Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án D
- Đáp án A: trải qua 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị thiệt hại ngày càng nặng nề: bị loại khỏi vòng chiến đấu 39 vạn quân, tiêu tốn hơn 2000 tỉ phrăng, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, Pháp lâm vào thế phòng ngự bị động.
- Đáp án B: Cho đến năm 1953, Mĩ đang can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương => Cuộc chiến tranh ở Đông Dương đã trở thành một bộ phận trong chiến lược toàn cầu.
- Đáp án C: Từ sau năm 1945, phong trào giải phóng dân tộc đã dâng cao ở khắp ở Á, Phi, Mĩ Latinh.
- Đáp án D: Trước chính sách của bộ phận cầm quyền tiến hành chiến tranh xâm lược đã tiêu tốn nhiều tiền của -> Giới cầm quyền không chỉ bóc lôt nhân dân thuộc địa mà còn bóc lột nhân dân trong nước => Không thể nói nhân dân Pháp sẽ ủng hộ chiến tranh xâm lược Đông Dương của giới cầm quyền.
- Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và hậu quả của nó
- Đại hội II (năm 1920) và Đại hội VII ( năm 1935) của Quốc tế cộng sản.
- Mặt trận Nhân dân Pháp.
- Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939-1945)
1.Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Đặc trưng hai cực-hai phe đó là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX.
2. Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của các mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) đã mở rộng không gian địa lí của các nước xã hội chủ nghĩa-một dải đất rộng lớn trải dài từ phía đông châu Á qua Liên bang Xô viết tới phần phía đông châu Âu và lan rộng sang vùng biển Caribê thuộc khu vực Mĩ-Latinh. Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị-quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học-kĩ thuật thế giới.
Do những sai phạm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chế độ xã hội chủ nghĩa đã tan rã ở các nước Đông Âu (vào cuối những năm 80) và Liên bang Xô viết (1991). Đây là một tổn thất nặng nề của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, chủ quyền và tiến bộ xã hội.
3. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã đẩy lên mạnh mẽ ở các nước châu Á, Phi và Mĩ Latinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) kéo dài từ nhiều thế kỉ đã bị sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử đó đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độ lập trẻ tuổi. Bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình thế giới, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Sauk hi giành được độc lập, nhiều nước Á, Phai, Mĩ LAtinh đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế- xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, bản đồ chính trị của các nước Á, Phi và Mĩ Latinh cũng còn không ít những mảng ảm đạm với các cuộc xung đột, chia rẽ kéo dài và cả những cuộc cải cách kinh tế- xã hội chưa mấy thành công.
4. Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã có những biến chuyển quan trọng.
Trước hết, từ sau chiến tranh, Mĩ vươn lên thành đế quốc giàu mạnh nhất. Với lực lượng kinh tế-tài chính và quân sự vượt trội, giới cầm quyền Mĩ đã ráo riết thực hiện các chiến lược toàn cầu nhằm thống trị thế giới, đã dính líu, can thiệp vào nhiều nơi trên thế giới. Nhưng Mĩ cũng phải chấp nhận không ít thất bại, tiêu biểu là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975).
Hai là, nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời nền tăng trưởng các nước tư bản đã tăng trưởng khá liên tục, để lại những thay đổi về chất trong cơ cấu cũng như xu hướng phát triển và hình thành nên các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
Ba là, dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực, tiêu biểu là sự ra đời và phát triển trong hơn 40 năm qua của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) mà ngày nay là Liên minh châu Âu (EU). Mĩ, EU và Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
5. So với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây, chưa bao giờ các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng như trong nửa sau thế kỉ XX.
Những nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài tới hơn bốn thập niên.
Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia trên thế giới vẫn cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác. Cả hai siêu cường cũng như các nước khác đều có ý thức về những hiểm họa khủng khiếp không lường hết được của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Hơn thế nữa, ý chí đấu tranh giữ gìn hòa bình của các dân tộc đã được đề cao hơn bao giờ hết, bởi họ vừa mới trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới chỉ trong vòng chưa đầy nửa thế kỉ. Cuối cùng Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa dịu, đối thoại, hợp tác phát triển. Nhưng rõ ràng, đây đó vẫn còn “di chứng” của Chiến tranh lạnh với nguy cơ bùng nổ các cuộc xung đột do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ.
6. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật (vào đầu những năm 70 đươc goị là cách mạng khoa học-công nghệ) đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ qur nhiều mặt là vô cùng to lớn. Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đáp ứng những đòi hỏi mới về công cụ sản xuất, những nguồn năng lượng mới và những vật liệu mới của cuộc sống ngày càng có chất lượng cao. Mặt khác, cách mạng khoa học-kĩ thuật đã đặt ra trước các dân tộc nhiều vấn đề phải giải quyết như việc đào tạo con người cho nguồn nhân lực chất lượng cao của thời đại “văn minh trí tuệ”, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trên Trái Đất và cả trong vũ trụ, sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng v.v..
Trong sự phát triển của cách mạng khoa học-kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa đã diễn ra như làn sóng lan nhanh ra toàn thế giới. Có thể nói: xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp và sự thích ứng để kịp thời, vừa khôn ngoan nắm bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu.
1. Đặc điểm, khả năng cách mạng của các giai cấp :
- Giai cấp địa chủ :
+ Là chỗ dựa chủ yếu của thực dân Pháp, được Pháp dung dưỡng nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp ruộng đất, tăng cường bóc lột về kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nhân dân.....
+ Tuy nhiên họ là người Việt NAm, nên cũng có một bộ phân nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu nước, sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện.
- Giai cấp nông dân :
+ Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mấu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt.
+ Do hạn chế về đặc điểm giai cấp, nên giai cấp nông dân không thể trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng, song, họ là một lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của cách mạng.
- Giai cấp tư sản : Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất và là "con đẻ" của chế độ thuộc địa. Do quyền lợi về kinh tế và thái độ chính trị nên g iai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận :
+ Bộ phân tư sản mại bản : Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc.
+ Bộ phận tư sản dân tộc : Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập, bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tốc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp.
- Giai cấp tiểu tư sản thành thị :
+ Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.
+ Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng háo đấu tranh vì độc lâpk tự do của dân tộc.
- Giai cấp công nhân :
+ Ra đời trong đợt khai thách thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai ( trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có 22 vạn)
+ Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ thuật cao, tinh thần cách mạng triệt để.... giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng :
* Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt.
* Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân
* Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.
* Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mac - Lê Nin và trào lưu cách mạng thế giới, đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga
-> Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công nhân hoàn toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
* Tóm lại : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu xắc, trong đó chủ yếu là mâu thuận giữa nhân dan ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức.
2. Thái độ chính trị, khả năng cách mạng được cụ thể hóa trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam :
- Giai cấp địa chủ phong kiến phản động và tầng lớp tư sản phản cách mạng thì phải đánh đổ.
- Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trung nông.....để kéo họ về phe vô sản.
- Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập.
- Đảng của giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đảng phải có trách nhiệm thu phục được đại đa số giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp của mình lãnh đạo được quần chúng.
-> Từ những phân tích thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp trên, Đảng đã đoàn kết họ lại, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, phản động.
tham khảo
1. Đặc điểm, khả năng cách mạng của các giai cấp :
- Giai cấp địa chủ :
+ Là chỗ dựa chủ yếu của thực dân Pháp, được Pháp dung dưỡng nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp ruộng đất, tăng cường bóc lột về kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nhân dân.....
+ Tuy nhiên họ là người Việt NAm, nên cũng có một bộ phân nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu nước, sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện.
- Giai cấp nông dân :
+ Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mấu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt.
+ Do hạn chế về đặc điểm giai cấp, nên giai cấp nông dân không thể trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng, song, họ là một lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của cách mạng.
- Giai cấp tư sản : Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất và là "con đẻ" của chế độ thuộc địa. Do quyền lợi về kinh tế và thái độ chính trị nên g iai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận :
+ Bộ phân tư sản mại bản : Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc.
+ Bộ phận tư sản dân tộc : Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập, bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tốc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp.
- Giai cấp tiểu tư sản thành thị :
+ Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.
+ Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng háo đấu tranh vì độc lâpk tự do của dân tộc.
- Giai cấp công nhân :
+ Ra đời trong đợt khai thách thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai ( trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có 22 vạn)
+ Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ thuật cao, tinh thần cách mạng triệt để.... giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng :
* Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt.
* Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân
* Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.
* Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mac - Lê Nin và trào lưu cách mạng thế giới, đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga
-> Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công nhân hoàn toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
* Tóm lại : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu xắc, trong đó chủ yếu là mâu thuận giữa nhân dan ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức.
2. Thái độ chính trị, khả năng cách mạng được cụ thể hóa trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam :
- Giai cấp địa chủ phong kiến phản động và tầng lớp tư sản phản cách mạng thì phải đánh đổ.
- Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trung nông.....để kéo họ về phe vô sản.
- Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập.
- Đảng của giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đảng phải có trách nhiệm thu phục được đại đa số giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp của mình lãnh đạo được quần chúng.
-> Từ những phân tích thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp trên, Đảng đã đoàn kết họ lại, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, phản động.
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến đầu năm 1930
- Phong trào cách mạng 1930-1935
- Phong trào dân chủ 1936-1939
- Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939-1945). N ước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời.
- Nước Việt Nam dân chủ Cộng hoa ra đời từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946.
- Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1950.
- Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ năm 1951 đến năm 1953.
- Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953-1954.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1945-1965).
- Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất ( 1965-1973)
- Cuộc chiến tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lạnh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
- Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam ( 1973-1975)
- Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975.
- Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986).
- Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ( 1986-2000)
- Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919-2000
mk có nè