K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2017

Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường. Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ. Lần đầu tiên tôi đến với mái trường THCS. Bao niềm vui, sự hãnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với những ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.

Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái, theo sự thông báo của nhà trường, tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách,… Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: Bạn bè, thầy cô, trường lớp đều mới tinh. Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,… in đậm bao kỉ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp hai – một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang và không gian thoáng đãng… Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lối vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ. Nào là hàng cây, phòng học, cột cờ,… tất cả đều đập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng, bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: Ôi! Ngôi trường đẹp quá!

Chúng tôi, các lớp Bảy, lớp Tám cũng như anh chị lớp chín được phân về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” – tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp năm. vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hiền lành, mái tóc đen dài. Chính hình ảnh đó của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng khi xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lời đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp ba. Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này.

Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ đồ dài trắng tinh, tôi ra dáng là một nữ sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy Hiệu trưởng đánh gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi đã hoà nhập vào một môi trường mới.

Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học – trường điểm của huyện, bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ. Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.

Với bao nhiêu điều suy nghĩ trong tôi, có cả niềm vui xen lẫn niềm kiêu hãnh và cả sự thẹn thùng, bỡ ngỡ và một chút lo lắng… Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường trung học cơ sở chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ….

24 tháng 12 2017

Với cuộc đời mỗi con người, quãng đời học sinh đều tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng đời quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người thì yêu ngôi trường trung học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường Tiểu học Hùng Vương– nơi tôi đang học – đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.
Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc trước lớp hay tiếng cười nói hồn nhiên, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng cho chúng tôi chơi đùa.
Tôi yêu lắm rân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm đẹp của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo mừng như ngày tôi vào lớp Một, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyên chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoắt hơn bốn năm đã trôi qua, giờ tôi là học sinh lớp năm….Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh Tiểu học, để tôi được sống mãi dưới mái trường này!
Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho chúng tôi những bài học bổ ích. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người.

Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời, luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ đến ánh mắt trìu mến của thầy cô hay là những nụ cười của bạn bè tôi lại thấy lòng mình ấm áp hơn.
Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã. Ngày khai trường, ngày hai mươi tháng mười một….những ngày tháng tuyệt vời ấy lần lượt trôi đi để lại trong tôi những nuối tiếc. Chỉ còn hai tháng nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới… liệu những tháng ngày đẹp đẽ kéo dài được bao lâu?
Thời gian trôi đi như những làn sống dập dềnh ra khơi không trở lại. Nhưng có một thứ mãi mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường Tiểu học Hùng Vương mến yêu.

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạa) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào...
Đọc tiếp

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ

a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?

-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.

em xin cảm ơn ạ

2
27 tháng 10 2016

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
23 tháng 10 2018

ôi ! thời gian cứ vụt trôi qua , nó như một cơn gió vậy  . đến rồi lại đi không một lần trở lại . đúng thế ! thầy giáo của tôi hồi xưa trẻ đẹp , mập mạp biết bao ... nhưng hỡi thời gian này , saoimày lại trôi nhanh đến thế , mày đã làm cho tóc thầy một ngày bạc thêm , thầy đã không còn mập mạp mà lại trở nên gầy gò ốm yếu .......

~ phầng sau tự vt nha pạn ..*.* hok tốt ~

16 tháng 12 2017

Tham khảo !

Có lẽ tôi đã yêu ngôi trường này từ ngày tôi bước vào cánh cổng lớp bảy đây.. Mới đây thôi không dài nhưng bao nhiêu đó đã làm cho tôi luôn ghi sâu kỉ niệm bên ngôi trường này. Những kỉ niệm hằng sâu trong tim kí ức tuổi học trò tôi, biết khi nào nó sẽ rời xa tôi, nếu một ngày tôi nhỡ quên nó thì tôi không là đứa con ngoan của ngôi trường yêu dấu ấy.....!

Chẳng có ai mà không có kỉ niệm bên ngôi trường của mình ... chỉ trừ khi những bạn tuổi hồng bất hạnh không được đi học. Thật thương cho số phận của họ, họ luôn ước mơ một ngày đến trường vui đùa , luôn muốn ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của mình , coi thầy cô như cha mẹ. Thế mà tại sao giờ đây có một ít người không coi trọng thầy cô ngôi trường mình .. phải chăng điều đó khó làm hay sao? Nó có quá khó không? - tôi tự hỏi . Không đâu các bạn ạ! Hãy thử một lần dù một lần để yêu thương thầy cô, ngôi trường thì bạn sẽ thấy mình thay đổi hoàn toàn . Cảm giác được ở trường thật sự rất thú vị. Bên ánh nắng sân trường từng nụ cười rạng rỡ , hồn nhiên trên gương mặt thanh thoát của những cô cậu học trò nhỏ làm sân trường thêm rộn rã . Từng hàng ghế đá thân thương chan chứa kỉ niệm phượng hồng với tà áo dài duyên dáng đỗi thướt tha của sinh viên Việt Nam làm tôi đỗi tự hào . Ngôi trường đã để lại ấn tượng lớn cho tôi còn thầy cô thì tôi không thể bao giờ quên được. Nhớ những ngày thầy đã dạy cho tôi từng chút một, một nguời thầy bao dung nhân ái , đôi lúc nghiêm nghị nhưng ai biết đâu thầy đã khó nhọc sương phai. Còn các cô luôn quan tâm học trò nhỏ như chúng tôi , yêu thương từ ánh mắt trìu mến kia. Họ đã làm cho tôi thêm cảm xúc lân lân khó tả , làm sao biết đến bao giờ tôi mới có thể đền đáp công lao to lớn giáo dục chúng tôi. Tôi mãi khắc ghi những dấu ấn sâu đậm bên ngôi trường thân thương này.

Người ta thường ví thời gian như dòng sông trôi, nó cứ trôi mãi trôi mãi chẳng có bến dừng. Và tình yêu của tôi dành cho ngôi trường cũng thế nó sẽ mãi không bao giờ hết. Dẫu các bạn xem ngôi trường của mình như thế nào chứ riêng tôi tôi xem ngôi trường như ngôi nhà thứ hai của chúng tôi . Một ngôi trường luôn dang rộng đón nhận các đàn con thân yêu, những đứa con ngây thơ của tuổi mới lớn, những đứa con còn bộc trực cần những người cha người mẹ dạy dỗ. Ngôi trường đã là ngôi nhà thứ hai thì những người thầy, người cô như cha mẹ của chúng tôi. Họ lúc nào cũng tận tụy bên những trang giáo án. Những trang giáo án chứa bao tâm quyết, hi sinh của những bậc làm cha mẹ nơi đây dành cho chúng tôi. Tôi không biết trường các bạn ra sao nhưng ngôi tường của chính tôi đang học thì tôi yêu quý nhất. Yêu mái trường ngói đỏ lung linh, yêu hàng phượng vĩ thắp sáng tuổi học trò, yêu thầy cô, bạn bè quí mến.

Tôi vẫn nhớ như in cái ngày tôi đặt chân vào ngôi trường này, tất cả, tất cả dường như lạ lẫm. Tôi cũng như các bạn khác thôi, đôi lúc rụt rè , sợ hãi có lúc còn nép sau lưng người thân. Dần năm tháng trôi qua tôi càng thấy ngôi trường rất thân thương, luôn yêu thương chúng tôi, yêu các đàn con bé nhỏ, ngây thơ.

Tôi vẫn thường tự hỏi: " Tại sao thầy cô lại luôn mang đến cho chúng em tất cả kiến thức mà thầy cô có được" . Đến bây giờ tôi mới hiểu được thầy cô luôn muốn chúng tôi thành tài, luôn mong chúng tôi nên người giữa biển đời mênh mông rộng lớn. Một biển đời còn lắm chông gai, gian khổ, đang cần những đôi tay của thầy cô dìu dắt trên con đường lạ lẫm kia. Con đường ấy đang ở tương lại và tôi sẽ mãi hướng về nơi ấy , một nơi hy vọng cho tương lai tốt đẹp.

Giờ đây không gì sánh bằng đi học cả. Tôi đã học được rất nhiều điều ở ngôi trường này. Tôi được bạn bè quý mến , được thầy cô yêu thương , quan tâm tôi rất nhiều , nhưng người muốn chúng tôi thành đạt là ngôi trường và thầy cô đây. Thầy cô ơi biết đến khi nào con mới đền đáp được công ơn của các thầy cô dành cho con. Điều ấy con luôn khắc ghi trong tim của con , dù mai này thời gian cứ trôi mãi , cuộc sống và chính con sẽ đổi thay nhưng con vẫn luôn khắc ghi sâu công lao của thầy cô. Công lao to lớn nhường nào. Bây giờ con mới biết rằng dù có dùng tiền để đền đáp công ơn của thầy cô thì cũng chỉ là vô nghĩa mà thôi. Nếu một ngày tôi nhỡ quên đi kỉ niệm bên ngôi trường , tôi có dùng tiền đền đáp thì có lẽ cũng chỉ là vô dụng thôi. Nhưng điều ấy sẽ không xảy ra đối với tôi, tôi luôn luôn mãi ghi nhớ về ngôi trường này . Ngôi trường thân yêu ơi con mong sao trường sẽ mãi dang rộng cánh cổng để đón các đàn con thân yêu, những người con còn ngây thơ bộc trực của tuổi mới lớn. Trường sẽ mãi là trường này đây , một ngôi trường đang ở trước mắt con, ngôi trường thân thương , luôn yêu các đàn con nhỏ. Thầy cô ơi , thầy cô cũng mãi là người dìu dắt mang đến cho chúng con kiến thức rộng mở đưa con đến tương lai còn xa kia ấy. Nơi được gọi là bờ bến tương lai.

Tôi nguyện làm đứa con ngoan của trường những biết là sẽ không thể nào được thế. Những con chỉ mong một điều rằng trường thân yêu ơi hãy luôn dang rộng vòng tay đón những đứa con thân yêu , mới lớn . Luôn đưa đàn con đến bờ bến tương lai rộng mở tri thức .Con mãi khắc ghi sâu kỉ niệm bên trường yêu dấu. Tôi sẽ không bao giờ quên một kỉ niệm vô giá không có vậ giá trị nào sánh bằng.Trường tôi là thế đấy , tôi yêu trường tôi lắm......!

16 tháng 12 2017

Đã hơn một năm trôi qua kể từ ngày em được bước chân vào mái trường THCS Nguyễn Trãi, chỉ một năm thôi nhưng em đã thực sự yêu mến ngôi trường này. Không chỉ tự hào vì trường được mang tên Nguyễn Trãi - vị danh nhân lịch sử, nhà văn hóa vĩ đại của dân tộc, mà em còn gắn bó sâu sắc với bạn bè, thầy cô và từng sự vật nơi đây.

Người ta thường nói: thời gian trôi như một dòng sông, nó cuốn đi hết những kỉ niệm rồi chôn vùi xuống đáy sông sâu thẳm. Nhưng đối với em, những hình ảnh quen thuộc như cây phượng già, cái cột bóng rổ trên sân trường hay những chùm hoa dừa cạn ven hành lang đã được cất kĩ vào trong một ngăn khóa riêng mang tên “tuổi thơ” mà em sẽ mang theo suốt cuộc đời. Giờ đây, trong tiết trời cuối thu se lạnh, hoa đang tàn dần theo từng ngọn gió mùa đông bắc, nhưng những hình ảnh tươi đẹp về sân trường sẽ còn đọng mãi trong trái tim em.

Và hình ảnh sân trường thân yêu ấy luôn gắn liền với những người bạn đáng yêu, đáng quý của em. Ở đây chúng em sống trong tình yêu thương bạn bè giống như một mái ấm gia đình vậy. Những người bạn ấy chính là người mà em có thể chia sẻ những nỗi niềm buồn vui trong cuộc sống thường ngày. Chúng em vui chơi chan hòa với nhau và giúp đỡ nhau trong mọi việc. Nhiều lúc trong tập thể lớp còn xảy ra xích mích to nhỏ, nhưng sau đó, mọi người lại tươi cười với nhau và khoác vai nhau thân mật, vui vẻ. Nhớ biết bao nhiêu những bữa tiệc trung thu, cả lớp chúng em cùng nhau bày mâm cỗ một cách say mê. Hay những lần lớp chúng em tham gia thi bóng đá, các bạn nam luôn gắng sức mình để mang về ngôi vô địch cho cả lớp. Ngoài sân, chúng em cùng nhau cổ vũ thật nhiệt tình. Tuy 2 năm liền chỉ đạt giải nhì, nhưng đối với chúng em, tình đoàn kết vẫn là quan trọng nhất, chẳng vô địch, chúng em vẫn có thể cùng nhau tận hưởng niềm vui bằng cách “chén” một chầu kem ngon lành.Vì vậy, em rất trân trọng tình bạn vô giá dưới mái trường này.

Bạn bè chúng em như thể người một nhà và cha mẹ trong gia đình vĩ đại ấy chính là các thầy cô. Sau này khi bước vào con đường đời không ít chông gai, thì có lẽ em sẽ nhớ da diết về những tiết học mà thầy cô đã trao ánh mắt trìu mến và tấm lòng nhiệt huyết, yêu nghề cho đám học trò nhí nhố ngày nào. Có lúc thầy cô hiền hòa ân cần bảo ban chúng em. Có khi lại nghiêm khắc uốn nắm cho chúng em nên người. Và chẳng biết tự lúc nào, những tiết học quý giá và đẹp đẽ ấy đã trở thành một phần kí ức thiêng, một hành trang quý giá của chúng em để bước vào đời. Thầy cô ơi! Công lao của thầy cô thật như trời biển. Và con hiểu rằng, cho dù có bày tỏ thế nào cũng chẳng thể hết được tấm lòng biết ơn, trân trọng của chúng con với Thầy cô.

Bao nhiêu đó chưa thể nói hết những gì ngôi trường thân yêu này đem lại cho chúng em. Ở đây, chúng em được chắp thêm đôi cánh ước mơ, được bước vào thế giới kì diệu mà trong bài “Cổng trường mở ra” nhà văn Lí Lan đã viết. Mai này, dù có ra trường và trưởng thành thì chúng em sẽ mãi nhớ về mái trường THCS Nguyễn Trãi yêu thương

13 tháng 11 2016
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.
 
Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Buồn bã và tức giận, bố chú đã viết cho chú lá thư này. Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố. Đó là thái độ bất bình trước lỗi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung. Qua đó, tác giả khẳng định sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào, tình mẫu tử cũng làm cho cuộc sống nhân loại trở nên bất diệt.
 
Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình.
 
Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.
 
Để những lời dạy bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn mẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường. Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng.
 
Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.
 
Tại sao người bố lại có thái độ kiên quyết như vậy? Bởi vì sự hỗn láo của đứa con đã làm cho ông thất vọng, ông vốn rất thương yêu con và muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình, một lỗi lầm khó có thể tha thứ nếu tái phạm:
 
Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.
 
Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này ***** Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
 
Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất trong bức thư. Người bố viết cho con trai mình nhưng cũng chính là viết cho bao người con khác trong cuộc đời. Đến lúc trưởng thành, các con dần dần xa mẹ, nhưng trong cách nghĩ của mẹ thì; Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ, Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con (Chế Lan Viên). Mẹ vẫn âm thầm dõi theo từng bước trên đường kiếm sống và tạo dựng sự nghiệp của con. Lúc con gặp sóng gió thì lòng mẹ là bến đậu an lành nhất. Một lời chia sẻ, động viên, khuyên nhủ chí tình của mẹ sẽ làm cho tâm hồn con thanh thản lại. Hiểu rõ điều đó nên người bố khẳng định sự thiệt thòi và đau khổ nhất trong cuộc đời của một con người là không còn mẹ.
 

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời.

Người bố khuyên con bằng lời lẽ chí tình: Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bô sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.

 
Giọng văn ở đoạn này dịu dàng, tha thiết, lắng sâu. Người cha lấy cái lí để phê phán và lấy cái tình để khuyên nhủ, dạy dỗ, khiến đứa con không thể không thấm thía. En-ri-cô xúc động thật sự vì nội dung bức thư của bố. Cậu kính yêu cha mẹ vô cùng nên đã rất ân hận về lỗi lầm của mình.
 
Tại sao người bố không trực tiếp dạy bảo con mà lại dùng hình thức viết thư? Bởi vì có những điều tế nhị và phức tạp của tình cảm khó có thể nói ra bằng lời. Hơn nữa, viết thư tuy là cách giao tiếp gián tiếp nhưng lại có tác dụng rất lớn. Nó vừa thể hiện được mục đích của người viết, vừa không làm cho người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm.. Đây chính là bài học về cách ứng xử khéo léo trong quan hệ gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung.
 
Bài văn đề cập đến khía cạnh quan trọng của đạo làm con. Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người.
 
Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước.
13 tháng 11 2016

Phần hay nhất, cảm động nhất trong bức thư là người bố nói với con về hình ảnh thương yêu, về đức hi sinh cao cả và tình thương mênh mông của người mẹ hiền.

 

Bố nhắc lại một kĩ niệm không bao giờ có. thể quên là cách đây mấy năm, En-ri-cồ bị ốm nặng, mẹ đã “thức suốt đêm" sàn sóc con, “cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con”. Người mẹ lo âu, đau đớn “quằn quại vì nồi sợ, khốc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”.

Cổ ngữ có câu: “Mẫu tử tình thâm”. Tình mẹ thương con là mênh mông bao la. Mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ” (tục ngữ).

Con mà lại xúc phạm đến mẹ là vô đạo, vì “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. Một năm so với một giờ đã có đứa con nào tính được, nghĩ đến ? Người mẹ có quản gì vất vả, chịu khổ sở đói rét “đi ăn xin để nuôi con”. To lớn hơn, vĩ đại hơn là người mẹ có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Công cha nghĩa mẹ thật vô cùng sâu nặng:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

hay

“ơn cha nặng lắm ai ơi ỉ
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
(Ca dao)

 

Cảm động nhất là khi bố chỉ cho con thấy nỗi bất hạnh “buồn thảm nhất” của một đời người là “ngày mà con mất mẹ”. Mồ côi mẹ là nỗi đau khổ nhất của tuổi thơ. Cho dù khi đã lớn khôn, trưởng thành, dũng cảm,… đứa con vẫn không bao giờ tìm lại được bóng dáng yêu thương của mẹ hiền. Một tiếng nói dịu hiền của mẹ. Một cử chỉ thân thương của mẹ “được mẹ dang tay ra đón vào lòng”. Nỗi cô đơn của đứa con (dù lớn khôn, khỏe mạnh) không thể nào kể xiết, vì thiếu tình thương ấp ủ của mẹ hiền, “con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở the”. Lúc ấy, "con sẽ cay đắng…”, “con sẽ không thể sống thanh thản”, “con sẽ không một phút nào yên tĩnh”) vì lương tâm cắn rứt, con nhở lại “những lúc đã làm cho mẹ đau lòng”, “đã làm cho mẹ buồn phiền”. Lúc ấy dù có “hối hận”, dù con có "cầu xin linh hồn mẹ tha thứ” thì cũng chỉ vô ích mà thôi, vì mẹ đã mất từ lâu rồi. Một nỗi đau ghê gớm là thời gian năm tháng sẽ không bao giờ làm nguôi quên những hình ảnh, những kỉ niệm vui, buồn về người mẹ hiền yêu quý, “lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh”. Và lúc ấy, “hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình”.

“Mẹ hiền như chuối ba hương – Như xôi nếp mật, như đường mía lau”. Đó là ca dao của nhân dân ta. ở đây, từ hình ảnh người mẹ hiền trong tâm hồn đứa con, người bố đã viết một câu thật hay nói về lòng hiếu thảo, về đạo làm con; lời khuyên con càng trở nên sâu xa, thấm thìa: “Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”. Bởi lẽ, lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo làm người; những kẻ bất hiếu “thật đáng xấu hổ và nhục nha ’ vì đã “chà đạp lên tình yêu đó”.

Qua bức thư của người bố gửi En-ri-cô, ta thấy lời giáo huấn không hề khô khan mà vô cùng xúc động, chứa chan tình phụ – từ, tình mầu – tử. Bố vừa giận vừa thương con; bố đã dạy con bài học về lòng hiếu thảo, biết kính trọng và biết ơn cha mẹ. Lòng mẹ bao la và mênh mông. Con không được vô lễ, không được vong ân bội nghĩa với mẹ cha. Chúng ta cảm thấy mình “lớn lên” cùng trang nhật ký của En-ri-cô.

Tóm lại bài "Mẹ tôi” là một bài ca tuyệt đẹp của “Những tấm lòng cao cà”. Đơ A-mi-xi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục chúng ta bài học hiếu thảo của đạo làm con.

24 tháng 11 2016

Cả hai bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu đều được Bác Hồ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Tuy nhiên cảnh trăng trong mỗi bài đều có những nét đẹp riêng. Nếu bài thơ Cảnh khuya là cảnh trăng của núi rừng Việt Bắc, trăng được lồng vào vòm cây, hoa lá tạo thành một bức tranh mang nhiều đường nét. Với từ “lồng”, trăng đã hiện lên đầy sinh động và ấm áp, gần gũi với cuộc sống của con người. Thì đến bài thơ Nguyên tiêu, tác giả lại tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nuớc bao la, ánh trăng xuân soi chiếu cả bầu trời lần mặt nước, cả không gian tràn ngập hương sắc của trăng và đất trời mùa xuân

 

27 tháng 11 2016

Hai bài thơ "Cảnh khuya" và " Rằm tháng giêng" đều miêu tả cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc.Nhưng mỗi bài thơ lại có một vẻ đẹp riêng.Ở bài thơ " Cảnh khuya" ta thấy một bức tranh đêm trăng rừng khuya hiện lên với đầy đủ hình ảnh , âm thanh , màu sắc.Bức tranh đêm trăng không chỉ có lớp lang tần bật cao thấp , sáng tối hòa hợp mà còn tạo nên vẻ đpẹ lung linh,ảo huyền.Bức tranh lấp loáng ánh trăng lại có bóng lá,bóng cây,bóng hoa.Tất cả đã vẽ nên một bức tranh tràn đầy ánh trăng kì diệu.Còn cảnh đêm trăng ở bài thơ " Rằm tháng giêng" được gợi tả trong một không gian cao rộng,bát ngát.Trong không gian ấy ánh sáng của trăng và sức sống mùa xuân đang tràn ngập khắp đất trời.Đặc biệt ở câu cuối một hình ảnh thật nên thơ,lãng mạn đó là chiếc thuyền chở đầy ánh trăng khi làm xong việc

Chúc bn hok tốt!!!

28 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

Điều may mắn mà em có được trong cuộc sống đó chính là em có một gia đình tràn ngập tình yêu thương. Gia đình luôn là tổ ấm là nơi che chở cho em những khi em có những chuyện buồn vui trong cuộc sống. Gia đình là nơi bình yên và cho em những tiếng cười ấm áp khi trở về nhà.

 

Gia đình em là một gia đình khá đặc biệt khi em được sống cùng ông bà nội dưới cùng một mái nhà. Ông nội chính là người mà em thần tượng và vô cùng kính trọng, bởi ông em chính một vị anh hùng đã có nhiều hy sinh lập được nhiều chiến công trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 

Gia đình luôn là nơi mà khi con người mệt mỏi đều muốn quay về với mái ấm của mình nơi có những người luôn lo lắng yêu thương ta thật lòng. Nơi có những người thân gắn kết với chúng ta bằng tình cảm máu thịt. Chỉ khi ở bên cạnh những người thân yêu thương ta thì chúng ta mới có thể cởi bỏ được những mệt mỏi lo lắng khỏi trái tim mình. Chỉ ở bên cạnh gia đình chúng ta mới có thể sống thật với tính cách con người mình nhất.

 

Trong gia đình em ông nội chính là người có tiếng nói quyền lực nhất. Ông luôn dạy cho chúng em biết những điều phải trái đúng sai, dạy chúng em những thói quen sinh hoạt tích cực sống hết mình có lý tưởng hoài bão lớn lao. Ngay từ khi em còn nhỏ em đã thân thiết và gần gũi với ông được ông yêu thương cưng chiều. Mỗi buổi sáng ông em thường dậy từ sớm chăm sóc cho những chú chim cảnh, vườn cây, ao cá của mình. Nhờ bàn tay chăm sóc của ông nội mà gia đình em luôn có rau sạch và cá tươi để ăn.

 

Ông em năm nay đã 75 tuổi mái tóc có nhiều sợi bạc nhưng sức vóc ông vẫn còn dẻo dai lắm bởi ngày xưa ông từng có thời tham gia chiến trường từng vào sinh ra tử đối mặt với kẻ thù hiểm ác nhiều lần. Chính những năm tháng khó khăn đó đã rèn luyện cho ông nội em một ý chí nghị lực sống phi phàm hơn người. Ông cũng thường xuyên tập thể dục nên sức khỏe vẫn còn khá tốt. Nhưng đôi khi ông cũng bị đau nhức xương khớp nhất là khi trời trở gió thì vết thương ở chân ông do viên đạn ngày nào găm phải lại đau đớn nhức nhối. Em rất thương ông bởi em biết những lúc như vậy ông đau đớn nhiều lắm. Nhưng dù bệnh tình có như thế nào ông nội em vẫn luôn thể hiện phong cách của một người chiến sĩ cụ Hồ. Ông vui vẻ lắm, mỗi khi cả nhà lo lắng suýt xoa cho vết thương của ông, thì ông em đều gạt đi và nói rằng một chút vết thương nhỏ như vậy có đáng gì ông vẫn còn khỏe lắm. Em vô cùng ngưỡng mộ và tự hào về ông nội của mình, bởi em đã từng được học những tiết lịch sử ý nghĩa mà cô giáo giảng trên lớp. Em hiểu rằng để có một cuộc sống bình yên như ngày hôm nay ông cha ta đã phải hy sinh rất nhiều, nhiều anh hùng dân tộc đã nằm xuống nơi rừng hoang đất lạnh để hôm nay chúng em được tung tăng vui vẻ cắp sách tới trường, chúng em được hưởng cuộc sống thái bình. Đó là nhờ công lao của những người như ông nội em.

 

Ông em cũng là người vô cùng nhân hậu thường xuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn neo đơn ở trong làng của em. Trong làng em ở có nhiều cụ già con cháu đều đi làm xa hoặc đã tử trận trong chiến tranh nên giờ họ chỉ sống có một mình. Ông em thường xuyên giúp đỡ những người đó và bảo cha mẹ cùng chúng em phải giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt. Ông luôn sống vui vẻ hòa nhã với những người xung quanh nên trong làng xóm ai cũng yêu mến và tôn trọng ông nôi của em. Những lúc nhàn rỗi ông nội em thường làm thơ bởi ông có tham gia câu lạc bộ thơ của hội cựu chiến binh.

 

Ông là người mà em vô cùng ngưỡng mộ và tôn trọng, em mong sao ông em luôn được khỏe mạnh sống lâu trăm tuổi cùng với gia đình của em.

30 tháng 9 2016

a) Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì cây phượng gắn bó với mái trường, với người học sinh. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè đã đến và kết thúc một năm học. Như thê hoa phượng đóng vai trò là nhân chứng, là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Qua đó thế hiện tình cam xao xuyến và nỗi buồn da diết với những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò mỗi khi mùa hè đến.

 c) Trong bài văn, tác giá dùng rất nhiều những câu văn biểu cảm trực tiếp nỗi niềm như: “nhớ người sắp xa”, “nhớ một trưa hè gà gáy”, “buồn xiết bao”.v.v... Tuy vậy, nếu đo theo mạch ấy cả bài văn thì ta nhận thấy tác giả đã dùng hoa phượng để nói lên lòng người. Đây chính là cách biểu cảm gián tiếp. Với sự kết hợp khéo léo của hai phương thức biểu đạt trực tiếp và gián tiếp, tác giả đã mang lại cho bài văn biểu cảm tinh tế và vô cùng sâu sắc. 
 

2 tháng 10 2016

Biểu cảm theo kiểu trực tiếp 

2 tháng 10 2016

- Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nhớ trường khi phải xa trường trong những ngày nghỉ hè của tác giả.

Lí do hoa phượng là hoa – học – trò vì:

- Tuổi học trò ai cũng thích hoa phượng, nhặt những cánh phượng rơi ép vào trang sách làm kỉ niệm.

- Hoa phượng nở báo hiệu hè đến, dấu hiệu của sự chia tay.

- Hầu như ngôi trường nào cũng có hoa phượng đỏ chói sân trường mỗi lúc hè về.

= > Hoa phượng gắn liền với nỗi niềm tuổi học trò nên gọi là hoa – học  - trò, một cái tên rất đáng yêu.

- Bài văn này vừa dùng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa dùng hình thức biểu cảm gián tiếp.

- Gián tiếp: Dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm của lòng người.

- Trực tiếp: Có những câu trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả: “Nhớ người sắp xa còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan…” “Thấy xa trường rồi bạn buồn xiết bao”.

2 tháng 10 2016

a- Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì cây phượng gắn bó với mái trường, với người học sinh. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè đã đến và kết thúc một năm học. Như thê hoa phượng đóng vai trò là nhân chứng, là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Qua đó thế hiện tình cam xao xuyến và nỗi buồn da diết với những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò mỗi khi mùa hè đến. -

b- Bài vàn có nội dung biểu cám sâu sắc còn nhờ vào việc tác giả đã trinh bày mạch cảm xúc theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ: bài văn được bắt đầu băng hoa phượng nở, đây là dâu hiệu khi hè về một năm học kết thúc. Điều này đồng nghĩa với việc phượng phải chia tay với các cô cậu học trò và ở lại đơn lẻ một mình giữa sân trường vắng lặng. Từ đó, bộc lộ nỗi nhớ, nỗi buồn và sự mong chờ da diết của phượng cũng như của những người học trò về một năm học mới.

c- Trong bài văn, tác giá dùng rất nhiều những câu văn biểu cảm trực tiếp nỗi niềm như: “nhớ người sắp xa”, “nhớ một trưa hè gà gáy”, “buồn xiết bao”.v.v... Tuy vậy, nếu đo theo mạch ấy cả bài văn thì ta nhận thấy tác giả đã dùng hoa phượng để nói lên lòng người. Đây chính là cách biểu cảm gián tiếp. 

Với sự kết hợp khéo léo của hai phương thức biểu đạt trực tiếp và gián tiếp, tác giả đã mang lại cho bài văn biểu cảm tinh tế và vô cùng sâu sắc.