K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2018

Là người dân đất Việt, ai cũng biết đến câu ca:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá - đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tố Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Giỗ Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc, đã in đậm trong cõi tâm linh cùa mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương - Lâm Thao - Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam may mắn khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Ngày nay hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thông văn hoá của dân tộc. Không chỉ để tường nhớ tổ tiên, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước "Uống nước nhớ nguồn", biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và lớp lớp các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước.

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng.

Lễ giỗ Tố Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tô mồng mười tháng ba

Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ thuở xưa đã có một đặc thù riêng là phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc (Uống nước nhớ nguồn). 41 làng xã thuộc tỉnh Phú Thọ tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ. Từ ngàn xưa, trên các cô kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới", "Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)... Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 lần mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan miếu đình về cúng tế cùng quan hàng tinh và người chủ tế địa phương cúng ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm". Những năm hội chính thì phần lễ gồm: Tế lễ của triều đình sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình to Đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần sâu sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã một vùng. Phần hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ... và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo - hai làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất Châu Phong.

Ngày nay việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ hàng năm vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần). Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Dù năm chẵn hay lẻ lễ hội Giỗ Tổ vẫn rất chặt chẽ, bao gồm hai phần lễ và hội.Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh dâu bước ngoặt lịch sử mới của dân tộc ta. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức "uống nước nhớ nguồn" nên giỗ Tổ Hùng Vương năm 1946 - sau khi Chính phủ mới được thành lập - là một sự kiện hết sức đặc biệt, đáng ghi nhớ. Năm ấy, cụ Huynh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch nước, đã thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng. Cụ mặc áo the, khăn xếp, khấn vái theo lễ tục cổ truyền và trang trọng dâng lên bàn thờ tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm là hai vật báu nói lên ý chí của chỉnh phủ và nhân dân ta trước họa xâm lăng đang đe dọa trở lại. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, do chiến tranh ác liệt nên việc đèn hương nơi mộ Tổ do nhân dân vùng quanh Đền Hùng đảm nhiệm. Kháng chiến thắng lợi với thiên sử vàng Điện Biên Phủ (7-5-1954), ngày 19-9-1954, tại Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước ". Lời căn dặn cũng là lời hứa quyết tâm ấy của vị đứng đầu đất nước, dân tộc đã được thực hiện vào mùa xuân 1975. Sau 30 năm gian khổ hy sinh, nhân dân ta đã quét sạch bọn tìm lược ra khỏi bờ cõi, giang san thống nhất, quy về một mối vẹn toàn. Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có chung một gốc cội tổ tiên - một ngày giỗ Tổ như dân tộc ta. Từ huyền thoại mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nửa theo Cha xuống biển, nửa theo mẹ lên rừng đã khơi dậy ý thức về dân tộc, nghĩa đồng bào và gắn kết chúng ta thành một khối đại đoàn kết. Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam.

Phần lễ được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,... được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, ai xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoan đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của "Điện Kính Thiên” đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc văn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên, chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

Phần hội diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hoá xưa. Các hình thức văn hoá truyền thông và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn hóa, thể thao,... được tổ chức và duy trì một cách trải tự, quy củ. Các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lừa, nấu cơm thi, đánh cờ tương (cờ người)... Có năm còn diễn trò "Bách nghệ khôi hài", "Rước chúa gái”, "Rước lúa thần" và trò “Trám" tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,... Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. Các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời dóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan - Ghẹo với lời ca tinh tế mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ.

Ngày này cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Tổ tiên người Việt luôn muôn nhắc nhờ con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận nhiệm vụ của mình, giữ đúng kỷ cương, vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển. Lời di huân này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống thiêng của dân tộc, gởi gắm trong biểu tượng mật trời nằm rạng rõ giữa trông đồng. Thông qua ngày dỗ Tổ, Tổ tiên ta còn có hoài bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước, an dân. Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đã trở thành biếu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng cua một nền văn hóa.

Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng và ngày giỗ Tổ, mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biếu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đến Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc cúa chúng ta. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận. "Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam...".

Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng và ngày giỗ Tổ 10-3 âm lịch vẫn là điểm của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên, là biểu tượng của dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm.

25 tháng 4 2018

“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

25 tháng 4 2018

Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử.

"Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.

Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông  Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”

Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.

Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

"Đi qua xóm núi Thậm Thình

Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"

Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".

25 tháng 4 2018

"Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.

Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông  Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”

Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.

Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

"Đi qua xóm núi Thậm Thình

Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"

Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".

Bạn tham khảo nha

25 tháng 4 2018

Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.

Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông  Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”

Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bac Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu – người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.

Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

"Đi qua xóm núi Thậm Thình

Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"

Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".

16 tháng 11 2017

Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những lũy tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. 

Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bàng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. 

Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: năm nay chắc mùa bội thu. Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.

Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.

Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió

16 tháng 11 2017

tao la kim jun see can gi tra loi

29 tháng 10 2017

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ

29 tháng 10 2017

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nh

18 tháng 4 2019

giup minh voi

18 tháng 4 2019

giup minh voi minh sap  phai nop bai roi 

6 tháng 5 2019

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.

Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình cả. Quê hương là chùm khế ngọt... Mẹ về nón lá nghiêng che...”. Nơi để lại những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng lúa thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thối, sóng nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát với những người thanh niên nam nữ. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh.

Vào những ngày mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông chói lọi. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô. Chiều đến khi gió nồm thổi nhẹ, lúa khẽ lay động rì rào như đang thầm thì tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ.

Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương, tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm ngắm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên đồng lúa. Thỉnh thoảng nó đậu hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên trên cõi đời này. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy ngang cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang tràn đầy trên con đường hạnh phúc.

  CHÚC BẠN HỌC TỐT...

1 tháng 11 2017

Con sông Trà Khúc chảy ven thành phố quê. em. Sông đã gắn bó với bao người, gắn bó với em. Sông và em thân thiết từ lâu lắm. 

Lòng sông rộng mênh mông, nước sông thường xanh biêng biếc và lặng lờ theo dòng về biển cả. Sông đẹp nhất vào những ngày hè. 

Buổi sáng, khi ông Mặt Trời thức dậy, vầng hồng rạng rỡ ở đằng đông, dòng sông sáng trong dưới ánh ban mai. Mặt Trời lên cao, nắng vàng óng ả chiếu xuống mặt sông lấp loáng. Sông khoác lên mình chiếc áo lụa đào của cô thiếu nữ. Sông in bóng những tòa nhà nguy nga, diễm lệ. Sông vang vọng âm thanh nơi thành phố quê em. Hai bên bờ sông, hàng dừa xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt nước gương trong, chim chóc đua nhau ca hót như đón chào ngày mới. 

Trưa về, sông trầm tư dưới nắng trời oi ả, nhưng nó cũng thật đẹp với chiếc áo the xanh duyên dáng của mình. Mặt nước mênh mông vẫn lặng lờ theo dòng chảy. Thỉnh thoảng, những chú cá bông lại quẫy nhẹ dưới dòng nước ngọt lành. 

Buổi chiều, sông lại rạng rỡ với chiếc áo vàng lung linh của trời chiều ngả bóng. Mặt nước long lanh phản chiếu ánh hoàng hôn. Những đám mây hối hả ghé ngang soi bóng rồi trôi dạt về một phương, mảng trời xanh thấp thoáng lộ ra, soi mình xuống mặt nước mênh mông. Trên bãi cát phẳng chạy dài ven sông, trẻ em chạy nhảy tung tăng, những người ngồi hóng mát, trò chuyện thật vui. 

Tối đến, khi vầng trăng lưng linh tỏa sáng, gió đưa mảy đến, mặt nước sông một màu tím biếc như tấm thảm nhung mềm mại. Trên nền nhung tím ấy lại lấp lánh vầng trăng và muôn ngàn ánh sao đêm. Sông tĩnh mịch, bờ sông như dài thêm ra dưới những bãi ngô xanh sẫm một màu. Nước cứ xuôi dòng êm ả chảy. Đó đây, từng đàn cá thài bai đăm đắm nhìn mặt trăng tròn dưới nước. Trời nước lênh đênh. Xa xa, những chiếc xuồng con đang kéo lưới vào bờ. 

Ôi, đẹp quá đi! Con sông của quê hương em. Sông làm cho phong cảnh thành phố ven sông thêm tươi đẹp, làng quê càng duyên dáng, nên thơ. Em ước mong dòng sông quê hương em mãi mãi trong xanh, tươi đẹp, trẻ trung.

cho mình mình trả lời đầu

26 tháng 7 2019

Nếu như xuân đến mang theo những làn mưa bụi giăng giăng êm đềm, thu sang mang theo hương nồng ổi chín và cái gió lạnh dịu ngọt và đông đến mang theo cái se lạnh cắt thịt thì hè về lại khoác lên cho vạn vật tấm áo mới rực rỡ, óng ánh hơn. Chính vì thế nên mùa hè luôn tỏa nắng trong tâm hồn em.

Mùa hè là mùa của nắng. Nắng hè không yên ả, dịu dàng mà gay gắt, rực rỡ như đang căng hết sức lực để làm bừng sáng và ấm nóng không gian sau những tháng ngày lạnh giá mà nàng đông ghé qua. Vạn vật như thêm luồng sinh khí mới, tươi tắn và rạng ngời hơn. 

Những cành cây bàng, cây phượng hay những đầm sen đang rung rinh theo gió, đùa nghịch với nắng hồng. Mọi vật như đang khoác lên mình chiếc áo mới, óng ánh, tươi trẻ, sặc sỡ để cùng hòa mình vào bữa tiệc khổng lồ của trần gian. Những cây phượng vĩ in trên nền trời mâm xôi gấc khổng lồ để cùng giao duyên với vạn vật. Và ông mặt trời như đang reo vui trên đỉnh non cao. 

Có lẽ một âm thanh không thể thiếu là tiếng ve rộn ràng như những bản nhạc giao hưởng đầy mời gọi và quyến rũ, góp phần hoàn thiện không khí rộn ràng, náo nức khi hè về. Để ý mới thấy, trong vườn nhà em những cây rau nhỏ lá xanh mướt mỡ màng, béo mũm hơn hẳn. Cảm giác không gian ngập tràn lời ca tiếng hát reo vui của chim muông, của hương sắc tinh khôi, của lòng người say đắm.

Mùa hè đến cũng là lúc làng quê đang vào vụ gặt. Những cánh đồng với đợt sóng lúa nối đuôi nhau chạy dài tít tận chân trời. Thỉnh thoảng, nghe đâu đây như có tiếng thì thầm của những bông lúa uốn câu đang ghé sát nhau. Khắp không gian tràn ngập hương lúa đồng nội, ngào ngạt sánh quyện cùng với công sức mồ hôi của các bác nông dân. 

Từng đoàn xe kéo chở những xe lúa đổ về sân. Chà! Cảnh tượng ấy mới đẹp và thịnh vượng làm sao. Trên cánh đồng, nhấp nhô hình ảnh các bà các mẹ, các chị gặt lúa. Một dáng vẻ cần mẫn, rất truyền thống, rất Việt Nam đã đổ bóng vào trang văn, trang thơ bao đời nay của dân tộc. Tiếng cười nói, tiếng cắt lúa huyên náo đâu đây khiến cuộc sống của làng quê mới êm đềm, no ấm biết mấy. 

Xa xa, những đàn trâu, đàn bò thung thăng gặm cỏ. Còn đây là những chú bé chăn trâu thả diều đang vắt vẻo trên cây cầu. Mùa hè đã phủ lên làng bản, núi sông một màu vàng óng ả, tươi tắn khiến khắp nơi như một bức tranh vàng rực sáng, ấm êm.

Mỗi lần hè về, tôi thường hay cùng lũ bạn đi câu cá, bắt cua, vi vu cùng tiếng sáo diều du dương. Những âm thanh ấy đã đi vào tiềm thức, vào giấc ngủ êm đềm mỗi tối. Một tuổi thơ đầy ngọt ngào, rất quê mùa, một cái quê mùa rất đẹp, rất duyên, rất trong sáng, nên thơ. Hè cũng là lúc tôi được ầu ơ trong tiếng ru của bà vào mỗi buổi chiều êm, gió mát rượi và tôi ngả đầu vào lòng bà. Hơi ấm của tình thương yêu đã vỗ về cho tôi vào giấc ngủ say.

Thế đấy, mùa hè đã nuôi dưỡng trong tôi một tâm hồn sôi nổi, tinh nghịch và tươi trẻ. Đó là mùa của nắng, của gió mát, trăng thanh và những kỉ niệm êm đềm luôn sống mãi trong lòng tôi.

26 tháng 7 2019

may bn oi nhanh len cho minh voi chieu nay minh con phailam bai nua