Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào của xã hội. Không giống bất kỳ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen các yếu tố sinh học, kinh tế, tâm lý, văn hóa,…Những mối liên hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ, chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu, anh chị em với nhau, những mối liên hệ khác như: cô, dì, chú, bác với cháu, cha mẹ chồng với con dâu, cha mẹ vợ với con rể…Mối quan hệ gia đình được thể hiện ở các khía cạnh: có đời sống tình dục, sinh con và nuôi dạy con cái, lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống gia đình và đóng góp xã hội. Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hoặc có thể dựa trên các căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát.
Dưới góc độ pháp lý “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”(Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2000). Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm gia đình: gia đình là tập hợp những người có cùng tên trong sổ hộ khẩu; gia đình là tập hợp những người cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà…
Từ những góc độ nhìn nhận khác nhau, gia đình được chia thành rất nhiều dạng thức khác nhau: gia đình hiện đại, gia đình truyền thống; gia đinh đa thế hệ…Xuất phát từ những khái niệm khác nhau về gia đình dẫn tới những quan niệm khác nhau về thành viên gia đình.
Thành viên gia đình có thể được hiểu là những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; hoặc cũng có quan điểm cho rằng thành viên gia đình là những người cùng ghi tên trong một sổ hộ khẩu, hoặc là những người cùng chung sống trong một gia đình.
Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa truyền thống là tất cả những người trong cùng dòng họ, trong một đại gia đình từ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, cháu chắt, con dâu, con rể, cháu dâu, cháu rể…
Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa hiện đại là những người cùng chung sống trong một gia đình, có đời sống chung về mặt vật chất và tinh thần như cha mẹ và con cái, vợ và chồng, những người sống cùng khác. Những người này có một khoảng thời gian sống chung với nhau ổn định, có sự quan tâm chia sẻ với nhau những công việc gia đình và xã hội, từ đó hình thành nên mối liên hệ đặc biệt về tâm lý, tình cảm, tạo nên cách ửng xử giữa họ với nhau.
2. Bạo lực và bạo lực gia đình
Bạo lực được hiểu là “dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ”. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế, bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, trẻ em…
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007). Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau:
- Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…)
- Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở
Lớp sâu bọ khi còn là ấu trùng thì ăn lá cây để sinh sống nên có hại cho lá —> có hại cho mùa màng
Khi lớn lên thành bướm , bướm giúp thụ phấn cho cây -> có lợi cho mùa màng
-> tự ghi hỉ
Cs ý nghĩa là làm sạch môi trường nước
Lợi: làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, thức ăn cho động vật khác, diệt các loại sâu cs hại,....
Hại: Truyền bệnh, hại hạt ngũ cốc, ...
Hok tt
rong cuộc sống, ai cũng ấp ủ những giấc mơ cho riêng mình. Bản thân em cũng có nhiều mong muốn nhưng có lẽ điều mà em mơ ước muốn được thực hiện nhất chính là trở thành một bác sỹ giống người bố vĩ đại của mình. Em đang cố gắng hết sức để có thể biến những gì em đang nghĩ trở thành sự thật.
Hồi nhỏ, em đã được nghe mẹ kể về công việc của bố. Muốn trở thành bác sĩ thì cần có rất nhiều yếu tố : lòng nhân ái, sự nhanh nhạy, thông mình, khéo léo, tỉ mỉ và ân cần. Người ta thường nói: “Lương y như từ mẫu”. Mẹ em nói đã là bác sĩ thì phải yêu thương bệnh nhân như người thân ruột thịt, dốc hết công sức để chữa trị cho họ. Ngoài ra, còn phải linh hoạt, từ cách ứng xử với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đến việc cấp cứu cho bệnh nhât, phải nhanh chóng kịp thời. Khi chăm sóc cho người bệnh thì phải chu đáo, cẩn thận làm sao để họ cảm thấy thoải mái nhất, ít đau đớn nhất. Khi nghe mẹ kể như vậy, lúc đầu em thấy vô cùng sợ nghề bác sĩ. Em thầm nghĩ: ”Trời ơi! Làm bác sĩ vất vả vậy bố làm làm gì vậy nhỉ? Bao nhiêu công việc nhàn nhã, lương cao hơn cơ mà?” Nhưng có một lần, bà ngoại em lên cơn đau tim, phải cấp cứu trong bệnh viện và phãu thuật liền 4 tiếng đồng hồ. Em rất sợ hãi và lo lắng, em sợ sẽ mất bà mãi mãi. Nhưng thật may mắn làm sao, bố và các cô chú đã mang bà quay trở lại với em. Em đã khóc rất nhiều, và kể từ ngày hôm đó em đã quyết tâm để trở thành một bác sĩ chữa bệnh cứu người. Em sẽ không để cho bất cứ người thân yêu nào của mình bị những căn bệnh quái ác hành hạ. Sau hôm ấy, em hỏi bố rất nhiều thứ, khiến bố chóng cả mặt. Cuối cùng bố chỉ nói với em đúng một câu: “Nếu con muốn trở thành bác sĩ thì cần rèn luyện đạo đức từ nhỏ, hãy yêu thương mọi người xung quanh và phải thật mạnh mẽ, đừng quên chăm học nữa nhé!”. Câu nói ấy đã truyền động lực cho em rất nhiều.
Em mong rằng ước mơ được làm bác sĩ của em sẽ thành hiện thực. Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng em tin với lòng quyết tâm của mình, không gì là không thể.
Tình bạn là tình cảm của một người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, một người mình có thể tin tưởng để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Một người bạn luôn ở cạnh, động viên và nhắc nhở, giúp đỡ những lúc mình sai...(nhưng không phải có quan hệ máu mủ)Một định nghĩa khác: Tình bạn là một phạm trù xã hội dùng để chỉ quan hệ giữa người với người có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh... Hoặc giữa người và động vật có có sự tương tự về tình bạn giữa người và người. Mà họ có thể chia sẻ, đồng cảm, an ủi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.Tình bạn có thể là trong giai đoạn ngắn hạn hay là lâu dài cả đời .
Nếu giận thì mik ko bik . Tùy cơ ứng biến
Hok tốt
# Smile #
Mở đầu bằng câu " Thân em "
Những câu hát than thân mở đầu bằng mô típ “thân em” dẫu khép lại nhưng khi đọc xong vẫn vang vọng trong trái tim người đọc. Bên cạnh sự trân trọng, ngưỡng mộ về phẩm chất cao đẹp của người phụ nũ còn là niềm thương cảm cho cuộc đời bất hạnh, đầy oan trái của họ trong xã hội phong kiến xưa.
Ý nghĩa:
Lời ca than thân không chỉ là tiếng lòng mà còn thể hiện sự phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi người phụ nữ. Xã hội phong kiến mục nát, bất công sẽ sụp đổ, thay vào đó sẽ là xã hội mới, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi và khát vọng của con người. Nơi ấy người phụ nữ sẽ tìm được hạnh phúc đích thực cho bản thân mình.
Chúc bn học tốt!
Nhận xét chung:Hình ảnh nhưng con vật nhỏ bé, bèo bọt: “con tằm”, “lũ kiến”, “chim hạc”, “con cuốc” dùng để ẩn dụ về cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn của người lao động.
- Hình ảnh cụ thể.
+ “Con tằm”: Tằm ăn lá dâu, rồi từ ruột nó, người ra lấy ra những sợi tơ vàng làm nên những tấm vải rất đẹp, rất quý, tơ bị rút hết thì mạng sống của tằm cũng chấm dứt = > Hình ảnh con tằm là ẩn dụ về người lao động bị giai cấp thống trị bóc lột, bòn sút sức lao động cạn kiệt đến tận gan ruột, đến chết để làm giàu cho chúng.
+ “Lũ kiến”: - hàm nghĩa chỉ số đông – “li ti” rất bé nhỏ, thường bị coi thường, chẳng đáng gì. Bé thế ăn chẳng là bao, thế mà suốt ngày đi kiếm ăn = > Đó là hình ảnh ẩn dụ về những người lao động thấp cổ bé họng trong xã hội cũ suốt đời suốt kiếp nai lưng quần quật làm việc vất vả ngược xuôi mà vẫn không đủ sống, vẫn cứ đói nghèo.
+ “Chim hạc” cánh chim bay mỏi không có nơi đứng = > hình ảnh ẩn dụ nói về cuộc đời phiêu bạt và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
1) Vì sao bài thơ Sông núi nước Nam gọi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta?
Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Có văn bản không mang tên như vậy, nhưng có ý nghĩa tương tự, cũng được coi là tuyên ngôn độc lập. Bài thơ trên có ý nghĩa là khẳng định chử quyền dân tộc nên gọi là bài tuyên ngôn độc lập và nó được ra đời trước bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ nên ta có thể nói nó là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
5)Qua bài thơ bạn đến chơi nhà, em có quan niệm như thế nào về 1 tình bạn đẹp?
Trong một tình bạn đẹp, ban bè đối xử với nhau chân thành, thân ái, có thiện ý, biết hi sinh cho nhau. Xuất phát từ sự vô tư khi đến với nhau, trong những hành động, cử chỉ của mình những người bạn luôn thể hiện thiện ý, tình thân ái đối với nhau, mong những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn của mình. Đó có thể là một lời khen tặng hay một lời động viên dành cho bạn giúp bạn có động lực để phấn đấu. Đó cũng có thể là những ý kiến bênh vực bạn trước sự gièm pha, nghi ngờ sai của những người khác,... Hơn thế, thể hiện tình bạn cao đẹp, chân thành còn có những người bạn sẵn sàng hi sinh cho lợi ích của nhau.
Khi tôi được người khác tỏ tình, tôi sẽ :
+ Tôi sẽ nói " Tớ còn phải học, không yêu đương gì hết !"
+ Cảm xúc " vừa vui vừa bực mình "
+ Hành động " bỏ đi chỗ khác "
+ Don't care.
Mk đc nhiều người tỏ tình, làm cách này chúng nó vẫn bám theo!
Khi đc một người tỏ tình tớ sẽ :
=> mk sẽ nói : '' Chúng ta chỉ là bạn thôi , tình bạn sẽ mất đi nếu như chuyện yêu đương xảy ra , chuyện đó cx ảnh hướng đến mình , mình sẽ hok hành sa sút . Mình còn phải hok còn chuyện yêu đương '' dẹp ! '' . Mong cậu sẽ không làm phiền mình nữa .!
=> Hành động của mình : gạch chéo tay rồi bỏ đi ko thèm nhìn mặt .
=> Cảm xúc của mình : Tức giận .
=> Don't care !!!
Mk cx đc tỏ tinh 1 lần rồi . Nhưng con trai mà , chỉ đc 1 vài ngày là tình sẽ nhạt nay đi thôi
Trong cuộc sống, bên cạnh những mối quan hệ xã giao, được gọi là “bạn thường”, bất cứ ai cũng có cho mình một vài người "bạn thân". Đó chính là những nhân tố đặc biệt, vui nhộn, nhây quá trời nhây nhưng yên tâm 1 điều là sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn.
Thông thường với những người bạn bình thường, mối quan hệ chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ xã giao, cư xử lúc nào cũng rào trước đón sau, ý tứ và cẩn thận... Còn bạn thân ấy mà, chơi càng lâu càng thể hiện nhiều tính hài hước, đùa giỡn không ngại ngùng trước mặt nhau. Tuy rằng không ít lần bạn thân khiến bạn "phát điên" vì những trò chọc ngoáy, nhây nhây, nhưng mà khi gặp khó khăn, chắc chắn 1 điều rằng họ sẽ không bao giờ rời xa bạn đâu.
1. Khi đòi nợ
Đối với những người bạn thường, tiền bạc là điều vô cùng tế nhị, chính vì thế mà bất cứ ai cũng "ngại" khi mở lời mượn hay đòi tiền. Nhưng riêng với bạn thân thì phải đòi ngay, vì không đòi khéo bạn thân lại "cho vào quên lãng" luôn đấy! Đối với bạn thân mà nói, càng thân càng "chai mặt" và không ngại điều gì cả.
2. Khi khen ngợi
Chúng ta ai cũng mong nhận được những lời khen ngợi từ những người thân thiết, nhưng đừng bao giờ chờ điều ấy từ người bạn thân nhé. Bạn thường sẽ không ngớt lời khen ngợi bạn, có thể điều ấy là thật hoặc giả, vì họ muốn tạo niềm tin và chiếm cảm tình của bạn. Dù bạn có lộng lẫy hay xinh đẹp đến thế nào, đối với bạn thân, bạn vẫn xấu xí như mọi ngày thôi!
3. Qua nhà bạn chơi
Những người mới gặp thường tạo cho chúng ta khoảng cách xa lạ và dần trở nên khách sáo. Bạn sẽ cảm thấy áy náy vô cùng nếu chỉ đến tay không khi được mời đến nhà chơi. Nhưng với bạn thân, nhà của bạn ấy cũng như nhà mình vậy, thoải mái và tự do vô cùng. Thật là không đâu vui bằng ở cạnh bạn thân, nhỉ?
4. Chúc mừng sinh nhật bạn
Vào những ngày trọng đại trong cuộc đời bạn như sinh nhật chẳng hạn, những người bạn xã giao sẽ không tiếc những lời chúc và khen ngợi. Nhưng ngược lại, bạn thân sẽ không bao giờ nói những lời khách sáo ấy đâu. Đừng nghĩ rằng họ vô tâm hay quên ngày sinh nhật của bạn nhé. Họ nhớ như in ngày quan trọng này đấy, chẳng qua không muốn khách sáo nên đùa vui bạn thế thôi!
5. Khi bạn chia tay người yêu
Ngay cả khi bạn buồn về chuyện tình cảm lứa đôi, bạn thân là người đầu tiên cười "ha hả" vào mặt bạn đấy. Dù cho những người bạn thường luôn chia sẻ, động viên nhưng tấm lòng của người bạn thân vẫn là chân thật nhất. Cười như vậy thôi nhưng họ vẫn hết mực quan tâm và lo lắng cho bạn đấy!
6. Nhờ bạn giúp đỡ
Không phải bạn thân sẽ bỏ mặc bạn những lúc khó khăn đâu, mà họ sẽ luôn bên bạn và trải qua những điều khó khăn thực sự cơ. Bạn có thể nhờ vả những người bạn thường một cách thoải mái nhưng không một điều gì đảm bảo rằng họ sẽ làm cho bạn hết lần này đến lần khác. Bạn thân sẽ "láu cá" hơn và tranh thủ những lúc bạn nhờ vả để tạo uy quyền hơn bạn đấy!
7. Đi chơi cùng nhau
Khi gặp gỡ người mới quen, hẳn ai cũng sẽ ngại ngùng khi được họ "mời" những chầu ăn uống. Với người lạ thì thế thôi, đối với bạn thân thì mong mỏi mãi chầu ăn cũng thực sự khó khăn ấy. Vốn dĩ đã quen thân rồi nên chẳng ngại gì những việc ăn uống hay tiền bạc, nhỉ!
8. Hẹn giờ đi chơi
Đi chơi với bạn mới quen thì trễ 1 phút cũng cảm thấy có lỗi lắm rồi. Vì trễ giờ là điều không gây thiện cảm cho đối phương khi bắt đầu một cuộc gặp gỡ. Thế nhưng, đối với người bạn thân, để bạn chờ cả tiếng thì chỉ cần xin lỗi xuề xòa vài ba câu, dắt nhau đi ăn vài món ngon là có thể "xí xóa" cho nhau ngay ấy mà. Đấy là điều thoải mái vô cùng khi chơi với đứa bạn thân đấy!
9. Khi bạn bị bệnh
Những lúc ốm đau, bệnh tật, bạn thường chỉ buông vài ba lời hỏi han thế thôi, mấy ai thực hiện bằng hành động như đứa bạn thân của mình được, đúng không nào? Mặc cho đứa bạn thân có cười giỡn nhưng đấy cũng chỉ là hành động làm bạn phấn chấn tinh thần và vượt qua thôi. Yên tâm nhé, bạn bị bệnh thì đứa bạn thân nào cũng "lo sốt vó" nhưng không thể hiện ra mặt đấy!
10. Lưu tên trong danh bạ
Chẳng ai thân thiết lại gọi bằng những cái tên "khách sáo" cả. Bạn thân lại càng lôi những tật xấu của nhau ra mà trêu đùa và gọi tên thôi. Dù là đùa giỡn nhưng bạn thân biết điểm dừng và không khiến bạn mình tự ái đâu. Những biệt danh ấy đối với người bạn thân mà nói, nó rất đáng yêu và là điểm nhận dạng đặc biệt, khắc sâu vào trái tim đấy nhé!
chữ thân nó khác chữ thường đó bạn