Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em nhìn thấy trong bức tranh, mặc dù nhìn bên ngoài có vẻ rằng củ cà rốt bên tay phải( theo phía em nhìn) là to hơn của bên tay trái nhưng lại ngược lại. Bài học rút ra được ràng:" Chúng ta không nên chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài mà đánh giá người ta"
Nghĩa đen:
Trong to nhưng đừng tưởng nó đẹp mà hãy xem sâu thẳm bên trong có đẹp hay không?
Nghĩa bóng:
Cứ ngỡ rằng mình đẹp về vẻ bề ngoài là tự hào, nhìn trong xem, có thực sự to lớn như bạn tưởng?
Qua tình huống, qua lối sống bạn mới thấy được giá trị của bản thân. Đừng vội đánh giá người khác khi chưa biết giá trị thật sự của họ
https://www.elib.vn/cam-nhan-ve-7-cau-tho-dau-trong-bai-dong-chi-cua-chinh-huu-446058.html
Môi trường học đường là một thế giới rất kì diệu đối với mỗi người. Không những thế nơi đây chúng ta được gặp gỡ và chia sẻ những sở thích, những niềm vui và những điều băn khoăn trắc trở với nhau. Và trong môi trường học đường chúng ta cũng cần có kỷ luật học đường để ngôi trường của chúng ta có thể phát huy nhiều hơn nữa. Chính vì thế kỷ luật học đường chính là một trong những yếu tố giúp các bạn học sinh có thể hoàn thiện nhân cách của bản thân hơn.
Vậy kỉ luật học đường là gì? Kỷ luật học đường chính là những nguyên tắc, nội quy, luật lệ được đưa ra và mọi học sinh đều phải tuân theo, chấp hành một cách nghiêm túc. Nói chung kỷ luật học đường chính là ý thức giữ nề nếp kỉ luật của mỗi cá nhân trong trường học.
Mỗi ngày đến trường, chúng ta đều được học hỏi nhiều điều hay và bổ ích, không những thế chúng ta còn được tiếp thu được nhiều điều từ mọi người, chúng ta được trao đổi những thông tin, kiến thức bổ ích với thầy cô giáo và bạn bè. Môi trường học đường là một nơi thú vị và đầy niềm vui. Nhưng nếu là một cá nhân trong một tập thể thì chúng ta bao giờ cũng phải giữ kỉ luật và nề nếp. Trong môi trường học tập cũng thế, bản thân là một học sinh chúng ta phải biết tuân thủ, chấp hành nội quy mà nhà trường đã đưa ra. Như lễ phép, vâng lời thầy cô, không nói tục chửi bậy, không gây gổ, đánh nhau trong trường học,…Nếu chúng ta thực hiện theo những nguyên tắc, nội quy đó thì chúng ta chính là những người có kỷ luật.
Kỷ luật học đường là một trong yếu tố và nền tảng quan trọng để hoàn thiện nhân cách của một người học sinh. Những cá thể biết chấp hành theo nội quy trong một cộng đồng thì cá thể đó sẽ được nhiều người kính trọng, yêu mến. Còn những người không biết tôn trọng những quy tắc chung của một cộng đồng, luôn vô kỉ luật thì những cá thể đó sẽ không được kính trọng và còn bị nhiều người ghét bỏ vì tính ích kỉ không biết đến nghĩ đến mọi người xung quanh.
Nhưng hiện nay, trong môi trường học đường của chúng ta đã có những hiện tượng xấu như: bạo lực học đường, học sinh vô lễ với thầy cô,…Không ngừng ở đó mà những hiện tượng tiêu cực này xảy ra ở rất nhiều trường học nhưng vẫn chưa có biện pháp để giải quyết một cách triệt để và hiệu quả. Đây là một hồi chuông cảnh báo cho môi trường học đường. Một nơi tốt đẹp, đem lại nhiều điều thú vị, bổ ích đối với nhiều bạn học sinh nhưng giờ lại biến thành một nơi là ác mộng đối với nhiều bạn học sinh.
Vì thế chúng ta cần phải hành động ngay lúc này, cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giúp những cá nhân vô kỉ luật nhìn nhận ra sai lầm của mình và biết sửa chữa để trở thành những người có ích cho xã hội.
Môi trường học đường chính là nền tảng của mỗi con người, đi kèm với nó chính là kỷ luật học đường một công cụ để giúp ta tiến bước trên con đường hoàn thiện nhân cách của bản thân. Vì thế để giúp môi trường học đường trở thành một nơi thân thiện hơn chúng ta cần phải nghiêm túc tuân thủ theo kỷ luật học đường để mỗi cá nhân trong trường học sẽ là một “ngôi sao sáng” cho xã hội cũng như cho đất nước sau này.
Sự lạc quan, yêu đời của những người lính còn thể hiện trong cách họ đối mặt với những khó khăn và tinh thần vượt lên,làm chủ hoàn cảnh của họ.Xe không có kính, những cơn gió làm đôi mắt họ cay xè, bụi bẩn làm trắng xóa mái tóc của họ nhưng không làm lung lay tinh thần chiến đấu của họ.Ngược lại, những người lính còn nhìn những khó khăn ở khía cạnh hài hước, như một thú vui trong cuộc sống khố liệt. Họ nhìn những mái đầu trắng như mái tóc của người già, họ cùng nhau phá ra cười vì cách liên tưởng độc đáo ấy.
vẻ đẹp của người lính đó khiến cho người khác phải quý trọng và rất là quý mến.vẻ đẹp đó ko lộ ra hình ảnh bên ngoài mà là vẻ đẹp về ý chí quyết tâm giết giặc khiến cho mn đều phải nể phục
hghhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuy,mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm
- Mở bài:
Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ mai sau nối tiếp xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, dân tộc vốn là một tình cảm cao đẹp của người Việt Nam suốt bao đời nay. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương một nhà thơ dân tộc Tày, cũng nằm trong nguồn cảm hứng nhân văn phổ biến ấy.
Đó là một bài thơ mà tác giả mượn lời một người cha chân tình, dặn dò con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, về những đặt điểm tính cách cao đẹp của quê hương, dân tộc với ước muốn đứa con hãy ghi nhớ, phát huy. Điều ấy đã thể hiện qua cách nói mộc mạc, giàu hình ảnh của người dân miền núi, đem đến cho bài thơ giọng điệu thiết tha, trìu mến, tin cậy:
“Người đồng mình….nghe con”
- Thân bài:
Đoạn thơ được nối tiếp theo sau đoạn cảnh người cha khơi gợi cội nguồn sinh dưỡng giúp đứa con khôn lớn, trưởng thành. Bằng đoạn thơ trên, người cha đã ngợi ca những đức tính cao đẹp của con người quê hương nằm khơi gợi cho con lòng từ hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy tiếp tục xứng đáng với truyền thống ấy.
Bắt đầu đoạn thơ bằng cụm từ “người đồng mình” với ý nghĩa là người vùng mình, người miền mình, cách nói giản dị của miền núi và được lặp đi lặp lại ba lần trong đoạn trích, Y Phương đã gửi vào đó niềm tự hào của mình về những đức tính cao đẹp của người dân miền núi bằng tấm lòng yêu mến vô hạn.
Nếu trên kia “yêu lắm con ơi” là yêu cuộc sống vui tươi bình dị, yêu bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thì đến đây niềm ước vọng càng thêm tha thiết: “thương lắm con ơi”. Tình cảm được nâng lên nhiều lần bởi sau từ“thương” đó là những những nỗi vất vả, gian khó của con người quê hương. Người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.
Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:
“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.
Ta dễ dàng nhận ra tính tả thực và phép ẩn dụ tượng trưng đã được nhà thơ vận dụng ở đây. Với phép tả thực, Y phương đã vẽ ra cảnh người dân miền núi mà ở đay dân tộc Tày có cội nguồn sinh dưỡng là những vùng núi cao ngút ngàn, rất hoang vắng và rất buồn bởi cuộc sống nghèo khó, nhọc nhằn. Tuy buồn, tuy khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn bám đất, bám bán làng, vẫn thủy chung cùng quê hương. Và càng ở cao, càng gian khổ mới thấy được tấm lòng quyết tâm gìn giữ cội nguồn sinh dưỡng của người dân miền núi.
Tư duy của người miền núi mộc mạc chân tình hiện lên trong cách so sánh độc đáo. Họ lấy hình sông, lấy dáng dáng để biểu thị vẻ đẹp của tinh thần và lối sống. Cách sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nâng cao mức độ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ, càng quyết tâm chinh phục, vượt qua.
Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc và không ngừng mơ ước đến tương lai nơi mà chí lớn sẽ vươn tới.
Chính từ niềm mơ ước ấy, người cha đã nhẹ nhàng nhắc nhở đứa con hãy khắc ghi, rèn luyện, phát huy:
“Dẫu làm sao thì cha cũng muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc”
Đoạn thơ với những hình ảnh cụ thể như núi rừng quê hương được Y Phương nhắc lại theo phép liệt kê: “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói”, “như sông”, “như suối” , “lên thác xuống ghềnh”…”kết hợp với các điệp ngữ: “sống…không chê…”, nhà thơ đã gợi lại cuộc sống vất vả, gian nan đầy thử thắt đối cới người dân Tày giữa hoan sơ đại ngàn.
Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.
Cách gợi của nhà thơ được đặt trong giọng điệu mạnh mẽ, chắc nịch, đầy quyết tâm và niềm tin tưởng. Một lần nữa y Phương trong vai người cha đã nhắc con nhớ rằng người đồng mình, người trong cùng bản làng của mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn.
Thông qua đó, nhà thơ với vai trò người cha mong muốn đứa con phải biết tự hào về truyền thống quê hương, phải luôn tự tin, vững bước trên đường đời:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi. Tuy “người đồng mình” không mấy đẹp đẽ ở hình thức nhưng luôn ẩn chứa một sức mạnh tinh thần lớn lao, không bao giờ nhỏ bé, không bao giờ thôi ước vọng vươn cao.
Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình. Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồngmình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí, về mong ước xây dựng quê hương.
Lời cha giản dị, ân cần trang nghiêm, chắc nịch đã giúp đứa con nhận ra rằng chính nhờ những “người đồng mình” như thế, những con người có ước mơ xây dựng quê hương với những truyền thống, phong tục tốt đẹp:
“Người đồng mình tự đụng đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
Câu thơ đã khái quát về tinh thần tự tôn dân tộc, về ý thức bảo vệ nguồn cội, bảo tồn những truyền thống quê hương tốt đẹp của người đồng mình. “Đục đá” là công việc vô cùng nặng nhọc, đòi hỏi phải bền bỉ, nhẫn nại. “Đục đá” vào ý thơ dã trở thành hình ảnh sinh động, gợi cảm. Bởi qua ý thơ, hình ảnh ấy giúp ta hình dung hiện thực người dân lao động miền núi bằng khát vọng và ý chí “đục đá kê cao quê hương” đã tôn tạo vẻ đẹp văn hóa của dân trọi với bao thiên tai, bão lũ, bao bọn giặc hung tàn để gìn giữ, bảo vệ quê hương của cả dân tộc.
Đó là hình ảnh Sơn Tinh (thời Hùng Vương thứ 18) bốc từng quả cũng chính là hình ảnh anh hùng Núp và dân tộc Ba Na anh em đã quyết tâm không khuất phục giặc Pháp bảo vệ cho vùng đất Chư-lây thân yêu, làm nên chiến tích lịch sử. Cách mạng hào hùng cho quê hương, đất nước…. Hình dung ra điều ấy, ta mới thấy chi tiết “đục đá kê cao quê hương” là một hình ảnh ấn tượng, chứa chan niềm tự hào cao độ của nhà thơ đối với dân tộc thân yêu.
Lòng mong muốn ấy còn được thể hiện trong giọng thơ thiết tha, trìu mến bởi ngữ điệu cảm thán: “con ơi”; “đâu con”; ở những lời tâm tình dặn dò: “nghe con”nhưng lại chắc nịch niềm tin của nối nói của người dân miền núi, vừa giàu hình ảnh vừa tự nhiên, xúc động lòng người. từ đó, ta cảm nhận diều lướn lao nhất là người cha muốn truyền lại cho đứa con là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ với quê hương cao đẹp và niềm tin con bước vào đời:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”.
Hành trang của người con mang theo khi “lên đường” không có gì khác ngoài niềm tự hào về quê hương, nguồn cội cùng với ý chí, quyết tâm và hi vọng lớn lao về một ngày mai tươi sáng. Người con lên đường khắc sâu lời cha dặn và không ngừng nhắc nhở mình thực hiện điều tâm nguyện ấy. Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời,tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương.
- Kết bài:
Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, lối nói miền núi mộc mạc, cách ví von sinh động, giọng điệu thiết tha trìu mến, nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm đầy khát vọng làm người, đoạn thơ ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, phải giữ đạo lí “uống nước nhớ nguồn”của cha ông từ bao đời để lại. Hơn nữa, con phải biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình.
Y Phương đã rất tinh tế khi lựa chọn hình ảnh và giọng điệu khi biểu đạt. Hình như ông đã không hề “mĩ lệ hóa” hay tô vẽ gì thêm cho hình ảnh thơ. Cứ thế, rất tự nhiên, hình ảnh núi non và “người đồng mình” đi vào thơ ông một cách chân thực, hồn nhiên mà sâu sắc đến kì lạ.
----DÒNG TÙY BÚT ...ĐÁNG NHỚ----
Thời gian trôi trên dòng sông bát ngát
Người lái đò vẫn thầm lặng ngược xuôi
Những hàng tre vui đùa trong gió mát
Hình ảnh xưa không lúc nào phôi phai.
Nhớ hình ảnh của thầy cô khi trước
Đã tận tình dạy dỗ thuở ngây thơ
Nuôi khôn lớn những mầm xanh đất nước
Để giờ đây dòng tùy bút nên thơ.
Em tham khảo :
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về lời xin lỗi, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống
Ví dụ:
Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.
II. Thân bài:
1. Giải thích
- "Xin lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.
- Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người.
2. Bàn luận:
a) Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:
- Luôn chủ động mở lời xin lỗi, tự nhận khuyết điểm về mình khi gây ra một lỗi lầm, hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác
- Tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra
- Biết nhận thấy sai lầm của mình và mong muốn được khắc phục
- Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.
b) Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?
- Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội
- Lời xin lỗi chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
- Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người
- Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra
- Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần
- Lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người
- Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.
- Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm.
- Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình
- Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng
- Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.
- Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi.
III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong các mối quan hệ cuộc sống
- Nêu quan điểm của mình về vấn đề này.
Theo em những câu thơ trên nới về hiện tượng: vào hằng năm, vào gần cuối tháng hai, đầu tháng ba âm lịch, tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới, nhưng có lúc bỏng nhiên trời lại lạnh, rét lại vài ngày
Những câu thơ trên gợi cho em nhớ về hiện tượng "Rét nàng Bân": cách gọi chỉ đợt rét cuối cùng của mùa đông, xảy ra vào khoảng đầu tháng ba Âm lịch ở miền Bắc Việt Nam. Đây là 1 đợt rét đậm, kéo dài vài ngày và thường kèm mưa phùn hoặc mưa nhỏ.
Suy nghĩ của em về hiện tượng trên: Dân gian đã mượn một câu chuyện cổ tích để lý giải hiện tượng tự nhiên gần gũi với chúng ta. Nhưng đồng thời qua câu chuyện ấy về hiện tượng "rét nàng Bân" ta cũng rút ra bài học cho chính mình. Chúng ta không phải nàng Bân sẽ được Thượng đế ưu ái cho thêm thời gian và cơ hội để hoàn thành công việc. Vì vậy khi có công việc ta cần cố gắng hoàn thành ngay lập tức, rèn luyện cho mình sự kỉ luật là hoàn thành công việc đúng hạn được đề ra.