K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2021

trời ơi cậu đang vào mạng copy bài bọn mình đó

26 tháng 9 2021

TL: ( tham khảo :)))  ko k cx đc )

Trường em đang học là Trường tiểu học Phúc Đồng. Nó nằm đối diện một chợ lớn của làng em. Sân trường vô cùng rộng lớn với nhiều cây to, tán lá xanh um. Bước vào cổng trường, em thấy có ba dãy nhà trong đó em học ở dãy nhà B. Năm nay, em lên lớp 2. Cô giáo chủ nhiệm lớp em tên là Khánh. Cô rất hiền và xinh đẹp. Lớp em có hai mươi ba bạn nam và mười nữ. Lớp chúng em vô cùng đoàn kết và yêu thương nhau. Em rất yêu trường và lớp mình.

~HT~

22 tháng 9 2021

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh trước khi mưa:

  • Trời đang nóng hừng hực. Không khí thật oi bức.
  • Bỗng gió từ đâu thổi mạnh tới. Mây đen kịt xô đuổi nhau trên trời.
  • Bầu trời tối sầm lại. Đất, trời chuyển động ào ào.

2. Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật theo trình tự thời gian.

- Lúc sắp mưa:

  • Mây đen vần vũ cả bầu trời.
  • Gió mỗi lúc một mạnh, thốc bụi tung mù mịt.
  • Cây cối ngả nghiêng theo gió.

- Lúc bắt đầu mưa:

  • Mưa tuôn xối xả, trắng xóa.
  • Nước mưa ngập sân, ngập ngõ, ngập đường phố.
  • Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà, lùng bùng trên các vòm cây xanh.
  • Hạt mưa bay xiên, bay ngả. Cây cối tha hồ tắm mưa.
  • Tiếng sấm đì đùng, chớp chạy loằng ngoằng trên bầu trời đen kịt.
  • Tiếng sét đánh rung chuyển.
  • Người đi đường tránh vào mái hiên trú mưa.
  • Những người mặc áo mưa chạy xe vút qua.
  • Những chiếc xe ô tô lao nhanh trên đường phố làm nước bắn tung tóe.
  • Có mưa khí trời mát mẻ, mọi người thấy dễ chịu hơn.

3. Kết bài: (Lúc mưa tạnh)

  • Mưa thưa hạt rồi tạnh dần.
  • Bầu trời quang đãng.
  • Cây cối đẫm nước long lanh dưới ánh mặt trời.
  • Đàn chim rời chỗ nấp vỗ cánh hót vang
  • Người đi lại động vui trên đường phố
  • Mọi hoạt động lại sôi nổi tiếp diễn.
22 tháng 9 2021

1. Mở bài

Giới thiệu về cơn mưa mùa hạ mà em muốn tả.
Gợi ý: Vào mùa hè, thời tiết trở nên oi ả và nóng bức đến khó chịu. Những cơn gió chẳng đủ sức để làm dịu đi cái nóng như thiêu như đốt đang hoành hành trên đường phố. Và lúc này, người ta lại khát khao hơn bao giờ hết những cơn mưa rào mát lạnh. Như hiểu được lòng người, bầu trời vội vàng kéo mây, đem mưa đến trong sự mừng rỡ của mặt đất.
2. Thân bài

a. Miêu tả cơn mưa theo trình tự thời gian:

- Khi trời sắp mưa:

Mây đen giăng kín bầu trời, kéo bầu trời như về gần với mặt đất
Nắng tắt hẳn
Không khí trở nên mát mẻ, hơi nước trong không khí ngày càng dày hơn
Gió thổi mạnh, kéo những lá khô ven đường bay tứ tung

 
- Khi trời mưa:

Những hạt mưa dày kéo nhau lao ào ào xuống mặt đất, xối ướt hết tất cả mọi thứ
Tiếng mưa chiếm lĩnh cả không gian, che lấp hết những âm thanh khác, giống như chỉ có cơn mưa là đang tồn tại trên thế giới này
Cây cối sung sướng, thỏa thuê tắm nước mát
Người đi đường thì vội chạy nhanh hơn, hoặc trú mưa dưới các mái hiên
Nước mưa chảy đầy đường, tràn vào các ống cống kêu lên òng ọc
Bụi mưa trắng xóa hết cả đất trời
- Khi trời tạnh mưa:

Bỗng vài tiếng sấm vang lên, rồi trời tạnh hẳn, đột ngột như khi vừa bắt đầu
Bầu trời trong xanh trở lại, phía xa ánh nắng bắt đầu le lói
Cây cối rũ mình cho những giọt nước cuối còn sót lại rơi xuống đất, khoe chiếc lá tươi xanh
Con đường, ngôi nhà sạch bóng như vừa được rửa
Dòng người từ đâu lại tấp nập trên các tuyến phố
b. Lợi ích của cơn mưa:

Giúp cho không khí trong lành, mát mẻ
Hạ nhiệt độ, giảm đi sự oi bức, nóng nảy của mùa hè
Tưới nước mát cho cây cối, cung cấp thêm nước cho sông hồ…
3. Kết bài

Suy nghĩ, tình cảm của em dành cho cơn mưa vừa tả.
Gợi ý: Em rất yêu thích những cơn mưa rào mùa hạ. Bởi nó đem đến những cảm giác thích thú tuyệt vời. Mỗi ngày, em đều mong chờ những cơn mưa rào ấy đến, để xua đi cái oi bức của mùa hè.

23 tháng 12 2018

vì chiến tranh nên em ko được ăn ngon như bình thường

Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Chúng ta được sống trong môi trường hòa bình ngày hôm nay chính là niềm hạnh phúc của chúng ta. Dân tộc của chúng ta đã trải qua biết bao đau thương từ những cuộc chiến tranh trong lịch sử. Đặc biệt là hai cuộc chiến tranh gần đây nhất là cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai cuộc chiến tranh này đã để lại những nỗi đau thương, mất mát vô cùng lớn cho nhiều thời thế hệ. Những đau thương ấy đến nay chúng ta vẫn chưa thể khắc phục, chính vì thế cho nên dân tộc ta hơn ai hết hiểu rõ nhất về tầm quan trọng của hòa bình.
Không những Việt Nam chúng ta chúng ta mà toàn thể nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn có một thế giới hòa bình, chan chứa tình thương. Ở đó con người ta được sống hạnh phúc được thấy nụ cười trên môi em thơ, hạnh phúc trên đôi mắt hằn chân chim của người già. Đau thương từ chiến tranh đã và đnag lùi dần vòa quá khứ thay vào đó là một thế giới hòa bình, phát triển như hôm nay. Chúng ta hãy trân quý những phút giây hạnh phúc này, hãy cống hiến và tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của thế giới này, của nhân loại mang lại.
Hãy kiên quyết đấu tranh với những thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình để phát động chiến tranh. Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cần tỉnh táo hơn với những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch hòng bạo loạn lật đổ.  chúng ta đang được sống trong môi trường hòa bình nên hà cớ gì phải làm những điều hủy hoại hòa bình, phát động chiến tranh. Chúng ta được sống như ngày hôm nay, được sống trong những phút giây hòa bình chính là nhờ công lao của biết bao vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống, cho nên chúng ta cần kiên quyết đấu tranh với âm mưu diễn biến hòa bình hiện nay.
Hòa bình là điều mong ước của toàn thể nhân loại. Và chúng ta đang được sống trong những giây phút ấy thì hãy sống cho thật xứng đáng với những gì chúng ta đã được nhận hôm nay, sống chan hòa nhân ái như Tố Hữu đã từng viết:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế,
Người với người sống để yêu nhau”.

còn chứ trong sgk ngữ văn 8 ba còn được gọi là bọ hung(tiếng dân tộc)

Còn phụ thân, thân phụ nữa

đồng đội phải biết bảo vệ lẫn nhau 

ba tôi và ba nam là đồng đội cũ của nhau 

22 tháng 9 2021

1. Mở bài

  • Giới thiệu về cơn mưa mùa hạ mà em muốn tả.
  • Gợi ý: Vào mùa hè, thời tiết trở nên oi ả và nóng bức đến khó chịu. Những cơn gió chẳng đủ sức để làm dịu đi cái nóng như thiêu như đốt đang hoành hành trên đường phố. Và lúc này, người ta lại khát khao hơn bao giờ hết những cơn mưa rào mát lạnh. Như hiểu được lòng người, bầu trời vội vàng kéo mây, đem mưa đến trong sự mừng rỡ của mặt đất.

2. Thân bài

a. Miêu tả cơn mưa theo trình tự thời gian:

- Khi trời sắp mưa:

  • Mây đen giăng kín bầu trời, kéo bầu trời như về gần với mặt đất
  • Nắng tắt hẳn
  • Không khí trở nên mát mẻ, hơi nước trong không khí ngày càng dày hơn
  • Gió thổi mạnh, kéo những lá khô ven đường bay tứ tung

- Khi trời mưa:

  • Những hạt mưa dày kéo nhau lao ào ào xuống mặt đất, xối ướt hết tất cả mọi thứ
  • Tiếng mưa chiếm lĩnh cả không gian, che lấp hết những âm thanh khác, giống như chỉ có cơn mưa là đang tồn tại trên thế giới này
  • Cây cối sung sướng, thỏa thuê tắm nước mát
  • Người đi đường thì vội chạy nhanh hơn, hoặc trú mưa dưới các mái hiên
  • Nước mưa chảy đầy đường, tràn vào các ống cống kêu lên òng ọc
  • Bụi mưa trắng xóa hết cả đất trời

- Khi trời tạnh mưa:

  • Bỗng vài tiếng sấm vang lên, rồi trời tạnh hẳn, đột ngột như khi vừa bắt đầu
  • Bầu trời trong xanh trở lại, phía xa ánh nắng bắt đầu le lói
  • Cây cối rũ mình cho những giọt nước cuối còn sót lại rơi xuống đất, khoe chiếc lá tươi xanh
  • Con đường, ngôi nhà sạch bóng như vừa được rửa
  • Dòng người từ đâu lại tấp nập trên các tuyến phố

b. Lợi ích của cơn mưa:

  • Giúp cho không khí trong lành, mát mẻ
  • Hạ nhiệt độ, giảm đi sự oi bức, nóng nảy của mùa hè
  • Tưới nước mát cho cây cối, cung cấp thêm nước cho sông hồ…

3. Kết bài

  • Suy nghĩ, tình cảm của em dành cho cơn mưa vừa tả.
  • Gợi ý: Em rất yêu thích những cơn mưa rào mùa hạ. Bởi nó đem đến những cảm giác thích thú tuyệt vời. Mỗi ngày, em đều mong chờ những cơn mưa rào ấy đến, để xua đi cái oi bức của mùa hè.

1. Mở bài: cần giới thiệu điểm mình quan sát cơn mưa hay những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến.

2. Thân bài: cần miêu tả cơn mưa theo trình tự thời gian: miêu tả từng cảnh vật trong cơn mưa.

  • Cảnh vật thường có trong cơn mưa: mây, gió, bầu trời, mưa, con vật, cây cối, con người, chim muông,…
  • Cảnh vật tươi sáng sau cơn mưa.

3. Kết bài: nêu cảm xúc của mình.

26 tháng 8 2018

để hỏi cảm xúc của các e học sinh khi được tựu trường , được học trong 1 nền giáo dục việt nam như thế nào 

Cảm ơn bạn nha

15 tháng 12 2021

Bạn tham khảo nha

Câu chuyện về thói quen đúng giờ của Bác thể hiện sự tôn trọng của Bác với mọi người, đó cũng là sự tôn trọng chính bản thân mình. Bác là vị nguyên thủ quốc gia, trăm công ngàn việc mà còn sắp xếp, chủ động được thời gian dành cho người khác như thế, ắt là trong chúng ta ai cũng làm được như Bác nếu thực sự quyết tâm! Tuy chỉ là việc nhỏ nhưng ít ai trong chúng ta để ý đến nó và thực hiện nó nghiêm túc. Tôi mong là qua câu chuyện nhỏ về thói quen đúng giờ của Bác, sự lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân là một trong những thứ bác ghét nhất cũng sẽ là thứ ghét nhất của tất cả chúng ta. Trong chúng ta ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày để sống, làm việc, nghỉ ngơi. Ai biết sử dụng quỹ thời gian hiệu quả thì người ấy sẽ thành công! Chẳng ai muốn mình bị người khác lạm dụng hoặc làm lãng phí quỹ thời gian ít ỏi. Tôi tin rằng mọi người đều ý thức : “cái gì mình ghét thì đừng đem cho người khác”. Và thói quen đúng giờ cần được phát huy hiệu quả, nhất là trong môi trường sư phạm, nơi đang hàng ngày tiến hành việc “Trồng Người”.

15 tháng 12 2021

Mẩu chuyện ngắn về Bác Hồ: “Thời gian quý báu lắm”

Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen "tự bạch" và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.

Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, "ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm" là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.

Ở một mức độ khác, thấp hơn, những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ, đều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: "Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm".

Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo:

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:

- Chú đến chậm mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em tri thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi.

Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá.

Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:

- Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!

Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.

Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác…

Nhưng Bác không đồng ý: "Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp học phải chờ uổng công!".

Ba năm sau, giữa thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịp tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại Uỷ ban Hành chính thành phố để lên chúc tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu.

Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc tết các đại biểu trước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân". Song Thành (Theo lời kể của đồng chí Huy Vân), Trong cuốn "Bác Hồ, con người và phong cách", NXB Lao động, H. 1993, T.1.

Đọc xong câu chuyện này, tôi thấy thật thấm thía và chạnh lòng nghĩ đến thực tế hàng ngày về thói quen “không đúng giờ” của người Việt mình nói chung và nhất là các bạn sinh viên nói riêng. Thói quen sử dụng “giờ dây thun” vẫn hiện hữu hàng ngày mọi lúc, mọi nơi tại các lớp học, buổi họp, hội thảo, lễ hội, sự kiện….ngay cả những sự kiện quan trọng cho chính bản thân mình như ngày lễ trao bằng tốt nghiệp(dành cho tân khoa, giảng viên là chính) vẫn có tân khoa, giảng viên đi trễ từ 10 phút đến 30 phút. Vài sinh viên, giảng viên đi trễ sẽ khiến cho hai ngàn phụ huynh, tân khoa, khách khứa phải đợi chờ. Thì ra các bạn này đã lãng phí của nhân dân tổng cộng: 15 phút nhân 2000 người bằng 3000 phút! Quả là sự lãng phí không hề nhỏ nếu cứ quy ra  “thời gian là tiền bạc”!

Có lẽ thói quen này ai cũng xuề xòa cho qua từ khi chúng ta còn thơ bé, cha mẹ cũng xuề xòa cho qua, thầy cô cũng tặc lưỡi cho qua, đến khi ra đời thì nó đã hình thành thói quen khó bỏ. Vì được mọi người mặc nhiên chấp nhận nên người đi trễ không có thói quen ái ngại, mặc cảm khi đến trễ, họ ngang nhiên bình thản chiếm dụng quỹ thời gian của các thành viên khác không một lời xin lỗi hay băn khoăn.

Nếu ai cũng “vô tư xài” thói quen này, tức họ đã tự cho phép mình ăn cắp quỹ thời gian hiếm hoi của người khác vô bổ. Đó là lãng phí thời gian của nhân dân, cũng là lãng phí tiền bạc, theo Bác thì thử hỏi đất nước chúng ta bao năm nữa mới theo kịp đà phát triển của thế giới?

Trong mỗi lần tổ chức sự kiện, sợ mọi người quên, đến trễ, lúc nào Ban tổ chức cũng phải tô đậm câu: “Đề nghị đúng giờ”. Các lớp học thì phải đề nghị mức phạt nếu đi trễ. Tôi thiết nghĩ thói quen này chúng ta cần rèn luyện nghiêm túc từ lúc nhỏ, cần tuân thủ thói quen đúng giờ trong mọi hoàn cảnh, khi có sự kiện bất khả kháng thì cần phải báo trước, xin phép, đề nghị người thay thế hoặc giải pháp thay thế, tránh để cả tập thể đợi chờ một vài cá nhân vì đến trễ. Cần học tập, rèn luyện thói quen đúng giờ của Bác một cách triệt để, nghiêm túc trong mọi hoàn cảnh ngay từ bé.

Câu chuyện về thói quen đúng giờ của Bác thể hiện sự tôn trọng của Bác với mọi người, đó cũng là sự tôn trọng chính bản thân mình. Bác là vị nguyên thủ quốc gia, trăm công ngàn việc mà còn sắp xếp, chủ động được thời gian dành cho người khác như thế, ắt là trong chúng ta ai cũng làm được như Bác nếu thực sự quyết tâm! Tuy chỉ là việc nhỏ nhưng ít ai trong chúng ta để ý đến nó và thực hiện nó nghiêm túc. Tôi mong là qua câu chuyện nhỏ về thói quen đúng giờ của Bác, sự lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân là một trong những thứ bác ghét nhất cũng sẽ là thứ ghét nhất của tất cả chúng ta. Trong chúng ta ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày để sống, làm việc, nghỉ ngơi. Ai biết sử dụng quỹ thời gian hiệu quả thì người ấy sẽ thành công! Chẳng ai muốn mình bị người khác lạm dụng hoặc làm lãng phí quỹ thời gian ít ỏi. Tôi tin rằng mọi người đều ý thức : “cái gì mình ghét thì đừng đem cho người khác”. Và thói quen đúng giờ cần được phát huy hiệu quả, nhất là trong môi trường sư phạm, nơi đang hàng ngày tiến hành việc “Trồng Người”.

26 tháng 4 2018

1. Mở bài:

- Thầy Văn Chi là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong những thầy cô giáo đã từng dạy em.

- Thầy đã dạy em ở năm học lớp bốn.

2. Thân bài:

a) Tả ngoại hình:

- Ngoài bốn mươi tuổi.

- Dáng người cao

- Nước da ngăm đen

- Mái tóc bạc nhiều

- Thường mặc những bộ âu phục sẫm màu.

- Thường đeo kính trắng

- Đôi mắt sâu, hiền từ.

- Miệng hay tươi cười; hàm răng trắng, đều đặn.

- Bàn tay xương xương có nổi những đường gân rắn rỏi.

b) Tả tính tình:

- Quan tâm đến học sinh

- Quan tâm đến tất cả mọi người.

- Giúp đỡ đồng nghiệp.

- Yêu nghề dạy học

- Tận tụy với công việc.

- Mong học trò khôn lớn, nên người

- Dìu dắt, mong nhiều học trò thành đạt ở tương lai.

3. Kết bài:

- Em luôn nhớ về thầy

- Xem thầy như người cha thứ hai của mình

- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.

Chúc bn hk tốt !

3 tháng 7 2021

Bạn tham khảo nhé !

Dàn ý tả bạn thân con gái

I. Mở bài

Giới thiệu người bạn thân của em:

Trong thời cắp sách đến trường, thì ai cũng một người bạn thân để đi cùng, để tám chuyện và đặc biệt là để chia sẻ mọi chuyện vui buồn. Và tôi cũng thế, tôi có một người bạn thân từ khi chúng tôi còn là học sinh mẫu giáo. Chúng tôi lớn lên cùng nhau, đi học cùng nhau, ăn cùng nhau, chơi cùng nhau. Bạn tôi là một người rất tốt bụng và dễ thương, bạn ấy luôn chia sẻ mọi ngọt bùi với tôi, lúc tôi buồn hay lúc tôi vui, người đầu tiên tôi tìm đến là bạn ấy. Người bạn thân ấy của tôi là Hạnh

II. Thân bài

1. Tả ngoại hình

- Bạn em rất cao, cao hơn em 15cm.

- Vóc dáng mảnh khảnh nhưng rắn chắc

- Bạn ấy có khuôn mặt dễ mến, ai gặp cũng sẽ phải mến ngay lập tức

- Đầu tóc của bạn ấy từ nhỏ là đều để dài, dù bạn ấy thả hay cột gì cũng xinh cả.

- Mắt bạn ấy rất đẹp, nhìn vào là bạn sẽ bị mê hoặc liền.

- Bạn ấy đẹp nhất là đôi môi dày nhưng cười rất có duyên.

- Chắc có lẽ bạn ấy là người đẹp nhất trong mắt em.

2. Tả tính tình, tài năng

- Em khâm phục bạn ấy vì bạn ấy học rất giỏi, bạn ấy đều giỏi từ lớp 1 đến giờ và đạt rất nhiều giải thưởng trong các kì thi, bạn ấy giỏi nhất là môn toán.

- Có lẻ đặc điểm khiên em chơi thân với bạn ấy là bạn ấy rất thương người và hay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

- Bạn ấy ngoài học giỏi còn chơi đàn giỏi và hát rất hay.

- Lớp em có những cuộc vui hay trò chơi thú vị, bổ ích là đều nhờ bạn ấy tổ chức.

3. Một kỉ niệm đáng nhớ với bạn thân

Kỉ niệm đáng nhớ của tôi và bạn ấy là hai đứa cùng tắm mưa khi gặp cơn mưa bất chợt trên đường đi học về. Hai đứa chạy nhảy nô đùa dưới mưa rất vui vẻ. có lẽ đây là kỉ niệm tôi không bao giờ quên trong thời thơ ấu của mình.

III. Kết bài

Nêu tình cảm của em đối với bạn:

- Em và bạn ấy sẽ luôn giữ những kỉ niệm đẹp và mãi sẽ là bạn thân

- Mỗi người có một lí tưởng, một mục tiêu nhưng tình bạn của chúng tôi sẽ chung một nhịp đập

3 tháng 7 2021

Khi ở nhà chúng ta có chị em để chia sẻ và chơi đùa cùng nhưng khi đến trường thì người bên cạnh chúng ta là bạn bè. Em có rất nhiều bạn từ ngày còn học mẫu giáo, trong đó người mà em thân thiết nhất là Hưng, bạn học cùng với em từ năm lớp 1.

Em quen Hưng từ ngày chúng em còn học mẫu giáo vì nhà Hưng gần nhà em. Tuy nhiên đến năm học lớp 1, chúng em mới học chung. Ấn tượng ban đầu về Hưng là bạn ấy rất hiền, ít nói nhất lớp nhưng cao lớn nhất lớp. Hưng có mái tóc xoăn tít rất đặc biệt, mái tóc chẳng bao giờ nhuộm nhưng lại nâu nâu. Khuôn mặt Hưng vuông bởi vầng trán rộng và chiếc cằm to.

Mọi người trong lớp em thường trêu Hưng là Hưng "mun" vì bạn ấy có làn da khá đen. Thế nhưng Hưng lại có đôi mắt rất đẹp. Đôi mắt bạn to và tròn, cộng với đôi lông mày rậm khiến gương mặt bạn dễ mến làm sao. Hưng ít khi nói chuyện, vào lớp bạn ấy chỉ im lặng nghe cô giáo giảng hoặc làm bài tập.

Trước đó em rất thắc mắc vì sao Hưng lại không thích chơi cùng mọi người. Sau đó em mới hiểu không phải Hưng không muốn chơi cùng mà vì Hưng còn phải làm bài tập, rồi học thuộc bài trên lớp. Về nhà bạn ấy rất bận rộn. Hưng phải phụ mẹ buôn bán tạp hóa và trông em. Vậy mà bạn ấy lại là học sinh giỏi của lớp em. Bạn học tốt nhất là môn tiếng Anh. Năm ngoái Hưng còn được chọn đi thi học sinh giỏi cấp thành phố nhưng không may Hưng bị bệnh không thể đi được.

Hưng không tham gia các phong trào văn nghệ của lớp, bù lại bạn ấy rất giỏi thể thao, bạn ấy được tuyển vào đội bóng đá thiếu nhi của trường em. Em thích nhất ở Hưng việc bạn ấy rất tốt bụng. Bạn hay giúp đỡ những bạn học yếu khác mà không cần trả công. Mỗi ngày Hưng đi sớm nhất để trực nhật thay các bạn. Việc tưới hoa hay nhổ cỏ vườn hoa lớp Hưng đều lặng lẽ làm.

Hưng giúp em rất nhiều trong học tập, những ngày em bị bệnh nghỉ học, bạn là người chép bài giúp em. Bạn luôn giành xách cặp cho em vì bạn bảo em nhỏ, ốm yếu. Đồ chơi của em bị hư đều do Hưng sửa lại. Em quý bạn nên có gì ngon em đều mang đến nhà cho bạn. Nhờ có Hưng bên cạnh nên em chưa bao giờ bị bạn lớn hơn bắt nạt.

Em rất quý người bạn này của em. Em sợ sau này khi lớn lên em sẽ không thể học cùng bạn nữa. Em chỉ mong ước được đi học cùng bạn mỗi ngày. Em thầm cảm ơn Hưng đã cho em nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

~ Hok T ~