Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lần lượt đưa từ cực Bắc của nam châm A lại gần hai từ cực của nam châm B. Thì:
+ Đầu bị nam châm A hút, là cực từ Nam của nam châm B.
+ Đầu bị nam châm A đẩy, là cực từ Bắc của nam châm B.
a)
- Cực bắc của nam châm B hút cực nam của nam châm A.
- Cực bắc của nam châm B đẩy cực bắc của nam châm A.
b)
- Cực bắc của nam châm A hút cực nam của nam châm B.
- Cực bắc của nam châm A đẩy cực bắc của nam châm B.
+ Nam châm hút vật làm bằng sắt.
+ Nam châm không hút các vật làm bằng đồng, nhôm, nhựa, thủy tinh, gỗ.
Kết luận:
- Nam châm hút được các các vật được làm từ vật liệu từ (sắt, thép, cobalt, …)
- Nam châm không hút các vật không thuộc vật liệu từ (đồng, nhôm, …)
Tham khảo
Dụng cụ thí nghiệm:
-Một lõi sắt, một cuộn dây đồng.
-Một nguồn điện, 1 khóa k
-Một ít ghim kẹp giấy
Tiến hành:
Kq: Ở hai từ cực hút được nhiều ghim kẹp giấy nhất, chứng tỏ ở hai từ cực có từ trường mạnh nhất
Khi để tự do, kim nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc.
Khi chuyển dầu dây nối từ chốt 4 sang chốt 2, lực hút lên viên bi sắt bị giảm, vì vậy nếu ta dùng 1 lực kéo nhỏ hơn là có thể kéo viên bi ra khỏi nam châm điện trên.
Từ trường của Trái Đất đã tác dụng lên kim nam châm. Về bản chất Trái Đất của chúng ta như một nam châm khổng lồ, có cực từ Bắc, cực từ Nam nên xung quanh Trái Đất có từ trường, khi đặt kim nam châm tự do thì nó sẽ định hướng theo một đường sức từ nhất định nằm dọc theo hướng nam bắc.
Có. Lực tác dụng của nam châm lên vật liệu từ có thông qua một trường lực gọi là từ trường. Các vật liệu từ hay nam châm, dòng điện khác đặt vào trong từ trường của một nam châm đều chịu tác dụng của từ trường đó.
Bên ngoài nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam của nam châm. Từ đó ta xác định được các cực từ của nam châm.