Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là
A. Vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa
B. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng
C. Nguồn lao động rẻ, chất lượng ngày càng được nâng cao
D. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư phát triển
Đáp án là B
Câu 1: Trả lời:
Hoạt động của gió mùa ở nước ta
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Gió mùa mùa đông:
+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.
+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
Đáp án: C
Giải thích: Các cách giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:
- Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp.
- Trao đổi các sản phẩm thế mạnh của vùng lấy lương thực từ các vùng khác.
- Tăng thêm khẩu phần cá và các thuỷ sản khác trong cơ cấu bữa ăn.
Đáp án: C
Giải thích: Các biện pháp để làm cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người là:
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
- Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
- Cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.
Đáp án: D
Giải thích: Tính thất thường của các yếu tố thời tiết khí hậu gây khó khăn cho: hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai…
⇒ Các biện pháp: đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, công tác dự báo thời tiết sẽ giúp khắc phục những khó khăn trên.
Đáp án A
Tính thất thường của các yếu tố thời tiết khí hậu gây nên các khó khăn như thiên tai hạn hán, bão lũ, sâu bệnh, dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, công tác phòng chống thiên tai…
=> Các biện pháp: chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, công tác dự báo thời tiết, phát triển thủy lợi và trồng rừng sẽ giúp khắc phục những khó khăn trên.
+ Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão lũ, hạn hán.
+ Dự báo thời tiết giúp nông dân chủ động có các biện pháp ứng phó với thời tiết (như phủ kín che chắn cho cây khỏi ảnh hưởng của sương muối và giá rét).
+ Phát triển thủy lợi và trồng rừng góp phần hạn chế bão lũ gây ngâp úng mùa màng, xói mòn sạt lở đất....
=> Loại đáp án B,C, D
- Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ chủ yếu nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, biện pháp này không thích hợp để hạn chế tính thất thường của thời tiết khí hậu