K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2017
Mở bài Trong mỗi chúng ta ai cũng cất giữ những hoài niệm cho riêng mình. Và tôi hoài niệm mà tôi luôn ghi nhớ cho tận bây giờ là đêm trung thu năm tôi lên chín. Đó là đêm trung thu tràn ngập tiếng cười, tình thương yêu của Bố dành cho tôi. Thân bài - Tết trung thu được xem như là cái tết mà tất cả mọi trẻ thơ mong đợi, đó cũng là mong ước của tôi khi tôi còn thơ bé: + Mong đợi là vì đó là lúc những chiếc đèn lồng được thắp lên đi qua mỗi làng, mỗi xóm nhỏ + Mong đợi là vì sẽ được ăn bánh trung thu đặc sệt vị ngọt lịm và tất nhiên mỗi trẻ em đều thích vị ngọt cả bánh + Ngoài ra, đó cũng chính là lúc chúng tôi được xem múa rồng, phá cỗ + Là lúc trăng sắp khắp các nẻo đường, để tụi tôi có thể chạy nhảy chơi cùng bạn bè - Đáng nhớ nhất đêm trung thu năm đó là vì sự xuất hiện của bố: + Bố tôi đi làm xa, ở nhà chỉ có mẹ và anh tôi. Trung thu của tôi mọi năm đều không có bố, tôi chỉ được chơi trung thu bên bạn bè, mẹ và anh trai tôi + Năm đó cũng chính là năm mẹ tôi bận việc ở chỗ làm, anh tôi thì đi qua nhà bạn hỏi bài tập về nhà + Chỉ còn mình tôi lúc đó nên tôi phải ở nhà giữu nhà không được đi phá cỗ cùng bạn bè, cảm xúc tôi lúc đó buồn lắm + Và rồi điều tuyệt vời xuất hiện, trong lúc quay quắt ngồi chơi nagwms trăng một mình thì hình ảnh bố hiện ra + Bố về! bố đem theo bánh trung thu, lồng đèn! + Tôi quá ngạc nhiên vì sự xuất hiện của bố ngay lúc này nên tôi chạy và ôm chầm lấy ông - Món quà bố tặng tôi nhân dịp tết trung thu: + Đó là một cái bánh nhân trứng ngọt lịm như tình thương ông dành cho con gái của mình + Đó là chiếc lồng đèn mà mỗi đứa trẻ mơ ước có nó mỗi đêm rằm trung thu -Trung thu năm đó là trung thu tôi cùng chơi với bố dưới ánh trăng sáng trước sân nhà - Hình ảnh đó mỗi khi nhớ đến tôi lại thấy bồi hồi, xao xuyến Kết bài -Chao ôi! Giá được quay về lúc đó, thì tôi không chỉ ôm ông và sẽ dành tặng ông nụ hôn của một bé gái dành tặng cha mình - Cảm ơn ông đã đem lại cho tôi những xúc cảm ngọt ngào nhất của tuổi thơ - Chưa bao giờ tôi đòn trung thu vui như đêm năm ấy. *Tự làm không nhờ vả hiha
25 tháng 6 2018

Người Việt Nam ta vốn rất yêu hoa mến cảnh. Trong không gian sống lúc nào cũng có cây xanh che bóng, hoa nở trên cành. Vườn cây chim chóc líu lo, bướm ong rập rờn tìm mật. Lại thêm dòng nước róc rách chảy, gió lùa trên khe đá càng làm cho cuộc sống thêm phần thơi thả. Đặc biệt, trong vườn xuân không thể nào thiếu hình ảnh cây hoa mai. Hoa mai nở rộ trong ngày tết cổ truyền dân tộc đem đến cho ta biết bao cảm xúc cao đẹp. Nó nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn dân tộc và tình yêu đối với cuộc sống. (Biểu cảm về hoa mai)  

    Cây hoa mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam từ bao đời nay. Từ thuở mới khai thiên lập địa, mở mang miền đất này, cây mai đã gắn bó với con người. Thật đẹp đẽ biết bao khi buổi sớm thức dậy đã thấy mai vàng nở rộ một góc sân nhà. Mới đêm qua thôi, từng búp nụ còn e ấp trên cành, thân cây gầy guộc không hứa hẹn tươi xanh. Thế mà sáng ra, một tòa sắc hoa vàng đã ngự trị cả không gian. Hoa mai kết chùm rung rinh trước gió. Những cánh hoa xinh tựa như những ngón tay bé xíu vẫy gọi ánh trời.

Hoa mai thường có năm cánh. Một vài loài hoa mai có thể có nhiều cánh hơn. Những cánh hoa vàng mỏng manh kết dính ở tâm đài hoa rồi vươn ra bốn phía. Hoa mai đã nở là vươn ra hết mình chứ không khép nép như hoa hồng hay hoa cúc. Nhị hoa bé xíu rung rinh dưới nắng. Buổi sớm sương nhiều đọng trên nhị hoa. Khi ánh nắng lên, cả chùm hoa long lanh như giát ngọc.

Cây mai cũng có nhiều loại. Loại chỉ nở hoa vào mùa xuân gọi là mai xuân. Có loại nở hoa hai lần trong năm gọi là nhị độ mai (mai nở hai lần). Nước ta có cả hai loại mai này. Cho nên dù đi đến đâu, dù đang ở mùa nào ta vẫn thường thấy hoa mai lác đác nở trong vườn gọi về khí xuân. Dù là loài mai nào thì cứ đến độ đầu xuân hoa mai lại nở. Khắp cả đất trời, hoa mai vàng dệt nên bầu trời xuân. Từ khu vườn bé nhỏ, đến đồi núi từng cao, đâu có mai, nơi đó xuân tươi dào dạt, thắm tươi.

Cmai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão. Cây mai vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc như con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lí ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên. Đời đời người nông dân vẫn kiên trì với ruộng vườn, giữ gìn nếp sống ân tình, thủy chung. Họ cũng kiên trung, rắn rỏi như mai. Trong cuộc sống lao động bình dị vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn tình yêu hoa cảnh. Nó không làm cuộc sống khá hơn những sẽ dễ chịu hơn.

Hoa mai vàng rực rỡ, hòa lẫn trong chồi non lộc biếc trong ngày đầu xuân là biểu tượng ước mơ, khát vọng và niềm tin vững chắc của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng. Đó không phải là một niềm tin tâm linh vong viễn. Mà là nét đẹp của một nền văn hóa trọng tình, thuần mỹ của dân tộc ta. Sắc vàng tươi non phơn phớt của hoa mai điểm tô cho không gian thêm rực rỡ. Chồi non xanh tươi làm cho bức tranh ngày xuân tràn đầy sức sống mới trong những ngày đầu năm.

Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai. Xuân về dâng cho đời bông hoa xinh lộc tốt. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Một nhành mai vàng thắm sân nhà trong ngày đầu xuân thể hiện ước mơ một năm sung túc, ăn lành, là khát vọng vươn đến điều chân thiện trong cuộc sống. Với một cành mai thôi, dân tộc ta đã kí thác trong nó cả một triết lí nhân sinh sâu sắc.

Hoa mai nhanh nở chóng tàn như đời người vội đến vội đi. Cái đẹp lúc nào cũng mong manh, dễ vỡ. Tất cả mọi cái tươi đẹp trên cuộc đời này sớm muộn gì cũng bị phủ nhận bởi quy luật sanh diệt khắc nghiệt và tàn nhẫn để trở về với chân tâm không sanh không diệt tìm đến được hạnh phúc vĩnh hằng. Thế nhưng, cái sức sống mãnh liệt kiên cường của nó luôn làm con người ta khâm phục và quý trọng nhiều hơn.

Mai tượng trưng cho sức sống bất diệt. Hoa mai không bảo giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh. Thân mai gầy guộc cứng cỏi. Từ lâu, nó được ví như cốt cách thân hạc xương mai của người quân tử giản dị mà thành cao, trần tục mà siêu thoát, mong manh mà bền bỉ phi thường. Thân mai mỏng manh, thon gọn cũng được ví với nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ: “mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Mỗi năm một lần, hoa mai nở rồi lại tàn. Nó khiến người ta phải chờ đợi, phải ngóng trông. Truyền thống vui xuân, đón tết của nguười Việt vốn tao nhã, thanh cao. Truyền thống ấy lại gắn với hình ảnh mai vàng lại càng thêm cao quý. Hoa mai là tinh túy của đất trời. Chỉ khi khí trời ấm lại, hoa mới nở. Bởi vậy, người yêu mai hẳn là người có tấm lòng hiền hòa, bao dung và thanh khiết lắm.

   Khép lại một nụ hoa là kết thúc một hành trình này để đi vào một hành trình khác. Có thể tươi đẹp hơn hoặc khốc liệt hơn. Cây hoa mai chứa đựng nét đẹp tâm hồn bình dị của con người từ bao đời. Nó nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm trong cuộc sống, tình yêu cái đẹp và sự hạn hữu của đời người trong cõi phù sinh nghiệt ngã

30 tháng 12 2019

TL:

https://vndoc.com/van-mau-lop-7-cam-nghi-ve-nguoi-me-than-yeu-cua-em/download

bạn vào link và tham khảo nha 

học tốt :-)

13 tháng 11 2017

Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng.

Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời.

Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau,  mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói:

“Mồ côi cha ăn cơm với cá

Mồ côi má lót lá mà nằm”

Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất… Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: “Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng  ông tao là một nhà khoa học”. Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là “một nhà khoa học” cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: “Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này”. Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ “Lê Đình Phi” cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời.

Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn.

Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây.

Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!

13 tháng 11 2017

Đừng chép nhé nếu chép mình sẽ cho 3 sai

Mình xem hết các bài văn trên mạng rồi lên đừng có viết vào mỏi tay mình lại cho 3 k sai

16 tháng 3 2020

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng với những tác phẩm thơ Nôm xuất sắc đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam. Thơ ông chẳng có nhiều bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, thói đời bạc bẽo. Ấy thế mà “Bạn đến chơi nhà” lại là nốt nhạc vui bất chợt trong bản nhạc buồn của cụ Tam Nguyên. Bài thơ thể hiện một tình bạn chân thành, có sự cảm thông, đồng cảm và sẻ chia sâu sắc giữa hai người bạn tri kỉ.

   Nguyễn Trãi viết bài thơ này là lúc ông đã cáo quan về ở ẩn. Có lẽ vì thế mà ông rất vui mừng, hồ hởi khi người bạn đến thăm:

                      “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

Câu thơ mở đầu thật tự nhiên như lời chào hỏi chân thành. Chắc hẳn lâu rồi người bạn của nhà thơ mới đến thăm và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Cách xưng hô “bác” của Nguyễn Khuyến là một cách xưng hô thân mật, bình dị. Có thể thấy được đây không phải là người bạn bình thường mà là một tri âm tri kỉ. Chỉ với một câu thơ đầu tiên ta đã cảm nhận được một tình bạn thật thân thiết và thủy chung.

Thông thường sau khi chào hỏi thì sẽ là sự đón tiếp chu đáo, tận tình của chủ nhà với bữa cơm thân mật. Nhưng không, ở đây lại là một tình huống thật trớ trêu. Nguyễn Khuyến đã trình bày hoàn cảnh khó khăn của gia đình:

                   “ Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa

                     Ao sâu nước cả, khôn chài cá

                    Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

                    Cải chửa ra cây, cà mới nụ

                    Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

                    Đầu trầu tiếp khách, trầu không có”

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi của mình. Có tất cả mà hóa ra lại chẳn có gì. Nhà thơ muốn tiếp bạn thật chu đáo nhưng hoàn cảnh không cho phép: trẻ con nhà thì đi vắng, muốn đi chợ thì chợ lại xa, có cá nhưng ao sâu không bắt được, có gà nhưng vườn thì rộng, rào thưa, cải thì chưa lớn, cà thì mới đang có nụ, mướp thì mới ra hoa, bầu thì lại non quá, đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt. Giọng thơ hóm hỉnh, một cách nói rất sang, rất khéo léo về cái nghèo của nhà thơ. Qua đây ta cũng thấy bức tranh làng quê thật giản dị, gần gũi, sống động và vui tươi. Một cuộc sống giản dị, bình yên của một nhân cách thanh cao, trong sạch. Không chấp nhận chốn quan trường đầy thị phi, Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn và sống một cuộc đời bình dị. Dù cuộc sống có nghèo khó nhưng tác giả luôn lạc quan, yêu đời, sống ung dung, tự do tự tại. Nhà thơ thậm chí còn thi vị hóa cái nghèo bằng một giọng thơ đầy hóm hỉnh.

   Câu thơ kết bài thể hiện giá trị tư tưởng của bài thơ. Tất cả những gì ở sáu câu thơ trước đó không có nhằm khẳng định cái có của câu thơ thứ tám này:

                “Bác đến chơi đây, ta với ta”

Chữ “bác” lại một lần nữa xuất hiện cho thấy tình bạn thật thiêng liêng và cao cả. Vật chất thì không có gì nhưng tình người thì luôn chứa chan và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” thể hiện sự gắn bó khăng khít, kẻ tri âm đến với người tri kỉ, biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, lan tỏa trong không gian và thời gian. Đó là một tình bạn đẹp, chân thành, gắn bó, có sự đồng cảm, sẻ chia giữa những  người bạn. Tình bạn ấy vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường để tỏa sáng lung linh giữa cuộc đời.

  Với ngôn ngữ thơ bình dị, những hình ảnh thơ mộc mạc và gần gũi bài thơ thể hiện một tình bạn khăng khít, keo sơn, vượt lên trên mọi lễ nghi tầm thường. Cái nghèo về vật chất không làm phai mờ đi những tình cảm ấm áp, chân thành và thủy chung.

12 tháng 12 2016

Cảm nghĩ về tình bạn
a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp ?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.

BẠn dựa vào đây để làm nha!

12 tháng 12 2016

Theo nhịp tuần hoàn của quy luật thiên nhiên, mùa hè trôi qua, mùa thu lại tới. Trên đầm, sen đã gần tàn, mùi hương chỉ còn phảng phất. Trong vườn, cúc vàng nở rộ, rung rinh trước ngọn gió mát lành, báo hiệu Tết Trung thu đã gần kề. Cũng như bao bạn thiếu nhi khác, lòng em xôn xao, rạo rực mỗi khi nghĩ đến cảnh tưng bừng rước đèn, phá cỗ dưới trăng. Ôi! Đáng yêu biết bao cái Tết dành riêng cho tuổi thơ! Dẫu đã có tự ngàn năm nhưng ý nghĩa của nó vẫn nguyên vẹn như buổi ban đầu.

Mặt trời lặn đã lâu. Màn đêm dịu dàng buông xuống. Bầu trời thăm thẳm, lấp lánh muôn vạn vì sao. Xa xa, phía cuối làng, vầng trăng đang từ từ nhô lên khỏi lũy tre tím mờ trong lấn sương mỏng. Tiếng trông ếch khuấy động không khí vốn tĩnh lặng chôn thôn quê. Hôm nay là rằm tháng Tám, cả làng em náo nức chuẩn bị đón Tết Trung thu.

 

Mẹ bày cho em mâm cỗ đón trăng. Quả bưởi vàng rám nắng, cuống lá tươi xanh đặt ở giữa, xung quanh là những quả hồng đỏ tươi, chín mọng. Nải chuôi tiêu lốm đốm trứng cuốc thật xứng với cốm Vòng nõn nà màu ngọc đựng trong lá sen tươi. Chiếc bánh nướng hình mẹ con đàn lợn nằm quây quần bên nhau trông mới ngộ nghĩnh làm sao! Một mùi hương dịu ngọt lan tỏa trong không gian đang rộn ràng tiếng cười tiếng nói trẻ thơ hòa cùng tiếng trống ếch rộn ràng.

Trăng đang lên cao, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa bạc, nổi bật trên nền trời đêm. Ánh trăng ngời ngời tỏa sáng, soi rõ từng cảnh vật trên mặt đất. Dòng sông uốn khúc quanh làng như dải lụa bạc lấp lánh trăng. Đồng lúa càng trở nên mênh mông dưới ánh trăng rằm.

Trên đường làng, từng đoàn trẻ tung tăng nối đuôi nhau rước đèn. Hàng trăm ngọn nến lung linh. Đèn hình ông sao, hình con thỏ, con gà, con bướm, con chim, hình máy bay, trông thật vui mắt. Em thích nhất cái đèn ông sao của bạn Mai học cùng lớp được làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, xung quanh ngôi sao là vòng tròn viền tua giấy ngũ sắc. Khi thắp nến lên, đèn tỏa ánh sáng lung linh. Biết em thích, thỉnh thoảng bạn Mai lại đổi đèn cho em cầm một lúc. Tiếng hát xen lẫn tiếng trống ếch, trống cơm náo nức:

Thùng thình, thùng thình trống rộn ràng ngoài đình,
Có con sư tử đang múa quanh vòng quanh.
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng,
Dưới ánh trăng vàng đàn em hát vang vang…

Tại sân đình, chúng em được dự liên hoan văn nghệ và phá cỗ Trung thu; được nghe kể về sự tích tại sao chú Cuội lại phải mãi mãi ngồi dưới gốc đa trên cung Quảng.

Cuộc vui đã tàn, tiếng bước chân rậm rịch tỏa về khắp ngả. Chỉ một lát sau, làng em lại chìm trong vẻ êm đềm, tĩnh lặng quen thuộc của đêm quê. Trên cao, trăng vẫn rời rợi sáng. Những hàng cau, cây rơm, mái nhà… in bóng đen sẫm trên mặt đất. Tiếng bầy vạc ăn đêm gọi nhau văng vẳng, xa vời.

Đêm nay, trăng sáng quá! Khung cảnh làng em vốn đã đẹp, trong đêm trăng rằm lại càng thêm đẹp, giống như một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, gợi cảm giác về một cuộc sống no đủ, thanh bình. Có một cái gì đó thật mơ hồ len nhẹ vào hồn làm cho em xúc động mỗi khi nghĩ đến hai tiếng quê hương!

 

 

11 tháng 12 2020

chữ mình xấu mong bạn thông cảm bucminh

 

19 tháng 12 2023

thế khó lắm