K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2019

a. biện pháp tu từ : nhân hóa

=> Tác dụng : Thể hiện nỗi buồn thê lương của ông đồ và sự cảm thương sâu sắc cho một truyền thống, một nét đẹp văn hóa của người Việt đã bị lãng quên.

b. Hoán dụ: Sống ,chết hoán dụ với con người.
Mồ hôi hoán dụ với sức lao động cần cù siêng năng của con người làm nên.

Quan hệ: Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật . Sống chết như hoạt động của con người dù cho có bị vùi sâu trong lớp cát . Đó là những trái tim vàng ngọc.

So sánh : Những trái tim như ngọc sáng ngời.

c. Biện pháp tu từ được tác giả khéo léo sử dụng trong đoạn thơ trên là so sánh "rơm vàng bọc tôi - kén bọc tằm" và ẩn dụ "hương mật ong của ruộng". Biện pháp tu từ cho thấy cảm xúc của người chiến sĩ khi nằm trong ổ rơm mà người mẹ nghèo lót cho nằm, làm nổi bật sự xúc động và hạnh phúc khi lần đầu được cảm nhận sự ấm áp, hương vị nồng nàn như mật ong của các cọng rơm xơ xác gầy gò. Qua đó, thể hiện sự yêu mến, gắn bó với ruộng đồng quê hương và sự trân trọng tình cảm của người mẹ nghèo. Biện pháp tu từ còn làm câu thơ giàu hình ảnh và nhịp điệu, tạo cảm xúc sâu sắc cho người đọc.

14 tháng 7 2017

a,biện pháp tu từ:nhân hóa

“Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”.

“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.

B,biện pháp tu từ:so sánh

Suy nghĩ về nỗi đau thương, mất mát của con người, nhà thơ dẫn dắt người đọc về lẽ sống, triết lí ở đời: “Sống trong cát… sáng ngời”. Con người sinh ra từ cát bụi, khi trở về giã từ cuộc sống cũng hòa cùng cát bụi, trọn vẹn một vòng sinh tử, một kiếp nhân sinh. Dẫu cuộc đời những con người như mẹ Tơm chịu muôn vàn cơ cực, gian lao, thử thách nhưng vẻ đẹp của ý chí, tâm hồn họ luôn tỏa sáng. Câu thơ mang ấn tuợng đẹp đẽ, giàu ý nghĩa biểu tượng kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hoán dụ qua từ “Trái tim” và biện pháp nghệ thuật so sánh “trái tim như ngọc sảng ngời”. Ở đây, hình ảnh “trái tim” là để thay thế cho con người, đề cao sức sống tinh thần bất diệt, còn sự so sánh trái tim như viên ngọc quý đã ngợi ca sự thánh thiện, tỏa sáng bền lâu, vĩnh hằng. Nhà thơ đã khẳng định thật xúc động rằng: dù những người như mẹ Tơm có ra đi nhưng tâm hồn họ luôn bất tử, trờ thành biểu tượng cho lý tưởng yêu nước và đức hy sinh cao cả của con người Việt Nam trong chiến tranh.

C,biện pháp tu từ:so sánh

Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tấm lòng thơm thảo, nhường cơm sẻ áo của những người lao động nghèo khó; cái ấm áp của tình người. Đằng sau đó là sự xúc động của nhà thơ.chứng tỏ quan niệm: Mục đích của cuộc chiến không phải là để hủy diệt mà để bảo tồn sự sống.

mk giúp bn rồi nhá

chúc bạn học tốt!

13 tháng 2 2020

Biện pháp tu từ nhân hóa: 

=>Nỗi buồn thê lương,buồn khổ, khiến cảnh tượng trở nên ảm đạm

#Haruno Sakura

13 tháng 2 2020

   Biện pháp tu từ trong bài thơ là : nhân hóa

Phân tích :

Hai câu thơ được trích trong bài thơ ngụ ngôn "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên . 

"Giấy đỏ buồn không thắm 
Mực đọng trong nghiên sầu "​

Ở đây , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá "buồn , đọng" thể hiện nỗi buồn thê lương của ông . Chút lưu luyến , thương tiếc cuối cùng của lòng người cũng không còn , khiến cảnh tượng nơi ông đồ ngồi viết chở nên thê lương , ảm đạm vô cùng . Những người đồng điệu yêu thích thư pháp nay còn đâu để bút nghiên giấy mực tươi rói , thơm phức mùa xuân nào , nay chỉ còn phủ lên lớp bụi thời gian - nỗi sầu nhân thế 

9 tháng 3 2019

1. Hoán dụ qua hình ảnh "những trái tim" (lấy bộ phận để chỉ toàn thể), tượng trưng cho những con người kiên cường, bất khuất, trung thành với lí tưởng, hi sinh anh dũng cho Tổ quốc.

2. Hoán dụ qua hình ảnh "mồ hôi" ( lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng), "mồ hôi" tượng trưng cho những cố gắng, vất vả của người nông dân, ý nói nếu bỏ công sức vất vả ra chăm bẫm cấy cày sẽ thu về thành quả tươi tốt, mùa màng bội thu.

2 tháng 5 2019

+ biện pháp nghệ thuật hoán dụ qua từ "Trái tim"

+ biện pháp nghệ thuật so sánh "trái tim như ngọc sảng ngời".

2 tháng 5 2019

đây mà là lớp 6????Khó thế mà

12 tháng 12 2021

C

12 tháng 12 2021

a

Câu 1:

- Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt là: Tự sự và miêu tả.

Câu 2:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là So sánh.

Câu 3:

Sự vật được so sánh trong đoạn trích trên là:

+Những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng 

+ Lá bàng mới nảy  trông như ngọn lửa xanh.

+ Những lá bàng mùa đông  đỏ như đồng hun.

Câu 4:

Tính từ được sử dụng trong đoạn trích trên là:

+ xanh

+ thật dày

+ màu ngọc bích

+ màu vàng đục

+ đỏ

K cho mik nhé!

Chúc bn luôn hok giỏi!^^

17 tháng 8

.......... Tui hc ngu lắm hic

1 tháng 2 2022

Tham khảo:

"Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn và còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc."

-> Biện pháp tu từ : Nói quá 

+ một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc .  

-> Biện pháp tu từ : So sánh 

+ " cái lầm đó " được so sánh với " ảo ảnh " 

Tác dụng : 

+ Tạo hình ảnh sinh động , hấp dẫn người đọc vào mạch cảm xúc của bài . 
+ Nhấn mạnh sự thất vọng lớn lao của Hồng nếu đó không phải là bóng hình của mẹ . 

+ Thể hiện sự lo lắng , hổ thẹn và tủi cực nếu bà cô biết được cậu nhận lầm mẹ . 

6 tháng 6 2021
Biện pháp tu từ so sánh nha bạn! ~ 𝕳𝖔̣𝖈 𝖙𝖔̂́𝖙 ~ !

- Nhân hoá

- So sánh

- Mền chỉ bt thế thôi :D

- Học tốt!

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
18 tháng 4 2018

Gợi ý:

a. Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

Tác dụng: "Áo chàm" là hình ảnh hoán dụ chỉ những đồng bào miền núi tiễn cán bộ về xuôi. Hình ảnh này gợi ra sự thấp thoáng của bóng hình những người dân, sự lưu luyến, chia xa của cuộc tiễn biệt.

b. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

Câu văn sử dụng phép nhân hóa, cho thấy sức mạnh và sự gắn bó của tre với người dân Việt Nam trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

c. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Câu tục ngữ sử dụng phép ẩn dụ, hàm ý: sống ở môi trường xấu thì sẽ bị ảnh hưởng, sống ở môi trường tốt thì sẽ tốt lên.

d. Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Câu ca dao sử dụng biện pháp so sánh, so sánh công cha, nghĩa mẹ (trừu tượng) với núi Thái Sơn, trong nguồn chảy ra (cụ thể, lớn lao, vĩnh hằng). Câu ca dao nhấn mạnh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ và nhắc nhở con phải biết ơn, ghi lòng tạc dạ những công lao ấy.

e. Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Câu thơ sử dụng:

+ phép nhân hóa "mồ hôi đổ" nhằm nhấn mạnh sự vất vả của người nông dân để làm ra được lúa gạo.

+ phép nói quá "sáng cả đồi nương" nhằm nhấn mạnh những thành quả lao động mà người nông dân gặt hái được.

g. Những cái đó còn cám dỗ tôi hơn là cái quy tắc về phần tử.

Câu văn sử dụng phép so sánh hơn, nhằm nhấn mạnh sức hút, sự hấp dẫn của "những cái đó".

h. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Câu thơ sử dụng phép ẩn dụ ở từ "mặt trời". Mặt trời trong câu thơ thứ 2 để chỉ Bác Hồ. Ý nói Bác là nguồn sống, nguồn sức mạnh soi sáng con đường giải phóng cho dân tộc.

k. Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu nhún nhảy cả khoeo chân. 

Câu văn sử dụng phép nhân hóa, miêu tả điệu bộ, sự dễ thương của con vật.