không có kết quả. Lúc bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nàng đành mượn dòng nước sông quê để giãi tỏ tấm lòng trong trắng. Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự.

Tóm lại, qua các hoàn cảnh, nhân vật Vũ Nương hiện lên là một người phụ nữ hiền thục, một người vợ thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, một người con dâu hiếu thảo, hết lòng vì cha mẹ, gia đình, đồng thời cũng là người phụ nữ coi trọng danh dự, phẩm hạnh, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình.

Câu 3. Nỗi oan khuất của Vũ Nương do nhiều nguyên nhân đưa đến:

- Nguyên nhân trực tiếp là do Trương Sinh quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng, độc đoán. Trương Sinh đã không cho Vũ Nương cơ hội trình bày, thanh mình.

- Nguyên nhân gián tiếp là do xã hội phong kiến – Một xã hội gây ra bao bất công ấy, thân phận người phụ nữ thật bấp bênh, mong manh, bi thảm. Họ không được bênh vực chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí, …

Câu 4. Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện tạo kịch tính, lôi cuốn. Từ những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày một chặt hơn đã tạo cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động. Những đoạn đối thoại, độc thoại của nhân vật được sắp xếp rất đúng chỗ, làm cho câu chuyện kể trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật (lời nói của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, có tình có lý, lời đứa trẻ hồn nhiên, thật thà…).

Câu 5. Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.".

Nguyễn Dữ đã sử dụng cách đưa yếu tố truyền kì vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực để tạo hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyện. Tác giả muốn tạo cơ sở để minh oan cho Vũ Nương, khẳng định lòng trong trắng của nàng. Đồng thời tạo ra một thế giới ước mơ, khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bác ái.

P/s tham khảo nha

Soạn bài chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Đại ý và bố cục của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. a. Đại ý: Truyện viết về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì lời nói ngây thơ của một đứa trẻ mà bị chồng nghi ngờ, xỉ nhục, bị đẩy đến chỗ chọn cái chết để giãi bày tấm lòng trong sạch. Truyện cũng đề cao ước mơ ngàn đời của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí. b. Bố cục của truyện. Đoạn 1: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách (từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình”). Đoạn 2: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương (Qua năm sau… trót đã qua rồi). Đoạn 3: Vũ Nương được giải oang (còn lại). Câu 2. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ Nương lại bộc lộ những đức tính tốt đẹp. Trong cuộc sống vợ chồng bình thường nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải đến thất hòa”. Lời dặn dò khi chồng đi lính thật ân tình, đằm thắm, làm mọi người xúc động. Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thủy chung yêu chồng tha thiết. Nỗi buồn nhớ của nàng cứ dài theo năm tháng. Nàng còn là người mẹ hiền, dâu thảo, một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa tận tình chăm sóc mẹ chồng yếu đau. Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước khi chết thể hiện sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình. Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Vũ Nương nói đến tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan. Lúc bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nàng đành mượn dòng nước sông quê để giãi tỏ tấm lòng trong trắng. Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Như vây, Vũ Nương rõ ràng là một người phụ nữ nết na, hiền thục, lại đảm đang tháo vát, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Nàng mang những phẩm hạnh tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Một con người như thể đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách oan uổng đau đớn. Câu 3. Qua cách xử sự của Trương Sinh ta thấy Trương Sinh là một người hồ đồ, độc đoán, chỉ nghe một đứa trẻ lên ba mà không phán đoán phân tích, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng, nhất quyết không nói ra duyên cớ để có cơ hội minh oan, mắng nhiếc và đuổi nàng đi. Trương Sinh đã trở thành một kẻ vũ phu thô bạo đã bức tử Vũ Nương. Nỗi oan khuất của Vũ Nương do nhiều nguyên nhân đưa đến. Nhưng tựu chung là do xã hội phong kiến – Một xã hội gây ra bao bất công ấy, thân phận người phụ nữ thật bấp bênh, mong manh, bi thảm. Họ không được bênh vực chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí, chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ, vì sự hồ đồ, ghen tuông của người chồng mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình. Câu 4. Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện tạo kịch tính, lôi cuốn. Từ những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày một chặt hơn đã tạo cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động. Những đoạn đối thoại, độc thoại của nhân vật được sắp xếp rất đúng chỗ, làm cho câu chuyện kể trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật (lời nói của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, có tình có lý, lời đứa trẻ hồn nhiên, thật thà…). Câu 5. Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện Phan Lang nằm mộng, gặp Vũ Nương, hình ảnh Vũ Nương thể hiện ở bên Hoàng Giang… Các yếu tố truyền kỳ được kể đan xen với những yếu tốt thực (địa danh, thời điểm, sự kiện lịch sử, trang phục mĩ nhân, tinh cảnh nhà Vũ Nương…) khiến cho thế giới kỳ ảo, lung linh, mơ hồ trở nên gần với đời thực hơn. Những yếu tố truyền kỳ được đưa vào truyện làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp phẩm giá của nhân vật Vũ Nương: dù đã ở thế giới khác vẫn quan tâm đến chồng con, khao khát được phục hồi danh dự. Những yếu tố truyền kỳ cũng tạo cho truyện một kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng, về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện. Tuy vậy tính bi kịch vẫn tiềm ẩn ở ngay trong các yếu tố hoang đường kỳ ảo này.

 

15 tháng 6 2018

Vũ Nương nết na xinh đẹp. Trương Sinh cưới nàng về. Sau đó, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ. Bà mẹ vì quá nhớ con buồn rầu mà chết. Nàng ma chay tế lễ chu đáo. Vũ Nương hàng đêm thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương thanh minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Biết vợ bị oan Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đạ tạ chàng rồi biến mất.

27 tháng 7 2016
Vũ Thi Thiết còn gọi là Vũ Nương là một người đẹp người đẹp nết. Có chồng là Trương Sinh không có học,tính đa nghi, vì mê nhan sắc của Vũ Nương mà xin mẹ cưới nàng về làm vợ. Giặc đến Trương Sinh phải đi lính Vũ Nương ở nhà một mình nuôi con thơ và chăm sóc mẹ già như mẹ đẻ của mình. Giặc tan Trương Sinh trở về quê làng biết tin mẹ mất vội tin lời con nhỏ mà cho rằng Vũ Nương đã có người đàn ông khác nên đã về nhà la hét, đánh đập, xua đuổi. Uất ức Vũ Nương phải trẵm mình xuống bến Hoàng Giang để tự vẫn, nhưng được Linh Phi cứu đem về sống ở thủy cung gặp người cùng làng là Phan Lang. Bèn gợi lại chuyện xưa và nhờ Phan Lang nói với Trương Sinh lập đàn giải oan, Trương Sinh lập đàn giải oan 3 ngày 3 đêm Vũ Nương hiện về trong chốc lát rồi biến mất.
 
 
30 tháng 12 2016

Tóm lược :
- Phần đầu : tự bạch của nhân vật (tự làm nhé [:)] )
- Phần 2 : Kể chuyện
Từ sau khi mẹ mất, tôi luôn bị trêu trọc bởi những đứa trẻ trong xóm rồi lớn lên, chân thấp chân cao theo thầy Đồ đi học bạn bè lại trêu tôi rằng đứa không có mẹ. Mô côi mẹ từ bé,cha tôi lại luôn thấy dằn vặt mà chăm sóc mộ mẹ cẩn thận.Chúng nói rằng mẹ tôi chết oan, tò mò phần vì muốn được biết tại sao mẹ lại ra đi sớm thế tôi đã gạn hỏi cha.Nhưng mặc cho tôi hỏi nài nỉ cha cũng không nói một lời khi nhắc đến chuyện của mẹ ra đi trước kia. Một ngày kia, ba đưa tôi ra mộ mẹ ,cầm trong tay chiếc trâm ngọc bích ba bắt đầu nói trong làn nước mắt lăn dài : " Mẹ con ... " (Kệ từ việc cha đi lính cho đến khi mẹ trở về trên kiệu hoa bên dòng sông ánh lên vẻ mờ ảo ) .Sự thật được phơi bày tôi cảm thấy vô cùng hối hận khi mình là nguyên nhân lớn nhất khiến cha mẹ cãi nhau rồi dẫn đến bi kịch nơi người mẹ yêu dấu. Đứng trước mộ mẹ hứa với lòng mình sẽ chăm sóc cha, báo hiếu với cha và chăm sóc mộ mẹ cẩn thận như mẹ vẫn còn nơi đây

4 tháng 8 2019

Cha ơi, mẹ con đâu?”. Câu hỏi của đứa con thơ dại lại vang lên, và một lần nữa làm con tim tôi đau nhói. “Mẹ đang cùng bà nội sống ở một nơi thật xa, con ạ!” … “Thế sao mẹ Đản không về nhà chơi với Đản?” … “Mẹ còn phải chăm sóc bà mà con. Mẹ Đản về chơi với Đản thì ai sẽ trông nom bà, đúng không nào?”. Đứa bé suy nghĩ một lúc rồi “dạ” một tiếng rõ to và trở lại nô đùa cùng chúng bạn sau khi được tôi giải đáp. Còn tôi lại đứng lặng người, chỉ mong con tha lỗi, vì tôi chỉ có thể trả lời bé như vậy. Nó còn quá nhỏ, quá bé bỏng để có thể hiểu mọi việc. Tôi đã quyết định đến một ngày nào đó, khi bé đã khôn lớn, tôi sẽ kể cho nó nghe tất cả những gì mà nó đang thắc mắc – câu chuyện về người mẹ thùy mị, nết na. Nghĩ đến đây, khóe mắt tôi đã ngấn lệ, và bao nhiêu kí ức lại ùa về…

Một buổi sáng trong lành, từng chú chim nhảy nhót trên cành và líu lo cất tiếng ca, từng cây lá khẽ đung đưa theo lời ru của chị Gió, mọi vật xung quanh đều tươi tắn, vui mừng như gửi ngàn lời chúc phúc cho cuộc hôn nhân của tôi - Trương Sinh – và nàng – Vũ Nương. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc và vui sướng biết bao khi lấy được nàng làm vợ. Nàng tên thật là Vũ Thị Thiết, cùng sống ở huyện Nam Xương quê tôi. Từ lâu, tôi đã mến mộ tư dung tốt đẹp của nàng. Vẻ đẹp của cả tâm hồn và vóc dáng ấy đã khiến không biết bao nhiêu chàng trai mơ ước, và trong đó có tôi. Tôi quyết định bàn việc với bố mẹ và mang trăm lạng vàng đến hỏi cưới nàng. Cha mẹ hai bên đều ưng thuận, tôi quyết mang đến cho nàng một cuộc sống êm ấm. Thế nhưng, có lẽ nàng đã không nhận được những gì mà nàng tưởng tượng và xứng đáng được nhận, bởi tôi là một kẻ vô học, bất tài vô dụng, và theo như tôi tự nhận thấy thì tôi rất hay ghen. Biết vậy nên cô vợ khôn khéo của tôi luôn luôn giữ gìn đúng khuôn phép, làm tôi cũng rất yên lòng. Thế mà ông trời lại không cho chúng tôi được hạnh phúc. Thành thân với nàng không bao lâu thì tôi lại nhận lệnh phải đi lính, giúp triều đình chống giặc. Tôi không nỡ nào bỏ lại mẹ già ốm yếu và người vợ mà tôi hết mực yêu thương. Nhưng số trời nào có thể tránh, tôi đành ngậm ngùi tòng quân giúp nước trong nỗi buồn chia li vô hạn, bởi tôi biết mình chẳng học hành gì nên không có cách chối từ.

Ba năm dài dằng dặc ấy rồi cũng trôi qua, tôi được trở về nhà sau khi giặc giã đã dẹp yên. Ba năm qua, tôi luôn sống trong nỗi nhớ thương và lo lắng về mẹ và vợ. Tôi quyết nghe theo lời dặn của hai người, không ham danh lợi để quay trở về được bình an. Không còn lâu nữa, tôi sẽ được gặp đứa con trai đầu lòng, được gặp lại mẹ và vợ - những người tôi hằng thương nhớ. Thế nhưng, niềm vui sum họp vừa được nhen nhóm thì tôi đã phải nhận một tin dữ: mẹ tôi đã mất! Ông trời ơi, sao ông lại bất công thế này? Tôi chưa từng làm điều gì xấu, sao ông cứ phải gieo rắc cho tôi những nỗi đắng cay và đau đớn đến vậy? Được nhìn lại khuôn mặt thân yêu của vợ và hình ảnh đứa con bé bỏng, thế nhưng sao lòng tôi không thể nào vui lên được, cứ nặng trĩu một nỗi buồn mất mát. Tôi dắt bé Đản – con trai tôi – cùng đi thăm mộ người mẹ hiền mà tôi hết mực tôn kính. Đứng trước ngôi mộ của mẹ, tôi không kìm nổi nước mắt, cũng bởi tôi quá nhu nhược và chưa làm được gì để báo hiếu cho mẹ. Sao mẹ lại ra đi trong khi con chưa thể đền đáp ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục của mẹ? Tôi hối hận và thấy mình sao quá hờ hững lúc trước, không chăm chỉ học tập, nuôi mộng đỗ đạt, trả hiếu cho cha mẹ, để rồi giờ đây tất cả đã quá muộn màng. Tôi ôm lấy bé Đản và cất tiếng bày tỏ nỗi đau của mình cho con nghe. Thế nhưng, than ôi, tất cả như được sắp đặt để đánh ngã bản thân tôi, con tôi hỏi tôi cũng là cha của nó ư? Chẳng lẽ người vợ hiền của tôi đã không chung thủy? Không thể thế được, tình yêu thương mà tôi dành cho nàng là rất chân thật, và nàng cũng hiểu được điều đó cơ mà! Tôi gặng hỏi thêm thì bé Đản kể rằng đêm nào cũng có một người đến bên mẹ nó. Đã vậy, mẹ nó còn bảo đó chính là cha của Đản. Quá nóng vội và để nỗi ghen tuông điều khiển mọi tâm trí lẫn hành động, tôi đùng đùng trở về nhà, không nói không rằng, mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi. Giờ đây, khi đã hiểu rõ nguồn cơn và nghĩ lại, tôi thấy mình hồ đồ quá! Lúc đó tôi đã bỏ ngoài tai mọi lời phân trần, giải thích của nàng và kể cả những lời khuyên ngăn của bà con làng xóm. Chỉ vì một lời nói ngây dại của con và bản tính bồng bột của tôi mà nàng đã phải chịu nỗi oan nhục kêu trời không thấu. Nàng đã phải tự trầm mình xuống sông Hoàng Giang để bảo vệ cho tiết hạnh của mình. Tôi chỉ cảm thấy một chút tiếc thương, và vẫn cho rằng mình đúng. Cho đến một đêm, tôi cùng bé Đản – lúc này đã ba tuổi rưỡi – ngồi trong căn phòng trống. Dưới ánh đèn dầu mập mờ, bỗng nhiên bé Đản chỉ tay vào bóng của tôi trên 1 vách và reo lên: “Cha Đản lại đến kia kìa!”. Không thể nào, cha của nó lại chỉ là một cái bóng vô tri vô giác thôi ư? Vậy là tôi đã trách nhầm Vũ Nương? Trời ơi, đến giờ tôi mới rõ được nỗi oan của vợ mình. Hằng đêm, nàng đã mượn bóng mình trên vách để giải đáp cho con về cha nó – cũng như tôi đang dối nó bây giờ. Tôi quyết định đi hỏi cặn kẽ từng người thân, hàng xóm và cuối cùng lại phải ân hận đến tận xương tủy khi biết thêm nhiều điều về nàng trong thời gian tôi đi lính… Vợ tôi ngày ngày chờ mong tôi quay về trong nỗi buồn tủi mà khó ai thấu hiểu được. Nàng luôn giữ lòng chung thủy, một mình nuôi dạy con, chăm sóc mẹ tôi và lo toan mọi việc trong gia đình… Nhưng giờ đây, dù tôi có biết chuyện và hối hận thì nàng cũng không thể quay trở về được nữa rồi!

Một hôm, trong lúc tôi đang dạy con học bài thì bỗng có một người đàn ông đến nhà và xin gặp. Anh ta tên là Phan Lang, người cùng làng với tôi. Theo lời anh ấy kể, anh được Linh Phi – vợ vua Nam Hải – cứu giúp khi bị rơi xuống sông Hoàng Giang. Anh ta gặp vợ tôi ở đây và nhận gửi lời nhắn của nàng cho tôi. Lúc đầu, tôi cũng không tin Phan Lang, bởi ở đời làm gì có chuyện lạ kì đến vậy. Nhưng sau khi anh đưa tôi xem một chiếc hoa vàng lấp lánh, tôi nhận ra ngay đây là kỉ vật mà tôi đã mua tặng cho nàng trước khi tôi tòng quân đánh giặc. Tôi nghe theo lời anh, lập đàn giải oan cho vợ bên sông Hoàng Giang, cúng tế ba ngày ba đêm. Quả thật, đến ngày thứ ba thì Vũ Nương đã trở về. Nàng ẩn hiện giữa dòng sông, cờ hoa võng lọng rực rỡ. Nàng trao gửi tấm lòng mình cho tôi và dặn tôi sống tốt. Vì phải chịu ơn Đức Linh Phi nên nàng không thể về được nữa. Tôi ngậm ngùi nhận lời nàng. Nàng mỉm cười với tôi và biến mất, để lại tôi bao nỗi tiếc thương và day dứt. Có lẽ tôi sẽ không thể nào tha thứ cho lỗi lầm mà mình đã gây ra!!!

Giờ đây, khi nhớ lại những kí ức nghiệt ngã ấy, tôi lại càng vững chắc quyết tâm sống tốt hơn, nuôi dạy bé Đản nên người. Con ơi, hãy thay cha thực hiện một ước mong cháy bỏng – cải đổi xã hội phong kiến lạc hậu này, giúp cho đất nước và cuộc sống tốt đẹp hơn, con nhé

MK KO BT CÓ HAY KO NHƯNG CÁC BẠN THAM KHẢO VÀ GIÚP MK SỬA LỖI SAI NHÉ!leuleu

12 tháng 4 2022

 Nguyễn Dữ

-.-

k mik

12 tháng 4 2022

Là ''Nguyễn Dữ '' đó !