K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2024

trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải, biện pháp tu từ nổi bật nhất có lẽ là phép ẩn dụ và hoán dụ. Nhà thơ dùng hình ảnh mùa xuân nhỏ bé như một phép ẩn dụ để thể hiện khát khao được cống hiến và làm việc, để mang lại niềm vui và sự sống cho đất nước. Hình ảnh giọt nước mùa xuân hay con chim chiền chiện hót cũng là những ẩn dụ để nói về những đóng góp dù nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phép điệp ngữ trong các câu thơ "Mùa xuân tôi xin hát", "Mùa xuân - người cầm súng", "Mùa xuân - người ra đồng" để nhấn mạnh tinh thần phấn đấu và cống hiến của mỗi người dân Việt Nam. Những biện pháp tu từ này không chỉ làm bài thơ thêm sinh động, mà còn gửi gắm thông điệp ý nghĩa về tình yêu đất nước và sự hy sinh cao cả.

30 tháng 11 2023

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải là một tác phẩm tuyệt vời với sự sắc sảo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác giả đã khéo léo sử dụng những hình ảnh và từ ngữ để truyền tải những ý nghĩa sâu sắc và tình cảm tinh tế.

 

Trong bài thơ, mùa xuân được miêu tả như một "nhỏ bé" và "nhẹ nhàng", nhưng lại mang trong mình một sức sống và một sự trỗi dậy mạnh mẽ. Điều này tạo ra một ẩn dụ về sự khởi đầu mới, về hy vọng và sự phục hồi sau những khó khăn và giá lạnh của mùa đông. Mùa xuân như một lời nhắc nhở rằng dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, luôn có hy vọng và cơ hội để bắt đầu lại.

 

Ngoài ra, bài thơ cũng sử dụng ẩn dụ để miêu tả tình yêu và sự nhớ nhung. Những cánh hoa và những cánh chim trở thành biểu tượng cho tình yêu và những kỷ niệm đẹp. Từng cánh hoa như những kỷ niệm đang nở rộ trong tâm trí, và những cánh chim như những ước mơ và hy vọng bay cao. Từng hình ảnh này tạo nên một không gian tưởng tượng và một cảm giác mơ mộng, khiến người đọc cảm nhận được sự ngọt ngào và tình cảm trong tình yêu và nhớ nhung.

 

Tổng thể, bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải là một tác phẩm đầy tinh tế và sắc sảo trong việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác giả đã tạo ra những hình ảnh và từ ngữ tinh tế để truyền tải những ý nghĩa sâu sắc và tình cảm tinh tế, khiến người đọc cảm nhận được sự tươi mới và hy vọng trong cuộc sống.

30 tháng 11 2023

c.ơn nhoa:vv

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Đoạn văn tham khảo:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

Nhịp điệu thơ cất lên một cách nhỏ nhỏ, khiêm tốn nhưng thật thiết tha, cảm động, sâu lắng. “ta làm” là điệp ngữ vang lên ở đầu các câu thơ như một khẳng định những ước nguyện chính đáng, cao đẹp thể hiện tâm hồn khát khao được làm việc, cống hiến nhiều nhất cuộc đời.

Hình ảnh đối ứng lặp lại ở đầu bài thơ “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm” là thể hiện mong ước cụ thể của nhà thơ được góp cái đó dù nhỏ bé nhưng có ích cho đời. là con chim hãy mang lại những âm thanh vang vọng, những tiếng hót say mê lòng người là nốt nhạc, nốt trầm trong bản nhạc nhưng không thể thiếu giàn hợp xướng, trong bản hòa ca tất cả mọi người.

19 tháng 11 2023

Hong chép mạng nha

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ sử dụng nhiều biện pháp tu từ như điệp từ, liệt kê, ẩn dụ trong đó nổi bật nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ. 

- Biện pháp ẩn dụ được thể hiện qua các hình ảnh như:

+ Con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ đều là những ẩn dụ cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và cũng là biểu tượng cho lẽ sống đẹp của con người.

+ Giọt long lanh rơi ẩn dụ cho tiếng chim hót du dương, ca ngợi đất trời. 

+ Tuổi hai mươi và khi tóc bạc ẩn dụ cho con người lúc tuổi trẻ và khi tuổi đã cao.

- Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho văn bản đồng thời nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa xuân cũng như thể hiện khao khát cống hiến mãnh liệt của tác giả đối với quê hương, đất nước.

3 tháng 10 2023

Hình tượng người lính Việt Nam ta đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng không ngoại lệ khi đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ chủ yếu viết về người lính dưới góc nhìn đầy chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó chính là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, họ chưa một lần yêu, còn mê thả diều, nhưng họ đã phải hi sinh tuổi xuân và máu xương của mình cho Đất nước. Họ đã nằm lại nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của nhà thơ nói riêng, người đọc nói chung, dù họ đã mãi gửi thân xác nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi, nhưng anh linh của họ thì vẫn còn mãi. Bởi chính họ - những người lính quật cường đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước ngày hôm nay.

 
15 tháng 10 2023

Đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" của Nguyễn Khoa Điềm, em lại càng thêm yêu mến những người lính - bộ đội cụ Hồ - những người đã bảo vệ non sông gấm vóc của dân tộc. Hình ảnh anh lính với tuổi xuân xanh "chưa một lần yêu" nhưng quyết tâm "đi vào rừng xanh" trong những năm tháng khói lửa đã làm chúng ta thêm cảm phục bởi lí tưởng sống cao đẹp. Trong khó khăn gian khổ của cuộc chiến, bị căn bệnh sốt rét hành hạ, người lính trẻ vẫn luôn nở nụ cười trên môi. Anh hi sinh nơi núi rừng Trường Sơn nhưng mãi được đồng đội, nhân dân thương nhớ. Những hình ảnh hào hùng mà cũng giản dị của anh "Ba lô con cóc/Tấm áo màu xanh" còn in mãi trong tâm trí nhân gian. Với hình ảnh thơ gần gũi cùng cách gieo vần chân, nhà thơ đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người lính cụ Hồ. Bằng các biện pháp so sánh "mắt như suối biếc", điệp từ "anh không về nữa" đã góp phần bày tỏ tình cảm, tấm lòng biết ơn của đồng đội, của nhân dân. Bài thơ là khúc đồng dao về tuổi trẻ nhiệt huyết, về sự bất tử của những người lính - những người đã góp phần tạo nên Việt Nam hòa bình.

15 tháng 10 2023

Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm là bài thơ viết về người lính hi sinh nơi chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Tác phẩm thể thiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng, lòng biết ơn,… với những con người đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước. có nhiều dòng thơ thấm thía nỗi đau mất mát: “Anh không về nữa”, “Anh vẫn một mình”, “Anh ngồi lặng lẽ”,… trước sự ra đi của người lính trẻ “Chưa một lần yêu… Còn mê thả diều”. Hình ảnh anh bộ đội bình dị, thân quen với màu áo xanh, ba lô con cóc, làn da sốt rét và đặc biệt là “Cái cười hiền lành” khiến nỗi tiếc thương càng thêm sâu sắc. Nhưng bài thơ không để lại cảm giác bi thương, nặng nề nhờ cách tác giả cảm nhận và khắc họa hình tượng người chiến sĩ đã hi sinh. Anh vẫn ở bên đồng đội trên con đường chiến đấu: “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Anh hóa thân vào sắc hoa rực rỡ, màu suối biếc xanh, vào vóc dáng núi non hùng vĩ. “Ngày xuân ngọt lành” của người lính ấy không bao giờ mất đi mà sẽ từ núi xanh trở về, hồi sinh trong các thế hệ sau, trong mùa xuân đất nước. Những cảm xúc đẹp đẽ đọng lại trong tâm hồn người đọc còn được nhân lên từ hình thức nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Nhan đề Đồng dao mùa xuân, nhịp điệu của thể thơ bốn chữ, các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh… mang đến cho tác phẩm giọng điệu tươi trẻ của một khúc đồng dao. Người đọc tưởng như nghe vang lên đâu đây lời hát của những đứa trẻ hồn nhiên, tung tăng trên những cánh đồng quê, hạnh phúc trong cuộc sống thanh bình được các anh bảo vệ, gìn giữ. Những sắc màu tươi đẹp: núi xanh, tấm áo màu xanh, mai vàng, suối biếc và sức sống bất diệt của mùa xuântuổi thơ, ngày xuân cứ ngời lên bất chấp khói lửa, đạn bom. Bài thơ không chỉ ngợi ca sự hi sinh thầm lặng, lớn lao, cao cả của những người lính mà còn khẳng định sự tiếp nối thiêng liêng giữa các thế hệ để làm nên đất nước muôn đời.