K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“...Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ
Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ,
bèn tìm đến thăm. Âu Cơ
và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương, rồi
trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Trang.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang đến kì sinh nở. Chuyện thật lạ, nàng sinh ra một
cái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai, con nào c
on ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ
thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô,
khỏe mạnh như thần.
Thế rồi một hôm, Lạc
Long
Quân vốn quen ở nước, cảm thấy mình không thể
sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để
trở về thủy cung với
mẹ. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối
cùng nàng gọi chồng lên và than thở.
Sao chàng bỏ thiếp
mà đi, không cùng thiếp nuôi các con
?
Lạc Long Quân nói:
Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm
, nàng là giòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở
cạn, người ở nước, tính tình tập quán
khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi
lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên
núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền
biển, khi có việc gì
thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi cùng nhau chia tay nhau lên đường.
[...]
Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng,
thường nhắc đến nguồn gốc của
mình
thường xưng
con Rồng cháu Tiên
.
(
T
r
ích
"Con Rồng
cháu Tiên", theo Nguyễn Đổng Chi kể)
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
K
b
ng và ghi l
i đáp án đúng.
1.
Đoạn
trích
trên được
kể
theo ngôi
nào?
A.
Ngôi thứ nhất
C.
Ngôi thứ ba
B.
Ngôi thứ hai
D.
Ngôi thứ nhất và thứ hai
0
bài này được ko ta ? ​Chúng ta hãy dâng hiến lên những cành hồng đỏ thắm cho những ai còn mẹ và... những ai đã mất mẹ bằng 1 hoa hồng trắng....​​​Tuổi thơ tôi được sung sướng hơn rất nhiều người, vì tôi được rất nhiều người thân nuông chiều. Với tôi, tôi là 1 đứa bé độc nhất của dòng họ bên Nội, thế nên ai cũng cưng tôi và cho tôi những điều hạnh phúc nhất....Tôi...
Đọc tiếp

bài này được ko ta ?

 
[​IMG]
Chúng ta hãy dâng hiến lên những cành hồng đỏ thắm cho những ai còn mẹ và... những ai đã mất mẹ bằng 1 hoa hồng trắng....
Tuổi thơ tôi được sung sướng hơn rất nhiều người, vì tôi được rất nhiều người thân nuông chiều. Với tôi, tôi là 1 đứa bé độc nhất của dòng họ bên Nội, thế nên ai cũng cưng tôi và cho tôi những điều hạnh phúc nhất....Tôi hạnh phúc hơn chị 2, vì khi tôi được sinh ra là khi gia đình tôi khá giả, có dư có để..(Có thể sẽ thấy mâu thuẫn tại sao tôi bảo tôi là đứa con độc nhất bên Nội mà tôi lại có chị 2 )... Mẹ chăm nom tôi, thuê cả người trông tôi... khi chập chững thì tôi được đưa vào trường mầm non cũng có tiếng ở Cần Thơ. Được ăn học được nuông chiều... tôi cảm thấy hạnh phúc hơn hẵn tất cả ai....
Thời gian cứ trôi mãi, gia đình tôi không còn được như trước vì Mẹ làm ăn thua lỗ, nhưng không bao giờ Mẹ để tôi thiếu thốn bất cứ điều gì...Chỉ cần tôi nói : " MẸ ƠI, CON THÍCH CÁI ĐÓ ".... chỉ trong vòng 1 ngày 2... tôi đã có... Quần áo tôi mặc cũng do mẹ đi mua, mặc dù khi mua ko có tôi theo... thế nhưng khi về tôi lại bận rất vừa.... Những lần tôi bệnh đến mức phải nhập viện thì cũng chỉ có Mẹ bên cạnh tôi, ánh mắt Mẹ buồn...thế mà tôi lại nhõng nhẽo thêm để Mẹ phải mệt vì tôi....
Thấm thoát tuổi thơ cũng trải qua, tôi thành 1 cô thiếu nữ tuổi 16 trăng tròn.... lại như 1 con chim bước vào lồng.... Bước vào cấp 3.... Mẹ đi may cho tôi những bộ áo dài lộng lẫy nhất, Mẹ chăm chỉ tôi từng tý.... Vốn từ nhỏ đến lớn tôi chỉ lòng vòng cái xóm bé nhỏ, tôi ít khi đi đâu chơi nên khi vào học Phan Ngọc Hiển tôi chẳng biết trường nằm ở đâu...Thế là nhập học, Mẹ phải thuê người đưa tôi đi học và rước tôi về... nhiều khi tan học không thấy người ta đến.. .thì... tôi lại đứng khóc như 1 đứa trẻ con... trong khi đó tôi đã 16t đời....Có lẽ tôi đã quen trong vòng tay mẹ hiền....
Mẹ cho tôi học nhiều thứ, vừa học phổ thông, vừa học anh văn, học đàn, học thêm toán, lý..... và cả vi tính.... Việc học nhiều áp lực nên tôi thường hay ngất đi khi đang trong giờ học... Sức khỏe yếu và thêm 1 chuyện riêng của tôi và năm đó tôi đã nghĩ học... Vì 1 chuyện riêng mà tôi rất giận mẹ, giận ko nói chuyện với mẹ cả tháng.... Tôi biết yêu rồi đấy, tôi yêu 1 người lớn hơn tôi 12t, Mẹ biết và đã nói rất nhiều và cấm không cho tôi qua lại với anh ta.. .tôi lại giận Mẹ.... thế nhưng... Mẹ nói đúng thế... Được 2 tháng thì người ta đi cưới người khác. Lúc đó tôi lại nép vào Mẹ, Mẹ ơi con xin lỗi, con sai rồi....
Lầm lỡ lại tiếp nối lỡ lầm, tôi yêu người thứ 2... Anh ta hơn tôi 6t.... Ban đầu Mẹ cũng thích anh ấy nhưng sau này thì không nữa vì Mẹ cho rằng tính anh ta rất ích kĩ, đàn ông ích kĩ thì không thể sống được... Tôi cãi lời Mẹ đó, tôi bỏ mẹ về nhà người ta sống.... lâu lâu tôi và anh ta cũng về nhà thăm Cha Mẹ.... Tôi biết Mẹ giận lắm nhưng Mẹ vẫn tỏ thái độ tốt vs anh ta, và tôi biết Mẹ làm vậy cũng chỉ vì muốn anh ta sẽ không tệ bạc vs tôi...
Có lần vì anh ta tôi cãi 1 trận vs Mẹ, Mẹ ngồi và khóc.... tôi đau lắm nhưng vs bản tính bướng bỉnh của tôi, tôi ko thể lại ôm mẹ và nói tiếng xin lỗi...."Ngày xưa nó là đứa con khó nuôi nhất, mang thai nó đến khi đau bụng sinh, vào nhà thương mà đau bụng suốt nữa tháng mà nó chưa chịu chui ra.... Đến khi sinh nó xong thì nó khóc tối ngày sáng đêm, đêm Ba nó ngủ, nó khóc phải ẫm nó ra bờ sông dỗ....bây giờ nó lớn rồi vậy đó ..."
Mẹ.. .con khóc trong lòng khi nghe Mẹ nói đó Mẹ, thế nhưng bản tính ko chịu khuất phục con vẫn ko thể nói tiếng xin lỗi mẹ... con ngỗ nghịch quá Mẹ ạ..!
Thế rồi bây giờ khi chia tay người ta, và thế rồi tôi lại trở về bên Mẹ.... Mẹ vẫn lo lắng cho tôi như ngày nào, mặc dù nhiều chuyện tôi ko thích ở Mẹ, nhưng Mẹ, dù Mẹ ra sao và thế nào, Mẹ vẫn là Mẹ của con...CON YÊU MẸ....
HÃY THA THỨ CHO CON NHỮNG THÁNG NGÀY LẦM LỠ, NHỮNG LẦN TRÁCH MÓC MẸ, HỜN GIẬN MẸ MÀ KO SUY NGHĨ ĐẾN CẢM NHẬN CỦA MẸ....CON XIN LỖI....
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ.
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ.
Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha.
Tần tảo sớm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn.
Mang cả tấm thân Cha che chở đời con.
Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc.
Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không ?
19
15 tháng 5 2016

hay quá

 

15 tháng 5 2016

 cko mk hỏi bài này pn sưu tầm hay pn tự lm z?

Mẹ vắng nhà ngày bãoMấy ngày mẹ về quêLà mấy ngày bão nổiCon đường mẹ đi vềCơn mưa dài chặn lối. Hai chiếc giường ướt mộtBa bố con nằm chungVẫn thấy trống phía trongNằm ấm mà thao thức. Nghĩ giờ này ở quêMẹ cũng không ngủ đượcThương bố con vụng vềCủi mùn thì lại ướt.Nhưng chị vẫn hái láCho thỏ mẹ, thỏ conEm thì chăm đàn nganSớm lại chiều no bữaBố đội nón đi...
Đọc tiếp
Mẹ vắng nhà ngày bão
Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối.
 
Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức.
 
Nghĩ giờ này ở quê
Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt.
Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sớm lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua...
 
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
 
 
 
(Đặng Hiển, Trích Hồ trong mây)
 
1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? 
2. Bài thơ trên đã nêu lên tình huống nào?  Tình huống đó đã gợi cảm xúc gì trong lòng các nhân vật? Tìm những chi tiết trong bài thơ thể hiện cảm xúc đó. 
3. Chỉ ra các từ láy có trong bài
3. Em có nhận xét gì về những việc ba bố con trong bài thơ đã làm khi “mẹ vắng nhà”?
4. Hai câu thơ: Mẹ về như nắng mới/ Sáng ấm cả gian nhà sử dụng biện pháp tu từ nào? 
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 
5. Để người thân yên tâm công tác ở phương xa, em đã làm gì?
0
Day là bài gì ?Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân...
Đọc tiếp

Day là bài gì ?

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.

        Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

       Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

      Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về thủy cung. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở:

      - Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

     Lạc Long Quân nói:

     - Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

      Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường.

        Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

       Cũng bởi sự tích mà về sau, người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

1
29 tháng 10 2018

CON RỒNG CHÁU TIÊN

bài này hay ko nhận xét giùm mk nha :Mẹ15:11 - 18/12/2015  Ngô Hoàng Phúc Chưa có chủ đề         '' Con dù lớn vẫn là con của mẹ         Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con ''        Tình mẫu tử là thiêng liêng. Đi khắp thế gian này có ai khổ cực bằng mẹ , có ai tảo tần như mẹ , có ai quan tâm yêu thương bạn nhiều như mẹ không ? Mẹ là người mang ta đến cuộc sống này. Mẹ chịu bao...
Đọc tiếp

bài này hay ko nhận xét giùm mk nha :

Mẹ

15:11 - 18/12/2015  Ngô Hoàng Phúc Chưa có chủ đề

 

 

       '' Con dù lớn vẫn là con của mẹ 
        Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con ''
77146357.jpg
        Tình mẫu tử là thiêng liêng. Đi khắp thế gian này có ai khổ cực bằng mẹ , có ai tảo tần như mẹ , có ai quan tâm yêu thương bạn nhiều như mẹ không ? Mẹ là người mang ta đến cuộc sống này. Mẹ chịu bao nhiêu đau đớn , khổ cực chỉ mong chúng ta được khôn lớn , nên người. Mẹ cùng con tập nói những tiếng '' dạ vâng '' đầu tiên, lòng mẹ khổ cực mà hạnh phúc biết bao. Mẹ làm bạn ru con ngủ mỗi đêm. Con uống nước nhờ tay mẹ đun cho. Mẹ là người đau buồn nhất và cũng lo lắng nhất khi con bị ốm. Mẹ hi sinh mọi điều kiện để con được hạnh phúc , mẹ tránh cho con không một giờ đau đớn vì mẹ biết con là một người đặc biệt của mẹ - một vật bảo bối , thiên thần nhỏ của mẹ. Con nở một nụ cười thì lòng mẹ hạnh phúc gấp triệu lần nụ cười của con. Mẹ không dám cất lời than vãn khi mẹ mệt, mẹ đau. Mỗi lần con nhìn mẹ thì mẹ lại cười nhưng ẩn chứa đằng sau đó là cả một nỗi cực khổ đến vô tận. Có nhiều bữa cơm , mẹ nấu các món ăn đạm bạc , lạc lõng , con cảm nhận được rằng mẹ vẫn chạy đôn chạy đáo giữa dòng đời này để cho con được cơm ăn áo mặc , cắp sách đến trường. Mẹ hi sinh tuổi thanh xuân của mình một cách không thương tiếc. Mẹ đem tuổi đời của mẹ cho con. Mẹ có thể không bằng người khác , mẹ có thể xấu hơn người phụ nữ khác , mẹ có thể không có địa vị cao trong xã hội nhưng tình yêu thương của mẹ có thể chiến thắng hơn tất cả người khác , chiến thắng cả biển trời này. Lòng mẹ mang một tình yêu thương bao la , vô bờ bến , không bao giờ vơi cạn. Đi khắp thế gian này , có thể con sẽ gặp nhiều người phụ nữ tốt với con , thương yêu con , hi sinh cho con nhưng không bao giờ bằng người đó , một người đặc biệt , người mà con luôn giữ trong lòng. Người ta tốt với con rồi cũng sẽ bỏ con mà đi , người ta chết ở trong lòng mình một ít. Còn mẹ thì sẽ mãi nằm ở trong lòng con. Trong tim con , con luôn dành cho mẹ một vị trí đặc biệt. Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá/Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi. Tôi có đôi lúc giận dỗi mẹ, nhưng sau này khi đã khôn lớn một chút , tôi đã hiểu tình thương , sự hi sinh cao cả của một người mẹ dành cho con. Con không muốn cha mẹ phải lo vì con. Mẹ đã cho đi yêu thương mà mẹ không hề nhận lại. Con hiểu được rằng '' Khi mẹ trao đi cho con yêu thương , tức là mẹ đã trao đi một phần thời gian của cuộc sống mẹ cho con , vì vậy , con hứa sẽ không làm mẹ hi sinh vô ích như thế ''. Con yêu mẹ ! Tình yêu thương của mẹ con trả không hết ! Con nợ mẹ cả cuộc đời ! Chỉ mong mẹ đợi con .............. cả cuộc đời này. Nhưng mẹ không thể sống đời với chúng ta , vì vậy hãy thương mẹ, hãy làm tròn chữ hiếu khi mẹ còn ở bên cạnh bạn. 
 
      Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?”.
27
15 tháng 5 2016

Bài này rất hay và cảm động , ai viết vậy 

15 tháng 5 2016

@@! Dài vậy

15 tháng 1 2017

-Tìm 3 từ ghép trong đoạn trích

3 từ ghép: con gái, hiền dịu, yêu thương.

-Xác định từ loại:

Danh từ: con gái.
Tính từ: hiền dịu.
Động từ: yêu thương.

-Giải nghĩa 3 từ ghép vừa xác định

"con gái": thuộc giới tính nữ, chưa kết hôn.
"hiền dịu": tính cách hiền hậu, dịu dàng.
"yêu thương": quan tâm chăm sóc, tình cảm gắn bó thân thiết.

Chúc bạn học tốt!

26 tháng 11 2018

- 3 từ ghép trong đoạn trích là: con gái, hiền dịu, yêu thương.

-Xác định từ loại:

Danh từ: con gái.
Tính từ: hiền dịu.
Động từ: yêu thương.

-Giải nghĩa 3 từ ghép vừa xác định

"con gái": thuộc giới tính nữ, chưa kết hôn.
"hiền dịu": tính cách hiền hậu, dịu dàng.
"yêu thương": quan tâm chăm sóc, tình cảm gắn bó thân thiết.

                                                                          Bài học tốt             (Võ Quảng). Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả...
Đọc tiếp
                                                                          Bài học tốt             (Võ Quảng). 
Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả ánh hào quang. 
 
Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước: 
 
- Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Phải đi như ngọn gió kia, đi mãi, đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ. Đi nhiều mới thấy hết được những đổi mới của đất nước. 
 
Nhưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đông, Rùa ngại cái rét. Cái rét nép trong bờ bụi cứ thổi vù vù làm buốt đến tận xương. Phải đợi đến mùa xuân. Mùa xuân nhiều hoa. Đi trên một con đường rải đầy hoa thơm cũng thú vị. Nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông, vì mưa phùn vẫn cứ lai rai, và gió bấc vẫn cứ thút thít ở các khe núi. Phải đợi đến mùa hè. Mùa hè tạnh ráo. Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. Nhưng cái nóng cứ hầm hập. Cả ngày bụi cuốn mịt mùng. Hễ có cơn giông thì đất đá như sôi lên, nước lũ đổ ào ào. Phải đợi đến mùa thu. Quả thật đến mùa thu, Rùa mới cảm thấy rõ rệt mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Nhìn ra, mây đùn tan biến. Đồi núi trải ra như đàn rùa bò lóp ngóp. Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc. Có người bảo đó là lâu đài của Rùa vàng. Rùa lẩm bẩm: 
 
- Ừ! Ta phải đến xem cho biết! Rùa vàng chắc còn giữ cái nỏ bắn một phát giết nghìn giặc của cụ tổ. Chưa đến thăm lâu đài của Rùa vàng thì đến lúc chết ta khó nhắm mắt. 
 
Rùa ra đi. Ngày đầu Rùa chạy, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ hai, Rùa chạy chậm. Ngày thứ ba, Rùa đi. Ngày thứ tư, đi chậm. Ngày thứ năm, Rùa lê từng bước. Cái gì đẩy sau lưng đã biến mất. Con đường hoá gồ ghề. Rùa bước chậm dần… chậm dần rồi… dừng lại! 
 
- Ô kìa! Có ai đó không? Có phải ta đã dừng lại không? Ta mệt rồi! Ta phải nhờ một người khác đi hộ ta. Có thể một con chim Đại Bàng sẽ bay tới. Nó sẽ mời ta: “Mời ngài hãy tạm lên đôi cánh của tôi. Tôi vô cùng sung sướng được đưa ngài đến nơi ngài thích!”. Nhưng ta cũng phải để Đại Bàng nó khẩn khoản năm lần bảy lượt, ta mới chịu ngồi lên lưng nó. 
 
Ngày ngày Rùa nhìn khắp bốn phương. Mịt mù chẳng thấy tăm hơi Đại Bàng đâu cả! Chỉ thấy bên triền núi một chú ngựa chạy nhong nhong. 
 
- Này anh ngựa kia! Chim Đại Bàng đã đến chưa? 
 
Ngựa dừng lại ngạc nhiên: 
 
- Từ khi lọt lòng mẹ, tôi chưa hề nghe tên một con chim kì lạ như thế! 
 
- Nếu vậy, ai đi thế cho ta? 
 
- Cái đó tôi không biết. Nhưng nếu bác đã mỏi chân, thì mời bác cứ lên lưng tôi, tôi chở một chặng… 
 
- Lên lưng…! Ồ!... Ta muốn hỏi: Lưng có phải là chỗ chạy nhanh nhất không? Ta không muốn chậm trễ. 
 
- Chỗ chạy nhanh nhất của tôi là bốn vó. 
 
- Ta phải ngồi vào chỗ đó. 
 
Ngựa đưa ra một chân. Rùa bò lên. Ngựa nhắc Rùa phải bíu vào thật chặt. 
 
Lộp cộp! Lộp cộp! Gió thổi vù vù hai bên tai Rùa. Cây hai bên đường lao về phía sau vun vút. Lá cây cào trên mai Rùa. Một cành cây quật vào đầu Rùa đau điếng. Rùa kêu: 
 
- Ôi! Chậm lại! Chậm lại! 
 
Nhưng cơn lốc càng to. Chợt: Rầm! Đất trời như tối kịt lại. Rùa văng ra xa, chết ngất. 
 
Rùa dần dần tỉnh lại, khắp người như có hàng vạn kim đâm. Rùa mở mắt. Thật quá rùng rợn! Ràu đang nằm giữa vũng máu, và cái mai bị vỡ ra nhiều mảnh! 
 
Cũng may, những mảnh vỡ sau đó lành lại. Nhưng những vết sẹo ngang dọc trên mai vẫn còn trông thấy. Cũng rất may, từ đó Rùa rút ra được bài học tốt. Rùa đã quyết rèn luyện cho mình có được tính kiên nhẫn luyện tập thành công và đã thắng trong cuộc thi với Thỏ. Riêng về chuyện cái mai, mời các bạn hãy xem thật kĩ một con Rùa để biết chuyện tôi kể là có thật.                                                                        
 

1 theo em , cách kể truyện của tác giả giống truyện cổ tích hay ngụ ngôn ?                                                                                      2 nhân vật chú rùa trong truyện có những đặc điểm gì ?

3 em hãy tóm tắt ngắn gọn truyện "bài học tốt"

4 chú rùa trong truyện nhận được những bài học bổ ích gì ?

5 nhân vật chú rùa trong truyện có giống với nhân vật Rùa trong truyện  " Rùa và Thỏ " không ?

 

 

 

0
LỪA VÀ NGỰANgười nọ có một con lừa và một con ngựa. Một hôm, có việc đi xa, ông ta cưỡi ngựa, còn bao nhiêu đồ đạc thì chất lên lưng lừa. Dọc đường, lừa mang nặng, mệt quá, liền khẩn khoản xin với ngựa:- Chị ngựa ơi! Chúng ta là bạn đường. Chị mang đỡ tôi với, dù chỉ chút ít thôi cũng được. Tôi kiệt sức rồi.Ngựa đáp: - Thôi, việc ai người nấy lo. Tôi không giúp chị...
Đọc tiếp
LỪA VÀ NGỰA
Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Một hôm, có việc đi xa, ông ta cưỡi ngựa, còn bao nhiêu đồ đạc thì chất lên lưng lừa. Dọc đường, lừa mang nặng, mệt quá, liền khẩn khoản xin với ngựa:
- Chị ngựa ơi! Chúng ta là bạn đường. Chị mang đỡ tôi với, dù chỉ chút ít thôi cũng được. Tôi kiệt sức rồi.
Ngựa đáp: 
- Thôi, việc ai người nấy lo. Tôi không giúp chị được đâu.
Lừa gắng quá, kiệt sức, ngã gục và chết bên vệ đường. Người chủ thấy vậy bèn chất tất cả đồ đạc từ lưng lừa sang lưng ngựa. Ngựa bấy giờ mới rên lên:
- Ôi, tôi mới dại làm sao! Tôi đã không muốn giúp lừa chút ít, nên bây giới mới phải mang nặng gấp đôi.
( tác giá Lép Tônxtôi )
Nhà xuất bản Văn Hóa –Văn Nghệ năm 2015.
Câu 1 : Văn bản trên thuộc thể loại nào? Kể tên một số văn bản cùng thể loại đã học trong chương trình Ngữ văn 6 (1đ)
Câu 2: Tìm một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo của cụm danh từ đó (1đ)
Câu 3: Tìm một chỉ từ trong văn bản trên và cho biết ý nghĩa của từ đó. Em hãy giải thích nghĩa của từ “khẩn khoản” trong văn bản trên (1đ)
Câu 4: Theo em thông điệp mà văn bản trên muốn gửi gắm cho ta điều gì? Nêu lên suy nghĩ của em rút ra từ câu chuyện trên (2)
Trả lời đầy đủ nhé 
2
7 tháng 12 2021

Câu 1 : văn kể chuyện

Câu 2 : một con lừa ( Lượng từ : một ; Danh từ : Con lừa )

Câu 3 : từ đâu làm cho câu nói của ngựa nhấn mạnh í nghĩ không muốn giúp lừa hơn

Câu 4 : Như mọi câu chuyện ngụ ngôn khác, tác giả đưa ra một tình huống nhằm rút ra một bài học, một kinh nghiệm sống. Câu chuyện muốn nói với các em về tình bạn chân chính. Phải thương bạn, giúp bạn lúc gặp khó khăn, không giúp bạn sẽ có lúc phải hối hận, giúp bạn chính là giúp mình. Tình bạn chỉ có thể được khẳng định vào những lúc khó khăn, hơn thế, không giúp bạn lúc bạn gặp khó khăn có khi lại làm hại chính mình.

Câu 5 : Em rút ra được bài học : hãy sẵn lòng giúp bạn lúc khó khăn vì giúp bạn cũng chính là giúp mình, bỏ mặc bạn là tự hại mình. Bạn bè phải thương yêu giúp đỡ nhau.

8 tháng 12 2021

1. Thể loại : tự sự 

Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi

2. Một con lừa (một - lượng từ, con lừa - danh từ )

3. Từ "nọ" trong "người nọ" với ý nghĩa chỉ một nhân vật không được xác định cụ thể về danh tính. 

"Khẩn khoản" là một hành động chỉ sự tha thiết cầu xin để thoát khỏi khó khăn mà họ đang gặp phải. 

4.  Thông điệp : Sự lười biếng, ích kỉ của bản thân sẽ là nguyên nhân gây nên những gánh nặng sau này, Hãy giúp đỡ mọi người xung quanh để khi chúng ta gặp khó khăn có thể nhận lại được giúp đỡ.

Qua câu chuyện ngắn trên, em thấy được hậu quả của sự lười biếng và ích kỉ, Bên cạnh đó, em cũng nhận thức được lợi ích của sự giúp đỡ trong cuộc sống. Chúng ta ai rồi cũng sẽ phải gặp những khó khăn, nếu chúng ta biết cách cư xử một cách tích cực, yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quan thì chính chúng ta sau này cũng sẽ nhận lại được điều tốt đẹp từ mọi người. Em hy vọng rằng, trong xã hội sẽ ngày càng những điều tốt đẹp hơn.  

Soạn bài: CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết) I. VỀ THỂ LOẠI 1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân...
Đọc tiếp

Soạn bài: CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết)

I. VỀ THỂ LOẠI

1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được "lịch sử hoá" để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).
3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng... đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
2. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
4. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
(1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luậnTruyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: "Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng" (Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971).
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1*. Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.
Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.
2. Tóm tắt:
Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.
Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
3. Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể.
- Từ "Ngày xưa" đến "hiện lên" kể bằng giọng trầm.
- Từ "Bấy giờ" đến "điện Long Trang" kể bằng giọng hồi tưởng, đến "như thần" thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể "Thế rồi..." chuyển sang giọng cao hơn.
- Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng "than thở" của Âu Cơ, giọng "phân trần" của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm tự hào.
3
27 tháng 4 2017

rảnh nhỉ ohogianroioekhocroioaoabucminh

27 tháng 4 2017

I. VỀ THỂ LOẠI

1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được "lịch sử hoá" để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).
3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng... đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
2. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
4. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

(1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luận Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: "Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượngbằng trí tưởng tượng" (Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971).
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1*. Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.
Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.
2. Tóm tắt:
Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.
Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
3. Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể.
- Từ "Ngày xưa" đến "hiện lên" kể bằng giọng trầm.
- Từ "Bấy giờ" đến "điện Long Trang" kể bằng giọng hồi tưởng, đến "như thần" thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể "Thế rồi..." chuyển sang giọng cao hơn.
- Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng "than thở" của Âu Cơ, giọng "phân trần" của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm tự hào.
Cánh đồng tuổi thơ  Tôi thích cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng khi chạm chân trần lên con đường đầy cỏ xanh. Tôi thích nhắm mắt lại, đưa hai tay ra để cảm nhận cái lành lạnh của gió đồng vẫn còn lẫn hương lúa thơm. Tôi thích hít đầy lồng ngực hương vị quê hương thân yêu mà tôi vẫn khát khao mong nhớ trong những ngày ở thành phố.  ***Chiều của thành phố, chẳng còn những cánh...
Đọc tiếp

Cánh đồng tuổi thơ

 

 

Tôi thích cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng khi chạm chân trần lên con đường đầy cỏ xanh. 

Tôi thích nhắm mắt lại, đưa hai tay ra để cảm nhận cái lành lạnh của gió đồng vẫn còn lẫn hương lúa thơm. 

Tôi thích hít đầy lồng ngực hương vị quê hương thân yêu mà tôi vẫn khát khao mong nhớ trong những ngày ở thành phố. 
 
***

Chiều của thành phố, chẳng còn những cánh đồng lúa, chẳng còn những cơn gió mát lành trên cánh đồng xanh mát như ở quê tôi nữa. Tôi mải miết chạy theo cuộc sống xô bồ nhưng chẳng bao giờ bỏ nỗi những chiều cuối tuần lại trở về bên cánh đồng quê nhà. 

Quê tôi toàn đồng lúa, nhìn đâu cũng thấy thửa ruộng mênh mông. Nhà tôi vốn là gia đình thuần nông, bố mẹ quanh năm làm bạn với cánh đồng. Và cũng nhờ số tiền ít ỏi chắt chiu được sau mỗi vụ lúa mà chị em tôi lớn lên. 

Mỗi lần nhìn bố mẹ chân lấm tay bùn, làn da rám nắng, tôi lại thương vô cùng. Bố mẹ vẫn nói với chị em tôi: 

“Làm nông dân khổ lắm con ơi. Bố mẹ chỉ muốn các con được học hành đến nơi đến chốn, sau đó có công việc ổn định để không phải vất vả như bố mẹ thôi.” 

Chị em tôi thương bố mẹ, vẫn hay đòi ra đồng phụ giúp, nhưng bố mẹ chẳng muốn chúng tôi phải chịu nắng nôi, rồi mất buổi học buổi hành nên chẳng bao giờ cho chúng tôi ra đồng.
 
cánh đồng tuổi thơ

Lớn hơn, tôi lên thành phố học đại học. Rồi ra trường, đi làm. Ở thành phố xa xôi, tôi thèm được ngửi cái hương lúa đang thì con gái và chín dần dần ngả màu vàng ươm. Thành phố ồn ào, tấp nập quá càng khiến người ta trở nên đơn độc, lẻ loi. Mỗi đêm, trước khi ngủ, tôi đều vắt tay lên trán và nhớ về cánh đồng, nhớ về mái nhà xiêu vẹo ở quê, trên cả là nhớ bố mẹ da diết.

Mỗi khi về nhà, tôi lại ra đồng vào buổi chiều. Cánh đồng thân thương ấy đã góp phần nuôi lớn tôi, nó cũng là một phần thiêng liêng trong tâm trí tôi. 

Tôi thích cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng khi chạm chân trần lên con đường đầy cỏ xanh. 

Tôi thích nhắm mắt lại, đưa hai tay ra để cảm nhận cái lành lạnh của gió đồng vẫn còn lẫn hương lúa thơm. 

Tôi thích hít đầy lồng ngực hương vị quê hương thân yêu mà tôi vẫn khát khao mong nhớ trong những ngày ở thành phố. 

Tôi thích ngắm cả những bông cúc trắng nhỏ dại mọc hai bên đường. Hoa cúc tinh khôi, mạnh mẽ đứng lên sau những sóng gió thiên nhiên. 

Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến tôi mạnh mẽ hơn. Những vụn vặt đời thường, những giận hờn, bon chen cũng trôi đi mất.
 
cánh đồng tuổi thơ
Mỗi mùa tôi về, đồng đều có sự thay đổi. Khi thì tôi được thỏa mắt ngắm những làn sóng lúa dập dờn. Được hít hà hương lúa non sữa. Khi thì tôi được tự tay sờ vào những bông lúa trĩu vàng, được ngửi hương ngai ngái nhưng đặc trưng của những bông lúa chín trộn lẫn mùi bùn. Khi thì tôi thấy cánh đồng trơ trọi, cháy rụi sau mỗi vụ mùa. Lũ trẻ con chạy nhảy trên đồng, tiếng cươi giòn tan, vỡ ra và bay lên vút cao cùng những cánh diều. 

Cuộc đời cũng như cánh đồng, luôn luôn thay đổi. Nhưng sống làm sao để luôn vui cười trên mọi khổ đau, luôn thấy hạnh phúc với hiện tại mới là điều đáng quý. Tôi còn thèm nhìn thấy cảnh mặt trời đỏ rực rồi từ từ lặn sau núi, kết thúc một ngày. Mặt rời trước khi lặn còn khiến mình rực rỡ như thế, thì sao mình phải buồn bã. Những khi mệt mỏi, tuyệt vọng tôi đều tự nhủ lòng mình như thế. 

Cánh đồng, không biết từ bao giờ trở thành một nơi để tôi trút mọi nỗi buồn. Cánh đồng, không biết từ bao giờ đã trở thành nơi ghi dấu sự tần tảo của bố mẹ tôi. Đối với tôi, cánh đồng không chỉ là nơi gieo lúa, gặt lúa mà còn là cả một khoảng không tâm hồn. Đáng quý, đáng trân trọng lắm! 

Giữa dòng đời xô bồ, tôi vẫn có những buổi chiều bình yên như thế. Đời mà, chỉ cần an nhiên mà sống, vậy đã đủ hạnh phúc rồi. 
32
1 tháng 7 2016

ừm rất hay

1 tháng 7 2016

Hay quá.bài này thật ý nghĩavui

1 tháng 4 2016

a. thiếu chủ ngữ => thêm chủ ngữ

b. thiếu chủ ngữ và vị ngữ => thêm chủ ngữ và vị ngữ

c. ở vế "bóp còi rộn ràng ở dòng sông yên tĩnh'' cần thêm chủ ngữ

d. thiếu chủ ngữ=> thêm chủ ngữ

1 tháng 4 2016

a.      Khi chứng kiến cả trăm loại cá bị chết dần chết mòn trên những dòng sông ô nhiễm vì nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư.(trạng ngữ, sai thiếu chủ ngữ vị ngữ)

Cách  sữa lỗi: 

Cách 1: bỏ từ khi thêm chủ ngữ

Cách 2:thêm chủ ngữ, vị ngữ( Tôi cảm thấy thật xót xa)

b.      Ở thành phố của họ, nơi không hề có một chút yên tĩnh để nghe thấy tiếng lá cây lay động, hay tiếng côn trùng vỗ cánh đêm đêm. (Trạng ngữ và thành phần phụ trú) Sai thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

Cách sữa:

Cách 1: Bỏ dấu phẩy  (là)

Cách 2: Thêm chủ ngữ , vị ngữ ( Tôi lại thèm khát tở lại quê hương thanh bình của mình)

c.      Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi rộn vang cả một khúc sông yên tĩnh.Sai về quan hệ ngữ nghĩa vì cây cầu không thể bóp còi.

Cách sữa:

Cách 1: Bỏ từ bóp thay từ xe vào sau từ còi

Cách 2 ; Thêm chủ ngữ trước câu bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh. (Xe vận tải)

d.      Miền Bắc, nơi đang hứng chịu những đợt rét đậm kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng và vật nuôi, đặc biệt là sức khỏe của người già và trẻ em.Sai về quan hệ ngữ nghĩa

Cách sữa:

Thay từ cây trồng và vật nuôi ( con người) và thêm vào cuối câu ( bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng tới cây trồng và vật nuôi)