Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Câu tục ngữ không phủ nhận tình cảm anh em, đề cao tình nghĩa láng giềng. Ý nghĩa của câu tục ngữ là nêu lên cách ứng xử và khẳng định mối quan hệ giữa anh em (gia đình) với láng giềng (xã hội).
- Câu tục ngữ nói lên sự gần gũi, đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Những lúc ta gặp khó khăn, “anh em xa” sẽ không bằng “láng giềng gần”. Vì vậy, có thể khẳng định nội dung câu tục ngữ khẳng định đạo lí làm người, tình nghĩa ở đời phù hợp với đạo lí. Do đó em không đồng ý với ý kiến trên.
Không mâu thuẫn.
Vì xét trên cách nhìn nhận đúng bao quát nghĩa của câu tục ngữ. Ta có thể giải thích:
- Câu đầu nói đến việc quan trọng người thân hơn người lạ.
- Câu sau nói đến việc anh em ở xa (xa mặt cách lòng, ít giao tiếp, gần gũi) thì mình không cần thể hiện sự quan tâm thái quá mà thay vào đó người láng giềng gần (luôn tối tắt đèn có nhau, giúp đỡ nhau) thì mình cần quan tâm hơn.
Trong xã hội hiện nay, ý nghĩa của 2 câu trên vẫn luôn đúng.
Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.
Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.
Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.
Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.
Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt.
Em tán thành với ý trên. Bởi tục ngữ không chỉ đơn thuần là một câu nói mà thông qua những câu tục ngữ đó ông cha ta đã gửi gắm cho ngàn đời những bài học sâu sắc về giá trị đạo đức, con người, những kinh nghiệm cuộc sống, hướng tới những điều tốt đẹp nhất.
Trong cuộc sống hiện nay khi sự phát triển kinh tế tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn thì lượng người đi tha phương cầu thực làm ăn là rất nhiều. Nà Nội và Sài Gòn là 2 thành phố tập trung dân cư ở các tỉnh khác lên rất nhiều và khi chuyển tới nơi ở mới thì bạn sẽ phải xa anh em họ hàng ở quê hương và sẽ có rát nhiều người những người hàng xóm có thể với tinh cách khác nhau. Nhưng rất có thể bạn sẽ nhiều lúc cần tới sự giúp đỡ của họ hoặc chính bạn cũng có thể giúp đỡ họ lúc đó thì tình làng xóm mới ý nghĩa và hữu ích hơn cả tình anh em ở xa. Vậy nghĩ nghĩa của câu tục ngữ: Bán anh em xa mua láng giềng gần nghĩa đầy đủ là gì các bạn có thể tham khảo bài văn mẫu ngắn gọn nhưng đầy đủ ở dưới đây do vforum.vn để tự làm cho mình 1 bài văn nghị luận, giải thích hoặc chứng minh về câu này nhé
Bài văn mẫu giải thích câu “Bán anh em xa mua láng giềng gần”
Trong cuộc sống, con người luôn cần có những sự gắn kết với mọi người, đó có thể là người thân, gia đình của ta hay chính là những người hàng xóm, bạn bè xung quanh. Bên cạnh tình thân, tình yêu, cũng có một thứ tình cảm khác thật cao đẹp biết chừng nào, đó là tình làng xóm, vậy nên ông cha ta đã có câu “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.
Ở đây, “anh em xa” là những người họ hàng, anh chị, em cùng huyết thống trong gia đình nhưng lại ở cách xa ta, ít có cơ hội được gặp mặt, còn “láng giềng gần” ý chỉ những người hàng xóm, bạn bè sống xung quanh nhà ta, hàng ngày gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện. Hai vế câu được đặt trong cặp từ “bán”, “mua” , ông cha ta khuyên nhủ con cháu muôn đời cần biết trân trọng, yêu quý, sống hòa hợp với những người làng xóm xung quanh, vì họ chính là những người ở gần gũi bên cạnh ta hơn, có thể giúp đỡ được ta bất cứ lúc nào. Trong khi đó, anh em họ hàng dù là ruột thịt nhưng lại có khoảng cách nên khi cần sự giúp đỡ thì không thể có mặt ngay lập tức như những người bạn hàng xóm quanh ta.
Có thể nói, quan niệm của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Con người dù là ở đâu, trong bất kỳ khu vực nào, cũng luôn cần có ý thức “cộng đồng”, tập thể. Một cộng đồng được sinh ra khi những người trong cộng đồng ấy có sự gắn kết chặt chẽ về mặt nào đó. Phố phường, làng xã, ngõ xóm cũng có những tập thể cộng đồng như vậy. Nó được lập nên để mọi người giao lưu, gặp gỡ, nói chuyện cùng nha để tăng thêm tình cảm thân thiết giữa người với người. Vậy nên, hàng xóm xung quanh luôn là một thứ gì đó có sự liên kết sâu sắc đối với mỗi cá nhân một khi đã ở trong tập thể. Hơn nữa, trong những hoàn cảnh khó khăn, khi ta gặp phải điều không may như đau ốm, thiếu thốn, chính những người hàng xóm sẽ là người mà ta có thể nhờ vả giúp đỡ ngay lập tức trong trường hợp nguy hiểm nhất. Họ bên cạnh ta hàng ngày, trò chuyện cùng ta, chia sẻ những món ăn ngon, những câu chuyện thú vị.
Tình làng xóm luôn là một thứ gì ấy thiêng liêng mà gần gũi vô cùng, nó giúp bạn bớt đi cảm giác cô độc khi phải xa gia đình, cảm thấy ấm áp khi nhận được sự quý mến, sẻ chia. Khi xưa, tình làng nghĩa xóm được thể hiện qua những bài ca dao với hình ảnh những người nông dân cùng nhau đi cày, cùng nhau ngồi uống bát nước dưới gốc đa yên bình, ngày nay, xóm làng cùng nhau xây dựng cuộc sống, tham gia những hoạt động có ý nghĩa do địa phương tổ chức. Trong khi đó, đôi khi, những người anh em họ hàng lại ít có thể ở gần ta do điều kiện khoảng cách, vì thế khó mà có thể chăm sóc, giúp đỡ, đỡ đần ta mọi lúc mọi nơi khi ta cần. Do đó, cho dù có là ruột thịt, nhưng phải thừa nhận rằng, có một số trường hợp, chính những người làng xóm mới là người mà ta cần nhất.
.
Câu tục ngữ từ đó mà đề ra bài học mỗi người cần biết “mua láng giềng gần” tức là sống vui vẻ, hòa nhập với mọi người xung quanh, không gây mâu thuẫn tập thể, luôn sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi hàng xóm gặp khó khăn để rồi cho đến khi bạn cần sự giúp đỡ, họ cũng sẽ giúp đỡ lại bạn. Tất nhiên, “bán anh em xa” không phải là hoàn toàn vô cảm, thiếu trách nghiệm, quay lưng lại với chính máu mủ huyết thống của mình mà cần xác định được rõ trong từng hoàn cảnh phù hợp, cái gì mới là quan trọng hơn. Bên cạnh đó, “mua láng giềng gần” cũng cần biết phân biệt được rõ tốt xấu, không kết bạn, giao du với những người xấu xa để tránh ảnh hưởng đến bản thân mình.
Xã hội được hình thành nhờ những cộng đồng khác nhau, cộng đồng được hình thành nhờ những cá nhân trong ấy biết yêu thương, đùm bọc, sẻ chia lẫn nhau. “Bán anh em xa mua láng giềng gần” là một câu tục ngữ thích hợp và hoàn toàn cần thiết đối với mỗi người trong cuộc sống hôm nay.
Trả lời:
Có!
Vì những câu tục ngữ có lúc đúng có lúc sai chứ ko phải lúc nào cũng đúng............................
Chúc bn học tốt
~_Forever_~
Tham khảo:
Trong cuộc sống, con người luôn cần có những sự gắn kết với mọi người, đó có thể là người thân, gia đình của ta hay chính là những người hàng xóm, bạn bè xung quanh. Bên cạnh tình thân, tình yêu, cũng có một thứ tình cảm khác thật cao đẹp biết chừng nào, đó là tình làng xóm, vậy nên ông cha ta đã có câu “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.
Ở đây, “anh em xa” là những người họ hàng, anh chị, em cùng huyết thống trong gia đình nhưng lại ở cách xa ta, ít có cơ hội được gặp mặt, còn “láng giềng gần” ý chỉ những người hàng xóm, bạn bè sống xung quanh nhà ta, hàng ngày gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện. Hai vế câu được đặt trong cặp từ “bán”, “mua” , ông cha ta khuyên nhủ con cháu muôn đời cần biết trân trọng, yêu quý, sống hòa hợp với những người làng xóm xung quanh, vì họ chính là những người ở gần gũi bên cạnh ta hơn, có thể giúp đỡ được ta bất cứ lúc nào. Trong khi đó, anh em họ hàng dù là ruột thịt nhưng lại có khoảng cách nên khi cần sự giúp đỡ thì không thể có mặt ngay lập tức như những người bạn hàng xóm quanh ta.
Có thể nói, quan niệm của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Con người dù là ở đâu, trong bất kỳ khu vực nào, cũng luôn cần có ý thức “cộng đồng”, tập thể. Một cộng đồng được sinh ra khi những người trong cộng đồng ấy có sự gắn kết chặt chẽ về mặt nào đó. Phố phường, làng xã, ngõ xóm cũng có những tập thể cộng đồng như vậy. Nó được lập nên để mọi người giao lưu, gặp gỡ, nói chuyện cùng nha để tăng thêm tình cảm thân thiết giữa người với người. Vậy nên, hàng xóm xung quanh luôn là một thứ gì đó có sự liên kết sâu sắc đối với mỗi cá nhân một khi đã ở trong tập thể. Hơn nữa, trong những hoàn cảnh khó khăn, khi ta gặp phải điều không may như đau ốm, thiếu thốn, chính những người hàng xóm sẽ là người mà ta có thể nhờ vả giúp đỡ ngay lập tức trong trường hợp nguy hiểm nhất. Họ bên cạnh ta hàng ngày, trò chuyện cùng ta, chia sẻ những món ăn ngon, những câu chuyện thú vị.
Tình làng xóm luôn là một thứ gì ấy thiêng liêng mà gần gũi vô cùng, nó giúp bạn bớt đi cảm giác cô độc khi phải xa gia đình, cảm thấy ấm áp khi nhận được sự quý mến, sẻ chia. Khi xưa, tình làng nghĩa xóm được thể hiện qua những bài ca dao với hình ảnh những người nông dân cùng nhau đi cày, cùng nhau ngồi uống bát nước dưới gốc đa yên bình, ngày nay, xóm làng cùng nhau xây dựng cuộc sống, tham gia những hoạt động có ý nghĩa do địa phương tổ chức. Trong khi đó, đôi khi, những người anh em họ hàng lại ít có thể ở gần ta do điều kiện khoảng cách, vì thế khó mà có thể chăm sóc, giúp đỡ, đỡ đần ta mọi lúc mọi nơi khi ta cần. Do đó, cho dù có là ruột thịt, nhưng phải thừa nhận rằng, có một số trường hợp, chính những người làng xóm mới là người mà ta cần nhất.
.
Câu tục ngữ từ đó mà đề ra bài học mỗi người cần biết “mua láng giềng gần” tức là sống vui vẻ, hòa nhập với mọi người xung quanh, không gây mâu thuẫn tập thể, luôn sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi hàng xóm gặp khó khăn để rồi cho đến khi bạn cần sự giúp đỡ, họ cũng sẽ giúp đỡ lại bạn. Tất nhiên, “bán anh em xa” không phải là hoàn toàn vô cảm, thiếu trách nghiệm, quay lưng lại với chính máu mủ huyết thống của mình mà cần xác định được rõ trong từng hoàn cảnh phù hợp, cái gì mới là quan trọng hơn. Bên cạnh đó, “mua láng giềng gần” cũng cần biết phân biệt được rõ tốt xấu, không kết bạn, giao du với những người xấu xa để tránh ảnh hưởng đến bản thân mình.
Xã hội được hình thành nhờ những cộng đồng khác nhau, cộng đồng được hình thành nhờ những cá nhân trong ấy biết yêu thương, đùm bọc, sẻ chia lẫn nhau. “Bán anh em xa mua láng giềng gần” là một câu tục ngữ thích hợp và hoàn toàn cần thiết đối với mỗi người trong cuộc sống hôm nay.