Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lương Văn Chánh
1. Vài nét về tiểu sử
Ông sinh khoảng thập niên 40 của thế kỉ thứ 16. Theo sử liệu triều Nguyễn, ông là người huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ; và có nguyên quán ở xã Phụng Lịch (hay Phượng Lịch), huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Lúc trước, Lương Văn Chánh làm quan nhà Hậu Lê, trải đến chức Thiên Vũ vệ đô chỉ huy sứ. Đầu năm 1558, ông theo tướng Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá.
Đến năm 1578, quân Chiêm Thành kéo đến đánh phá, ông đem quân tiến đến sông Đà Diễn (tức sông Đà Rằng) đánh chiếm thành Hồ. Nhờ chiến công đó, ông được thăng Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân. Sau đó ông được giao trông coi huyện Tuy Viễn, trấn An Biên (nay thuộc tỉnh Bình Định).
Năm 1593, Lương Văn Chánh theo Nguyễn Hoàng ra Bắc và cùng lập được nhiều chiến công ở Sơn Nam và Hải Dương trong hai năm 1593 và 1594 và được vua Lê Thế Tông tấn phong làm Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân cai quản 4 về Thần Vũ, tước Phù Nghĩa hầu .
Đến năm 1597, ông chiêu tập lưu dân khai khẩn, mở mang và phát triển vùng đất Phú Yên.
Ông mất ngày 19 tháng 9 năm 1611 (Tân Hợi) tại thôn Long Phụng, thuộc xã Hòa Trị ngày nay; được nhân dân an táng, lập đền thờ nhớ ơn và suy tôn ông là Thành hoàng.
2. Quá trình khai phá mở đất Phú Yên
* Tóm tắt:
Đến năm 1597, ông Lương Văn Chánh đang là Tri huyện Tuy Viễn, trấn An Biên, nhận sắc lệnh của chúa Nguyễn Hoàng đưa chừng 4.000 lưu dân vào khai khẩn vùng đất phía Nam của Đại Việt từ đèo Cù Mông đến đèo Cả (địa bàn tỉnh Phú Yên ngày nay). ông cùng lưu dân từng bước khẩn hoang, lập ấp; từng bước tạo nên những làng mạc đầu tiên trên châu thổ sông Đà Diễn, sông Cái.
* Chi tiết:
Bằng tài năng võ lược tinh thông của vị tướng cầm quân ra trận, bằng lòng thương dân, vượt hiểm nguy kế thừa truyền thống hòa hợp dân tộc và với đức độ, uy tín của mình, ông đã được Nguyễn Hoàng tin tưởng giao phó trọng trách lớn lao: quy dân, lập ấp nơi vùng biên cương ở phía nam.
Vào các năm 1559 và 1608, có hai đợt di dân về vùng đất Thuận Hóa. Vào phía nam, Lương Văn Chánh được giữ chức Tri huyện - huyện Tuy Viễn (huyện Tuy Phước, huyện Vân Canh tỉnh Bình Định ngày nay - TG) nơi tiếp giáp với vùng đất Phú Yên. Năm 1597, do thời cơ thuận lợi, Nguyễn Hoàng đã giao trọng trách cho Lương Văn Chánh “nhưng sức các hộ dân mới đến tựu các xứ Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Bà Nông, từ trên đầu nguồn cho đến dưới cửa biển, kết lập gia cư địa phận, khai khẩn đất hoang thành thục nộp thuế theo lệ”. Từ đó, vùng đất Phú Yên có những đoàn lưu dân người Việt vào và bắt đầu chính thức định cư.
Việc khẩn hoang tại vùng đất Phú Yên trải dài suốt thời các chúa Nguyễn và sau này thời các vua triều Nguyễn, cùng đó thường xuyên có các đợt bổ sung dân cư, nhưng quan trọng nhất vẫn là thời Lương Văn Chánh, thời mở đầu.
Khi đất đai khai phá, mở mang ra khá rộng, Chúa Nguyễn cho phép lưu dân lập làng theo mẫu của làng Đàng Ngoài, rồi biến tất cả ruộng đất thành của công, cho dân chia nhau cày cấy và nộp tô. Cư dân lúc này đông đảo nhất là thường dân của các khách hộ Thuận Quảng, gọi là “lưu dân”, tức là những người nghèo không có sản nghiệp.
Trên đường Nam tiến từ Tuy Viễn vào Cù Mông là gần nhất, yên ổn nhất, tiếp đến vùng Bà Đài (Xuân Đài) nơi có đất đai tốt, đến vùng Bà Diễn (Đà Rằng), Bà Nông (Đà Nông), diện tích khai khẩn ngày một rộng hơn, bằng phẳng hơn. Sau đó, cư dân mở rộng lên phía tây là La Thai, Thạch Lãnh, Vân Hòa, Phước Sơn, Thạch Thành và cuối cùng phía nam vùng đất là miền biên viễn Hảo Sơn. Trong sắc lệnh của Nguyễn Hoàng giao trọng trách cho Lương Văn Chánh năm 1597 cho thấy Tổng trấn tướng quân này muốn tránh tệ quan liêu, hà hiếp, để dân sự ổn định cao nhất, nên Lương Văn Chánh phải lấy đức mà thay chúa vỗ yên trăm họ để “an cư lạc nghiệp”.
3. Đền thờ Lương Văn Chánh
Đền thờ Lương Văn Chánh được xây dựng trên một vùng đất cao ráo, mặt quay về hướng Nam, sau lưng là Núi Cấm, trước mặt có sông Bến Lội. Trước đền có cổng ra vào rêu phong cổ kính, án phong trước mặt đền ghi câu đối ca ngợi công lao của bậc tiền nhân:
Huân danh thiên cổ ngưỡng
Chính khí vạn niên phong.
(Danh thơm ngàn đời ngưỡng mộ
Chính khí muôn thuở tôn vinh).
Trong khuôn viên còn có cây bồ đề cổ thụ cành lá xum xuê, che mát cả một góc đền. Do có nhiều công lao trong quá trình mở đất, Lương Văn Chánh được phong tặng nhiều sắc phong, đặc biệt ban sắc gia phong Lương Văn Chánh đến Thượng đẳng thần. Tại đền thờ hiện còn lưu giữ 14 sắc phong, sắc lệnh của các đời vua thuộc triều Lê và triều Nguyễn ban cho Lương Văn Chánh, trong đó đáng chú ý nhất là tờ sắc lệnh năm 1597 của Nguyễn Hoàng giao Lương Văn Chánh chiêu tập lưu dân đến khai khẩn vùng đất nằm giữa đèo Cù Mông và Đèo Cả.
Câu 3 :
-Thăng Long tứ trấn là khái niệm xuất hiện trong dân gian để chỉ về bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông Tây Nam Bắc của thành Thăng Long, hoặc bốn kinh trấn hay còn gọi là nội trấn (ngoài ra là các phiên trấn) bao quanh kinh thành Thăng Long.
Đông trấn: "Bạch Mã tối linh từ" (đền Bạch Mã) (phố Hàng Buồm) thờ thần Long Đỗ - thành hoàng Hà Nội. Đền được xây dựng từ thế kỷ 9Tây Trấn: "Tây Trấn từ" (đền Voi Phục), (hiện nằm trong Công viên Thủ Lệ) thờ Linh Lang - một hoàng tử thời nhà Lý. Đền được xây dựng từ thế kỷ 11Nam trấn: "Kim Liên từ" (đền Kim Liên), trước đây thuộc phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức (nay là phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội), thờ Cao Sơn Đại Vương. Đền được xây dựng từ thế kỷ 17Bắc trấn: "Trấn Vũ quán" (đền Quán Thánh), (cuối đường Thanh Niên), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Đền được xây dựng từ thế kỷ 10tham khảo !
1.
Có thể nói kiến trúc hoàng cung Thăng Long là một đỉnh cao của sự tiến bộ của kiến trúc đương thời lúc bấy giờ. Không chỉ có diện tích và quy mô to lớn, kiến trúc và trang trí nội thất bên trong còn rất nguy nga và tráng lệ thể hiện được sự quyền quý của quý tộc. Sách sử xưa có viết về cung điện Thăng Long được chạm trổ hết sức khéo léo, là công trình được thi công xây dựng tỉ mỉ từ trước đến nay chưa từng có. Bên trong cung điện đều sơn son, cột điện thì vẽ các hình long, hạc, tiên nữ qua đó bạn có thể hình dung vẻ đẹp quy nga và tráng lệ của cung Thăng Long lúc bấy giờ.
2.
Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370). Ông đỗ Hoàng giáp năm 1304. Nguyễn Trung Ngạn thuở nhỏ tên là Cốt, tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Khi còn bé, Nguyễn Trung Ngạn được dân trong vùng nể phục, gọi là “thần đồng”. Ông không chỉ là vị quan giỏi việc nội chính mà còn là nhà ngoại giao xuất sắc.
-Trần Thì Kiến (1260 - 1330) người huyện Đông Triều, phủ Tân Hưng (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Khi làm quan triều Trần, ông là pháp quan liêm chính, giỏi lý số
3.là Đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Kim Liên và đền Quán Thánh. Đây là 4 ngôi đền thiêng được dựng lên để thờ 4 vị thần trấn giữ những vị trí huyết mạch của mảnh đất Thăng Long.
Câu 1:
Xuất phát từ câu nói của sứ giả Nguyễn Thư Hiên chép ở sách Dư địa chí do Nguyễn Trãi biên soạn có lời của Nguyễn Thiên Túng liên quan đến 4 xứ: “Nguyễn Như Hiên nói” Thế xứ Thanh, thần xứ Nghệ, nước Hưng Thái, ma Cao Lạng đều rất đáng sợ”. Câu nói có liên quan đến hai xứ Thanh và Nghệ, là mảnh đất sản sinh ra những con người, vua chúa, quan thần của đất nước. Xứ Thanh xưa mà nay là Thanh Hóa là nơi kinh đô của đất nước, nơi có nhiều vua, chúa nhất nước.
Đất Thanh Hóa trải qua nhiều tên gọi khác nhau đến đời Lý được đổi tên thành Thanh Hóa. Theo sách Dư địa chí, Thanh Hóa là vùng địa lý thuận lợi, hình thể tốt có thể xem như yết hầu của đất nước. Chính vì vậy nơi đây trở thành chỗ quân Tây Sơn lui về để ngăn bước tiến quân Thanh.
Câu 2:Theo em đó là công trình Thành nhà Hồ.
Thành nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yến, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang,
Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc ( huyện Vĩnh Lộc) tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Đại Việt từ năm 1398-1407.Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thầnHồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Theo sử sách, thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng 1 năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương triều Trần. Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình. Người trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến tạo là Thượng thư bộ Lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép Mẫn). Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần. Tháng 3 năm Canh Thân (26-3 đến 24-4-1400), vương triều Hồ thành lập (1400- 1407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ. Thành đá được xây dựng trong một thời gian kỷ lục, chỉ chừng 3 tháng. Các cấu trúc khác như các cung điện, rồi La Thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402. Hổ Quý Ly từ khi nắm quyền lực của triều Trần cho đến khi sáng lập vương triều mới đã ban hành và thực thi một loạt chính sách cải cách về các mặt chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng của chế độ quân chủ cuối triều Trần, củng cố chính quyền trung ương và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Minh. Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn với một hệ thống chính sách và biện pháp khá toàn diện, táo bạo. Thành nhà Hồ được xây dựng và tồn tại trong những biến động cuối thế kỷ XIV đầu thê kỷ XV, gắn liền với sự nghiệp của nhà cải cách lớn Hồ Quý Ly và vương triều Hồ.Mặc dù thành Tây Đô, với bốn bức tường và cổng thành còn lại tương đối nguyên vẹn, sẽ là rất đơn giản trong việc xác định về cấu trúc toà thành, nhưng các công trình nghiên cứu trước nay đều đưa ra các số liệu khác nhau về kích thước tường thành, cổng thành và do đó, việc nhận định về cấu trúc toà thành vẫn chưa thống nhất.
Đa Bang nay thuộc về huyện Ba Vì - Hà Nội.
Đông Đô chính là tên gọi của thành Thăng Long từ thời Trần Phế Đế đến đời Lê Thái Tổ. Tên gọi này để phân biệt với thành Tây Đô (thành nhà Hồ) nay thuộc Vĩnh Lộc - Thanh Hóa.
Bô Cô nay thuộc huyện Ý Yên - Nam Định.