Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kênh đào Panama dài 80 km nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Một con tàu trung bình sẽ mất khoảng 8 đến 10 giờ để đi qua kênh.
Kênh đào được cấu thành bởi các bộ phận chính: Hồ Gatun, đoạn cắt Culebra và ba bộ âu tàu: Miraflores và Pedro Miguel ở phía Thái Bình dương, Gatun ở phía Đại Tây dương.
Hồ Gatun là hồ nhân tạo trải rộng 423km vuông, là nơi tàu thuyền đi qua 37.8km từ cửa kênh Gatun đến mỏm phía Bắc của đoạn cắt Culebra. Hồ được tạo ra bằng việc xây dựng âu tàu Gatun trên dòng chảy của sông Chagres. Để tăng khả năng tích trữ của hồ Gatun và khả năng hoạt động của kênh đào, tháng 3 năm 2002, Ban quản lý kênh đào Panama bắt đầu tiến hành đào sâu thêm đường đi của tàu thuyền và nâng khả năng cung cấp nước của kênh đến hơn 300 triệu galông mỗi ngày.
Đoạn cắt Culebra dài 13.7km, là một công trình được đào phần lớn trên nền đá rắn và chất liệu cứng. Ban đầu, nhánh sông được đào với 92m chiều rộng, đến tháng 11 năm 2001 được mở rộng ra 192m ở đoạn thẳng và 222m ở đoạn cong, đủ để lưu thông 2 tàu cỡ rộng, loại Panamax.
Kênh đào sử dụng một hệ thống âu tàu và cửa nước, phân chia theo đường vào và đường ra. Các âu tàu và cửa nước hoạt động như những thang máy: tàu thuyền được nâng lên từ mực nước biển (phía Thái Bình dương hoặc Đại Tây dương) cho đến khi bằng mực nước hồ Gatun (cao 26m so với mực nước biển). Bằng cách này tàu có thể tiếp tục đi qua hồ Gatun và được hạ xuống tới mực nước biển ở hệ thống âu tàu phía đầu bên kia của kênh đào và đi ra biển. Các ngăn âu tàu rộng 33.53m và dài 304.8m. Hiện nay, kích thước lớn nhất của các tàu có thể qua kênh đào là: chiều rộng 32.3m, mớn nước 12m nước ngọt, chiều dài 294.1m.
Mức phí đang có xu hướng tăng, vào khoảng 42USD/ 1 container.
- Âu tàu là một thiết bị (hay 1 công trình thì đúng hơn) có nhiều công dụng như lưu tàu, sửa chữa nhỏ, giúp vận chuyển tàu thủy...Nhìn chung đó là 1 nơi để đưa tàu thủy vào nhằm thực hiện các công việc khác nhau.
- Âu tàu ở Panama có công dụng chủ yếu dùng để làm trung gia đưa tàu từ vị trí có độ cao này sang vị trí có độ cao khác.
* Kênh đào PNM được đào xuyên lục địa châu Mỹ tại eo Trung Mỹ. Vì đoạn đường dài qua nhiều địa hình khác nhau nên độ cao cũng khác nhau nên phải dùng âu tàu để trợ giúp cho tàu qua lại kênh đào (vì nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp nên nếu ko có âu tàu giữ nước thì nước kênh đào sẽ tại trung tại những vùng TRŨNG nhất, làm độ sâu trên toàn tuyến kênh bị ảnh hưởng.)
- Âu tàu có 2 cửa: cửa vào từ đoạn kênh A và cửa ra đoạn kênh B. Đoạn kên A có mực nước 12m và ở vùng thấp (ví dụ), đoạn kên B có mực nước cũng bằng như vậy nhưng ở trên đồi cao hơn kênh A 2m.
+Khi tàu đi xuyên kênh đào từ A qua B: đầu tiên sẽ vào âu tàu từ cửa vào A, âu tàu đóng lại (lúc này âu tàu sẽ như 1 hồ chứa biệt lập với 2 đoạn A,B). Người ta xả nước vào âu tàu cho mực nước trong âu dâng lên tới khi bằng mực nước trên kênh B thì mở cửa B cho tàu chạy ra.
+ Khi tàu ra xong sẽ đóng cửa B và xả nước trả lại vào hồ chứa như cũ.
REFER
- Kênh đào đã đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho chủ sở hữu. Tóm lại: Kênh đào Pa-na-ma rút ngắn được khoảng cách đường biển từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại, giảm được rất nhiều chi phí vận chuyển đường biển.Tham khảo
- Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa trên biển.
- Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu kinh tế - văn hóa giữa khu vực châu Á - Thái Bình Dương với Hoa Kì và các nước châu Mĩ thuận lợi hơn.
- Kênh đào đã đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho chủ sở hữu.
Kênh đào Pa-na-ma rút ngắn được khoảng cách đường biển từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển đường biển.
+ xích đạo ẩm
- Nóng quanh năm
- Nhiệt độ 25độ C- 28 độ C
- Biên độ nhiệt 3 độ C
- Mưa quanh năm, trung bình 1500mm- 2500mm
- Độ ẩm cao , >80%
- Cảnh quan: rừng rậm xanh quanh năm, nhiều tầng,nhiều loại cây và nhiều chim thú sinh sống
+ nhiệt đới gió mùa
Khí hậu nhiệt đới gió mùa hay còn gọi là khí hậu nhiệt đới ẩm là khí hậu tương ứng với nhóm Am theo phân loại khí hậu Köppen. Giống như khí hậu xavan (khí hậu ẩm và khô nhiệt đới), khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình tháng trên 18oC trong mỗi tháng và có mùa ẩm, khô đặc trưng, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.000 - 1.500 mm ở nhiệt đới gió mùa châu Á.
Đới ôn hoà:
Khí hậu đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.
Do vị tri trung gian nên thời tiết đới ôn hoà thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh, có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người, đặc biệt là những vùng ở sâu trong nội địa, ở phía đông của Hoa Kì, mỗi khi có đợt khí nóng hay đợt khí lạnh tràn đến, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10°c - 15°c trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền cũng làm cho thời tiết đới ôn hoà luôn biến động, rất khó dự báo trước.
Đới lạnh:
Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.
Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt kh
mùa hạ đến.
ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến l0m. Vào mùa hạ. biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên. băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.
- Nêu đặc điểm của môi trường hoang mạc và môi trường đới lạnh
- Cho 4 cụm từ: khí hậu lạnh, băng tuyết phủ quanh năm, thực vật nghèo nàn, ít người sinh sống. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ
- Em hiểu thế nào là hiệu ứng nhà kính? Tác hại của hiệu ứng nhà kính.
- Đô thị hoá là gì? Tình hình đô thị hoá ở đới nóng hiện nay, hậu quả, cách giải quyết.
- Kể tên các châu lục, lục địa theo thứ tự thừ bé đến lớn
- Tại sao nói: " Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng
*Bạn có thể tham khảo đề sau
Câu 1. Đới ôn hoà nằm trong khu vực hoạt động của: A. Gió mậu dịch B. Gió mùa C. Gió tây ôn đới D. Tất cả đều sai Câu 2.Trên thế giới có mấy châu lục và mấy đại dương? A. 6 châu lục, 4 đại dương B. 7 châu lục, 4 đại dương; C. 6 châu lục, 5 đại dương D. 5 châu lục, 4 đại dương. Câu 3. Khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm phù hợp với môi trường: A. Nhiệt đới khô B. Địa trung hải C. Nhiệt đới ẩm D. Hoang mạc Câu 4. Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc lớn thuộc: A. Nam Phi B. Bắc Phi C. Đông Phi D. Tây Phi Câu 5. Châu Phi có diện tích hơn 30 triệu km2 là châu lục: A. Lớn thứ nhất thế giới B. Lớn thứ hai thế giới C. Lớn thứ ba thế giới D. Lớn thứ tư thế giới Câu 6. Đới lạnh ở mỗi bán cầu có phạm vi trải dài từ khoảng: A. Vĩ độ 60º đến 90º B. Vĩ độ 30º đến 40º C. Vĩ độ 50º đến 60º D. Vĩ độ 40º đến 50º Câu 7. Nơi có nền công nghiệp sớm nhất thế giới là ở các nước: A. Nhiệt đới B.Nhiệt đới gió mùa C. Ôn đới D. Cận nhiêt đới Câu 8. Các nước châu Phi có nguồn dầu mỏ dồi dào nhất thuộc khu vực: A. Bắc Phi B. Nam phi C. Tây Phi D. Đông Phi II. Phần tự luận. Câu 9. Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà? Câu 10. Giải thích tại sao khí hậu Châu Phi nóng khô bậc nhất Thế Giới? Câu 11. Tại sao cho đến nay nhiều tài nguyên ở đới lạnh vẫn chưa được khai thác? :>
Nhớ đăng ít thôi nha =)
Câu 1. Hai lục địa Bắc Mĩ và Nam Mĩ ngăn cách với nhau bởi kênh đào nào sau đay?
A. Kênh Pa-na-ma B. Kênh Venice C. Kênh Xuy-ê D. Kênh Vĩnh Tế
Câu 2. Châu Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu nào?
A. Đới nóng và đới lạnh B. Đới ôn hoà (Ôn đới)
C. Đới nóng (Nhiệt đới) D. Đới lạnh (Hàn đới)
Câu 3. Hiện nay, dân cư châu Âu có đặc điểm gì?
A. Gia tăng tự nhiên cao B. Dân số đang già đi
C. Cơ cấu dân số trẻ D. Kết cấu dân số vàng
Câu 4. Thành phần dân nhập cư ở châu Đại Dương chiếm khoảng bao nhiêu %?
A. 80 B. 90 C. 60 D. 70
Câu 5. Sự thay đổi của thiên nhiên Trung và Nam Mĩ không phải do ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây?
A. Vĩ độ B. Con người C. Địa hình D. Khí hậu
Câu 6. Các con sông quan trọng ở châu Âu là gì?
A. Đa-nuyp, Rai-nơ và U-ran. B. Đa-nuyp, Von-ga và Đôn.
C. Đa-nuyp, Von-ga và U-ran. D. Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.
Câu 7. Hai quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Đại Dương là:
A. Ô-xtrây-li-a và Hoa Kì B. Ô-xtrây-li-a và Niu Dilen
C. Pháp và Hoa Kì D. Pa-pua Niu Ghi nê và Va-nu-a-tu
Câu 8. Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi nào sau đây?
A. Hi-ma-lay-a B. U-ran C. At-lat D. An-det
Câu 9. Khu vực tập trung đông dân nhất ở châu Âu là:
A. Bắc Âu B. Đông Âu.
C. Nam Âu. D. Tây và Trung Âu.
Câu 10. Em hãy sắp xếp các dạng địa hình chính của Nam Mĩ từ tây sang. đông?
A. Hệ thống An-Đét cao, đồ sộ → miền đồng bằng thấp → các sơn nguyên
B. Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ → miền núi già và sơn nguyên → miền đồng bằng thấp
C. Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ → miền đồng bằng thấp → miền núi già và sơn nguyên
D. Hệ thống An-Đét cao, đồ sộ → các sơn nguyên → miền đồng bằng thấp
Câu 11. Dân cư châu Âu phần lớn thuộc chủng tộc nào?
A. Nê-grô-ít B. Môn-gô-lô-ít C. Ơ-rô-pê-ô-ít D. Ô-xtra-lô-ít
Câu 12. Các nước ở khu vực An đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Lọc dầu B. Thực phẩm C. Cơ khí chế tạo D. Khai khoáng
Câu 13. Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất thế giới?
A. Châu Âu B. Châu Đại Dương C. Châu Phi D. Châu Mĩ
Câu 14. Khí hậu Bắc Mĩ và Nam Mĩ phân hóa như thế nào?
A. Nam– Bắc và Tây– Đông.
B. Nam– Bắc, Đông – Tây và theo độ cao.
C. Bắc – Nam và Đông – Tây.
D. Bắc – Nam, Tây–Đông. và theo độ cao.
Câu 15. Vùng Ham-bua là vùng công nghiệp nổi tiếng của châu Âu nằm ở quốc gia nào?
A. Anh. B. LB Nga. C. LB Đức. D. Pháp.
Câu 16. Trong cơ cấu kinh tế ở Bắc Mĩ, ngành kinh tế nào chiếm trọng lớn nhất?
A. Nông nghiệp B. Công nghiệp
C. Dịch vụ D. Ba ngành bằng nhau.
Câu 17. “Hiệp ước Nam Cực” được 12 quốc gia trên thế giới kí kết ngày 1/12/1959 nhằm mục đích gì?
A. Phân chia tài nguyên
B. Phân chia lãnh thổ
C. Đánh bắt các loại hải sản
D. Hòa bình, không công nhận phân chia lãnh thổ, tài nguyên
Câu 18. Đặc điểm khác biệt của châu Nam Cực so với các châu lục khác là gì?
A. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú
B. Là châu lục được phát hiện sớm nhất
C. Chưa có người dân sinh sống thường xuyên
D. Có người dân sinh sống thường xuyên
Câu 19. Quốc gia nào có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Âu?
A. Lúc-xem-bua B. Thuỵ Sĩ. C. Na Uy. D. LB Đức.
Câu 20. Ngành nào chiếm tỉ trọng cao hơn trong nông nghiệp châu Âu?
A. Đánh, bắt cá B. Đánh cá. C. Chăn nuôi. D. Trồng trọt.
Câu 21: Các nước Nam Mỹ phải nhập khẩu sản phẩm nào dưới đây?
A. Bông. B. Mía.
C. Cà phê. D. Lương thực.
Câu 22: Địa hình khu vực Bắc Mỹ không có khu vực nào dưới đây?
A. Ven biển và hải đảo. B. Đồng bằng.
C. Miền núi Cooc-đi-e. D. Miền núi già và sơn nguyên.
Câu 23: “Vành đai Mặt Trời” là tên gọi của vùng công nghiệp nào dưới đây?
A. Vùng công nghiệp mới của Bắc Mỹ.
B. Vùng công nghiệp lạc hậu của Hoa Kì.
C. Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì.
D. Vùng công nghiệp mới ở phía Nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì.
Câu 24. Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành:
A. nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
B. nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
C. nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
D. nhiều bán đảo, ô trũng, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
Câu 25: Tổ chức kinh tế nào dưới đây dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay?
A. APEC. B. NAFTA. C. EU. D. ASEAN.
banj tham khảo ở mấy câu hỏi tương tự nha : Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến
Kênh đào Pa-na-ma rút ngắn được khoảng cách đường biển từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương và ngược lại, giảm được rất nhiều chi phí vận chuyển đường biển.