Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý:
)Giải thích ngắn ( là gì ? )
- “Học” là sự kế thừa những kiến thức mà ông cha ta để lại.
- Khi học chúng ta phải tìm hiểu và mở rộng các kiến thức đã thu nhân được từ thế giới xung quanh.
- “Học nữa” là chúng ta phải học từ trình độ này đến trình độ khác.
- Nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình về mọi mặt và ở bất cứ nơi nào
- “Học mãi” có nghĩa là chúng ta phải không ngừng học tập.
- Phải luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được.
- Từ ngàn xưa, lợi ích của việc học tập là đúc kết những tinh túy và áp dụng chúng vào cuộc sống.
- Chỉ khi có học thức chúng ta mới có thể góp phần đem lại một xã hội văn minh và tiến bộ.
- Như thế lời dạy của Lê-nin mang hàm ý khuyên răn chúng ta phải học hỏi không ngừng và học suốt đời.
2)Lý giải cơ sở nảy sinh vấn đề (Tại sao?)
* LĐ1:
- Kiến thức mà ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả.
+Chỉ có học tập mới giúp ta thỏa mãn sự hiểu biết và sự tò mò của con người.
+Học là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức.
*LĐ2:
- Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi con người
+nghĩa vụ: ai cũng phải học tập để có nền tảng kiến thức, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ Quốc
+ trách nhiệm: học tập phải là một quá trình nghiêm túc, góp phần xóa nạn mù chữ ở nước ta
+quyền lợi: ai cũng có quyền được học, được trở thành người văn minh, có tri thức
*LĐ3:
- Học tập đem lại lợi ích cho bản thân
+ bảo vệ bản thân
+ tự nuôi sống bản thân
- Và qua đó ta cũng có thể khẳng định giá trị của mình qua những kiến thức mà ta đã áp dụng.
3) Phương hướng vận dụng (Như thế nào?)
- Chúng ta phải cố gắng học tập thật chăm chỉ.
- Với mỗi con người sẽ có nhiều cách học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành.
- phải luôn học tập không ngừng (qua mỗi giờ trên Trái Đất lại có thêm một phát minh mới ra đời)
- học ở nhà trường và tham khào thêm nhiều từ sách vở, từ kinh nghiệm của mọi người xung quanh
- Nhân vật điển hình
+ nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn : “ Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.
+Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.
(Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng và đem những tinh túy ấy áp dụng vào nước ta.)
- Qua đó đã góp phần nâng lên giá trị chân lí của Lê-nin.
4) Phê phán:
- Trong trường học: có những học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức dở dang
- Trong xã hội: những người tự kiêu mãn nguyện với những gì mình đã làm được, nên không chịu tiếp tục học hỏi.
Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.
Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.
Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.
Hỡi cô tát nước, bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:
Trong đầm gi đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bản thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.
Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp đủ sức để diễn tả tài tình các cung bậc tâm trạng. Chúng ta hãy đọc một vài câu thơ trong Chinh phụ ngâm:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Người vợ tiễn người chồng ra trận. Người chồng dứt áo lên ngựa ra đi. Chàng đi một quãng đương rỗi quay lại nhìn vợ. Người vợ vẫn đứng đó trông chồng. Cả hai cùng khóc, họ cùng nhìn nhau mà chẳng thấy nhau vì nước mắt rơi. Giữa họ là khoảng không gian “mấy ngàn dâu” ngăn cách lòng “chàng” cũng sầu, lòng “thiếp” cũng sầu, biết ai hơn ai... Quả là tiếng Việt không giàu, không đẹp thì không thể diễn tả được cung bậc tâm trạng này.
Đến văn học hiện đai chúng ta lại được đọc lời thơ ngọt ngào đằm thắm của nhà thơ Tố Hữu:
Ta về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng...
Ngọt ngào bởi có âm hưởng của ca dao, đằm thắm bởi nó đậm đà tình người, hồn người.Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam.
Bạn tham khảo để nghị luận văn bản trên nhé!
Phượng hồng lại ẩn vào cây
Trả khung trời ấy hao gầy cho tôi
Mây chiều hoang vắng đơn côi
Hồn nghe từng phút bồi hồi trong thơ
Phận làm con gái khổ cực
Tuổi mười lăm- tuổi trăng tròn đẹp nhất.
Em khép mình trong thể giới
Lặng lẽ nhìn anh về phía cửa sổ.
Yêu thầm người con trai ấy
Em tự hỏi: Tình ta giờ thế nào?
Không biết có đúng k .....
- Tận cùng
- Bán tính
- Đồng hành
- Tận tâm ( Hết lòng )
- Bạch xà ( Rắn trắng )
- Bán nguyệt ( Hai tháng rưỡi, hai mùa trăng)
- Đồng học ( Bạn cùng lớp )
Chúc bạn học tốt !
Công cha như núi ngất trời ...... Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.
Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.
Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.
Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Bài viết số 5 lớp 7 đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm đc việc gì có ích!
Việt Nam đang hội nhập với thế giới, đòi hỏi những người có năng lực thực sự, am hiểu về nhiều lĩnh vực để có thể góp phần xây dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp. Mỗi người cần có vốn kiến thức sâu rộng, giàu kinh nghiệm. Vậy nên việc học tập rất quan trọng với đời sống trong tương lai của chúng ta. Nhưng gần đây trong lớp một số bạn có phần lơ là học tập.
Như các bạn đã biết vấn đề nghe giảng ở lớp cũng rất cần thiết. Vì nó là điều kiện đầu tiên giúp bạn trong việc học bài ở nhà sau đó.. Bạn nghĩ: "Ðã là học sinh khi đến lớp chú tâm nghe giảng hay không thì cần gì mà phải nhắc suốt!". Không đâu bạn ơi!. Nếu tất cả các bạn đều "chú tâm nghe giảng" thì tôi có thể quả quyết với bạn rằng: Hầu hết những học sinh ấy đều là những học sinh giỏi. Bài giảng họ tiếp thu tốt thì tất nhiên sẽ học bài mau thuộc. Nhưng nếu tất cả như vậy, chắc chắn tôi sẽ không viết bài văn này. Vậy thái độ nghe giảng của các bạn phải ra sao?Bạn cũng có thể nhìn lên bục giảng, nhìn thầy cô chăm chú, tưởng chừng như bạn đã "nuốt" từng lời giảng của thầy cô vậy. Nhưng nếu bạn không có nghe gì cả, mà thầy cô hỏi bạn một câu, chắc chắn bạn sẽ lúng túng ngay. Phải, bạn sẽ không thể đáp lại câu hỏi của thầy cô một cách chính xác được. Và như vậy là bạn chỉ "nhìn" chứ bạn có "nghe" đâu. Ðầu óc bạn mơ màng, bạn đang ngồi ở lớp mà nghĩ tới những cuộc chơi ở xa. Nào là chiều nay sẽ đi hồ bơi, đi đánh cầu lông, bóng đá, đi ra quán điện tử chơi vào tiếng cho đã... các bạn nữ thì mơ tưởng đến những đồ hàng hiệu, hàng mới.v.v...
Nói chung, bạn đang nhìn thầy cô mà hồn bạn đang "lang thang" một cuộc viễn du nào đó chứ không có tại lớp. Thầy cô thì khản tiếng, hết nước bọt để trình bày bài dạy của mình, những mong học sinh hiểu sâu, hiểu rộng mà nào được có mấy ai chịu khó nghe! Bạn phải biết rằng bạn đang ở trong lớp học, và bạn đang có nhiệm vụ "nghe giảng bài". Bạn phải xác định như vậy mới gạt phăng mọi vấn đề khác để tập trung cho việc nghe giảng bài. Nếu như bạn không chú tâm nghe giảng thì đâu phải bạn có động cơ đi học. Mà động cơ học tập thì đúng là điều rất quan trọng của tuổi trẻ. Vậy bạn phải tự hỏi mình. Ta đến lớp để làm gì? Học, học thì phải nghe lời giảng của thầy cô. Nếu không, bạn chỉ có tiếng đi học, mang danh là một học sinh, nhưng kỳ thực không phải là học sinh. Vì một học sinh thì phải biết học, chăm học và học giỏi nữa. Chịu bao lao nhọc để đặt kỳ vọng vào bạn, vậy mà bạn nỡ phụ lòng ba mẹ bạn sao? Dù sau này bạn là ai, bất cứ địa vị nào trong xã hội, mà tuổi trẻ bạn chây lười trong học tập là bạn đã mắc nợ với đời. Trước nhất là cha mẹ. Sau đến là thầy cô và cuối cùng là với xã hội. Vì bạn sống trong lòng xã hội là bạn phải có trách nhiệm phục vụ xã hội. Ai làm ra những phẩm vật cho xã hội? Con người. Muốn làm một con đường phải có kỹ sư tính toán. Cái áo bạn mặc, quyển vở bạn đọc đều do tay con người làm ra. Bệnh tật, bạn cần bác sĩ và viên thuốc bạn uống cũng cần dược sĩ bào chế. Nhưng tất cả những thành phần đó là ai? Do đâu mà họ được như vậy? Tất cả cũng phải học và họ cũng đã trải qua quá trình gian lao để ngày nay có được công thành danh toại đó,nhằm góp bàn tay xây dựng và kiến tạo xã hội. Ðó cũng có thể gọi là "trả nợ áo cơm", hoàn thành nghĩa vụ đối với xã hội...Ngay bây giờ, còn trẻ đến lớp mà bạn không học thì lớn lên bạn sẽ góp phần gì cho xã hộ? Chắc bạn đã từng nghe câu: "Trẻ mà không học, già sẽ ân hận" rồi chứ?
Nếu bạn đã thực sự chăm chú nghe giảng, nhất định là bạn sẽ nắm chắc kiến thức của bài mà bạn vừa tiếp thu. Khi đã tiếp thu kỹ, còn phải biết vận dụng tốt vào bài học, bài làm của mình. Tất nhiên nghe, hiểu, nắm được toàn bộ bài dạy, thì việc học bài của bạn sẽ mau thuộc một cách dễ dàng. Học bài mau thuộc là một chuyện, ngoài ra bạn cần phải nhớ dai. Nhớ chính xác và không lẫn lộn đó là điều cần thiết. Có thể bạn học bài thuộc rất mau, nhưng đồng thời cũng mau quên.. Vậy làm cách nào để bạn có thể nhớ bài được lâu. Bạn phải hiểu bài trước khi học. Muốn hiểu kỹ bài bạn phải nghe giảng, vận dụng nhiều phương pháp của riêng bạn để hiểu một cách chính xác bài giảng. Học bằng tâm não của bạn chứ không phải "học vẹt". Cũng có bạn học rất thuộc nhưng lại không cần hiểu bài, cách học này người ta gọi là "học vẹt". Nếu bạn học theo cách thuộc lòng này, thì nguy hiểm cho bạn, vì đây là cách học đối phó, thuộc để trả bài cho xong nợ rồi thôi, sau đó bạn chỉ còn là một khối óc rỗng. Muốn tránh tình trạng này, bạn nên xác định lại cách học bài của bạn chẳng những sao cho học mau thuộc mà còn phải hiểu và nhớ lâu nữa. Nghĩa là phải học bằng khối óc và mọi giác quan. Phần quan trọng nhất giúp bạn nhớ dai là tâp trung nghe giảng. Ghi chép những đề mục hay những phần quan trọng. Tóm tắt nội dung, bài cô đọng nhưng đủ ý. Nghiên cứu bài ngay sau khi nghe giảng vì như thế giúp bạn củng cố lại các phần quan trọng hầu khắc sâu vào tâm não bạn hơn. Ghi những chi tiết dễ quên ra giấy nháp, bỏ túi rồi lâu lâu mở ra xem lại cho tới bao giờ vấn đề đó đã hiểu mới thôi. Với các môn Toán - Lý - Hóa - Sinh, nói chung các môn có công thức, bạn càng cần ghi vào giấy nháp bỏ túi để bất cứ lúc nào, ở đâu bạn cũng có thể mở ra xem lại được. Hoặc bạn cũng có thể ghi các công thức ấy lên bảng, nơi bàn học để các công thức ấy luôn đập vào mắt bạn. Nhất định là bạn sẽ nhớ lại mau và nhớ mãi. Bạn cứ giữ nguyên bảng như vậy cho đến khi các công thức đã "nằm lòng" trong óc bạn mới xóa đi, viết các công thức khác. Những cách học này chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt.
Bạn cần biết cách ghi những trọng tâm của bộ môn. Mỗi một môn học đều có những yêu cầu và những phần trọng tâm của nó. Bạn nên tập trung vào phần này để đào sâu suy nghĩ. Các môn về tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh....) có đặc thù riêng so với các môn về xã hội (như Văn, Sử, Ðịa..). Do vậy bạn phải biết cách ghi nhớ những trọng tâm của nó. Các môn tự nhiên thường có các công thức, định lý, định đề... phải ghi tóm tắt vào sổ tay riêng và cần ghi thêm ra tờ giấy bỏ túi và cũng cần ghi lên bảng nơi bàn học ở nhà để thường xuyên trông thấy. Các môn học thông thường khác như: Văn, Sử Địa.Với môn Văn:Bạn cần có quyển sổ tay riêng, để ghi chép những đoạn văn hay tên tác phẩm, tác giả mà bạn cần sưu tầm, hoặc những phần cần ghi nhớ cho môn bài quan trọng. Môn học này xin nhắc lại là bạn đừng xem nhẹ nó, như tôi đã nhắc đi nhắc lại ở các chương trước. Môn Sử, Ðịa : Chỉ cần ghi kỹ địa danh, năm tháng thật chính xác, nắm nội dung bài thật kỹ là được. Với môn Sử mà bạn tập trung nghe giảng là đã thuộc bài rồi vậy. Bạn tóm tắt mỗi bài sao cho cô đọng nhưng đầy đủ những vấn đề trọng tâm. Môn Sinh ngữ cần phải có cách học riêng mang tính đặc thù như đã trình bày.
Vậy nên nếu chúng ta không chăm chỉ học tập ngay từ bây giờ thì rất có thể sau này dễ bị nghèo nàn, lạc hậu, cá nhân bất tài vô dụng, không biết lý lẽ, phân biệt đúng sai, dễ bị cám dỗ… Học sinh chúng ta hôm nay ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy nỗ lực phấn đấu trong học tập, quyết tâm học thật giỏi và rèn luyện tính cần cù, chăm chỉ trong việc học để sau nay chúng ta sẽ thành công trong công việc sau này, có một cuộc sống ổn định.
Bài viết số 5 lớp 7 đề 2: Hãy chững minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Bài làm
Suốt chiều dài Tổ quốc, từ mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn,miền Đông Nam Bộ… Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần giờ,… là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá đã tồn tại từ bao đời nay. Tục ngữ có câu “ Rừng vàng, biển bạc”, quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người:
“ Núi giăng thành lũy thép dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm gỗ, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối của đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừng…Cảnh quang đẹp đẽ của rừng cùng với không khí trong lành là cơ sở cho những tua du lịch xanh cho thỏa trí tò mò mà biết bao người muốn khám phá, đem lại cho ta những phút thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng.
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Các loại cây quý hiếm có thể trị được các bệnh nan y thường có trong rừng sâu. Ngoài ra, từ những cảnh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng của các loài vật quý phục vụ cho con người như hổ, báo, hươu, nai… và cả những động thực vật nằm trong sách đỏ cũng chọn rừng làm nơi sinh sống.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường cho loài người, các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, cây hút khí cacbonic và thải ra khí Oxi, một thứ rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là “ nhà máy lọc bụi tối tân nhất”. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát, rừng giữ đất giữ nước…
Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại, một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cũng cách làm thô sơ, lạc hậu như đốt rừng, làm nương rẫy, đốt ong lấy mật… chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường, hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ… thế mấy trăm năm nữa mới khôi phục lại được những cánh rừng như thế.
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản rừng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ…
Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân ***** nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại, của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca.
Bài viết số 5 lớp 7 đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đèn, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy việt bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
Bài làm
Từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học, kinh nghiệm quí báu, đó là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối quan hệ giữa môi trường xã hội và nhân cách con người,để diễn tả cách nhìn nhận này,nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ:
"Gần mực thì đen gần đèn thì rạng"
Mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người được ông cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt đẹp,những gì xấu xa,đèn là vật phát ra ánh sáng,soi rõ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho cái tốt đẹp,sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn,câu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn:gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu.
Dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con người không sống lẻ loi cô độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ở trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội,do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu,dẫn chứng:
Lưu Bình sống cạnh Dương Lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hội.
Thuở nhỏ để tạo điều kiện tốt cho con học tập mà mẹ của Khổng Tử đã phải dời nhà mấy lần.
Trong kho tàng văn học dân gian cũng có một số câu thơ,tục ngữ nói về quan niệm đó như:"Ở bầu thì tròn ở ống thì dài" hay
"Thói thường gần mực thì đen,anh em bạn hữu phải nên chọn người"
Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt thì có một vài trường hợp gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng. Đối với trường hợp gần mực chưa chắc đã đen ta có thể nói đến Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn trong thời Mỹ đang chiếm đóng miền nam nước ta các anh là những bông sen thơm ngát tỏa hương trong bùn lầy hôi tanh như bài ca dao:
" Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Câu tục ngữ trên xứng đáng là một lời khuyên quý báu,giúp cho chúng ta xác lập được ý chí của mình khi đứng trước mọi cám dỗ và sẽ mãi là ngọn đèn tỏa sáng trong bóng đen của cuộc sống.
Bài viết số 5 lớp 7 đề 4: Hãy chứng minh đời sống của chúng ta đã bị tổn hai rất lớn nếu mỗi người ko có ý thức bảo vệ môi trường sống
Bài làm
Trái Đất chúng ta là một tạo vật kì diệu. Địa Cầu như người mẹ nuôi chúng ta, luôn chiều chuộng cung cấp cho hàng tỷ đứa con bé nhỏ những điều tuyệt vời nhất. Nơi chúng ta sống, mọi thứ xung quanh đều được dùng 1 từ để diễn tả: “Môi trường” – không phải là một vật thể sống nhưng với tầm vóc của nó, nó có sức ảnh hưởng hết sức lớn lao đối với chúng ta. Môi trường, khi hiền hoà, khi dễ chịu, khi lại phẫn nộ, giận dữ - nó dựa vào những hành động chúng ta làm với nó và trả lại đủ - môi trường sẽ cuốn phăng đi mọi thứ đang hiện hữu, để chúng biến mất vào hư vô nếu chúng ta không quan tâm bảo vệ nó.
Môi trường sống là gì? Môi trường sống xung quanh ta là những điều kì diệu, là những điều kiện tự nhiên về vật chất, tinh thần, bao gồm: nhà cửa, đất, nước, không khí, cây cối, bầu trời…Thời gian trôi qua, khi công nghệ hiện đại ngày càng phát triển, những mẩu sắt thép đã dần thay thế cho những khúc gỗ đơn sơ, và những ánh đèn dầu mập mờ đã không còn nữa, nhường chỗ cho những bóng đèn điện quang sáng rực giữa màn đêm. Mọi người cứ nghĩ thiên nhiên đã không còn vĩ đại như xưa, đều có thể thế bởi những thứ tạo ra từ đôi bàn tay đầy kĩ thuật của con người, rằng gỗ chẳng thể nào sánh được với sắt, hay bóng cây so với quạt máy vẫn còn kém xa. Nhưng, đã có ai từng tự hỏi kim loại từ đâu mà ra, hay chiếc quạt tiện dụng ấy được cấu tạo từ thứ gì? Câu trả lời lại đơn giản lắm: những thứ ta sử dụng hôm nay, đều có nguồn gốc xuất xứ từ môi trường đó thôi!
Đất đai? Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá, là mầm móng cho tất cả mọi thứ, là điểm khởi đầu cho những sự vật chúng ta gây dựng nên, là nơi chôn cất bao nhiêu bí mật, là nơi cất giữ thật nhiều khoáng sản. Cao ốc, trường học, nhà cửa,…. Nơi ta đang sống, gắn bó, nơi bảo vệ ta, nơi ta chơi đùa và nghỉ ngơi phải chăng đều được xây dựng bằng gạch, bằng cát, bằng cốt thép xi măng hay tự mọc lên? Đất còn là nguồn tài nguyên khoáng sản.Vòng vàng, trang sức, dầu mỏ, hay các vũ khí chiến tranh đều từ dưới lòng đất mà lên cả thôi đấy chứ! Có đất, cây cối, rau củ,động vật,… mới có thể sống và phục vụ con người chứ nhỉ?
Chúng ta cũng không thể sống nếu thiếu không khí. Không khí là yếu tố sống của nhân loại. Không có không khí, không có khí O2 và khí CO2, liệu con người và các loài động,thực vật có thể sống và làm việc như thế này? Không chỉ những nguyên tố ấy, nước cũng là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống. Nước dùng để uống, để sinh hoạt và phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp…
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết, môi trường sống tạo nên hạnh phúc, niềm vui một bầu trời trong xanh cho chúng ta. Nó cung cấp ô-xi, mang lại không khí trong lành, dễ chịu. Môi trường sống trong sạch bảo vệ sức khỏe con người, ngăn cản các vi sinh vật có hại, nước sạch ngăn cản bọ gậy, ruồi muỗi… Mang lại cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú, là nguồn giải trí của con người. Có cây cối, thì sẽ có rừng, rừng ngăn chặn lũ lụt, sóng thần,...Tất cả đều thật quý giá biết bao. Thật sung sướng khi được sống trong một môi trường như vậy. Quả thật không sai khi nói thiên nhiên, môi trường sống của ta là “rừng vàng biển bạc” mà!
Cuộc sống ấy quá đỗi yên bình và tràn ngập hạnh phúc. Thế nhưng, trong những năm trở lại đây, môi trường sống đang là chủ đề được nhắc đến như “điểm nóng” của tình hình thế giới. Các hội thảo, các hội nghị quốc tế….đều xoay quanh một bức thông điệp thiết tha: Hãy cứu lấy môi trường! Vì sao vậy? Vì khi môi trường sống xanh,sạch,đẹp này biến mất đi, loài người cũng sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt, đời sống chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn. Nên mỗi người chúng ta phải có ý thức bảo vệ nó vậy mà không biết bao nhiêu người thiếu ý thức đang nhúng bàn tay của mình vào phá hoại thiên nhiên - phá hoại môi trường sống.
Con người- một động vật thông minh nhất hành tinh.Họ đã làm gì vậy, có ai thấy được không? Xả rác bừa bãi, rác thải công nghiệp, xả rác ra kênh rạch ao hồ,…Chẳng hạn như việc rác thải bị xả ra sông Thị Vải, sông Tô Lịch năm 2008, hay ở khu công nghiệp Vedan thải ra sông Đồng Nai làm chết biết bao nhiêu sinh vật dưới nước, làm cho biết bao nhiêu người dân ở khu đó phải khổ sở. Hay là phá rừng xây dựng công trình và đem bán như các vụ lâm tặc ở Nghệ An, Đắc Lắc…Ngoài ra, còn có các vụ cháy rừng ở Ấn Độ, Malaysia,… hoặc vụ cháy rừng U Minh ở Việt Nam năm 2003,…Đào xới đất bừa bãi, phá vỡ đê điều, sử dụng thuốc trừ sau, diệt cỏ hay phân bón hóa học, đổ dầu ra biển cũng không ngoại lệ.Làm Trái Đất nóng lên, tạo ra hiện tượng nhà kính khiến băng tan hay chế tạo vũ khí chiến tranh hạt nhân một cách bừa bãi cũng là một hành động tàn ác trong danh sách phá hoại của con người.
Để rồi ta thấy được rằng không khí bị ô nhiễm do không có cây cối và do khí thải. Con người mất nơi giải trí, vui chơi. Tầng ozon bị thủng, tia cực tím chiếu thẳng xuống mặt đất làm hại làn da của con người. Đất bị xói mòn, đồi trọc, nông nghiệp sa sút. Triệu triệu cây gỗ, màu xanh của Trái Đất dần mất đi và không khí không còn được điều hòa, mất cân bằng sinh thái. Tạo ra bệnh tật (ung thư,…dị biến lâu dài của chất độc màu da cam…) chưa hết mà bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán còn xảy ra liên tiếp. Khiến các sinh vật trên cạn và dưới nước bị diệt vong, khiến hàng ngàn loài vật bị tuyệt chủng. Không chỉ dừng lại như vậy mà họ còn phá hoại nền kinh tế trầm trọng, gây ra khủng hoảng kinh tế cả thế giới…
Hãy tưởng tượng xem, lỡ như một lúc nào đó ta không còn được nhìn thấy những cánh chim sải cánh bay lượn tự do nữa, không còn được bước đi trên bãi cát trắng mịn và nghe tiếng hát du dương, vỗ về của biển, không còn con thuyền êm đềm sông nước, không còn dòng suối róc rách hay cá bơi lội tung tăng, không còn những ngày hạnh phúc và yên bình…nữa. Mà thay vào đó là bầu trời tối đen không ánh nắng, mặt biển bập bềnh những rác, cá chết trôi,dòng nước sạch bị đục ngầu, hay các hiện tượng sạt lở đất,sóng thần, băng tan,động đất, hạn hán xảy ra thường xuyên…Liệu con người có thể sống chứ? Liệu rằng lúc đó, con người có thể an nhàn khi sống trong một hành tinh như vậy chứ? Hãy tự hỏi mình và suy nghĩ đến điều đó đi nhé.
Biết rằng con người ai cũng sợ hãi cảnh đó nhưng sao cứ phá hoại thiên nhiên, phá hoại môi trường sống và phá hoại nhà ở của động, thực vật? Chúng ta có thể biết chắc rằng vì họ cần tiền để mưu sinh, nhưng vấn đề đang nói đến là họ chỉ biết nhìn cái lợi trước mắt mà không biết suy nghĩ đến cái xã hội tương lai về sau này, vì họ nghĩ thiên nhiên là của chung nên họ không cần phải bảo vệ…Họ luôn tàn khốc mọi thứ, kể cả nhà ở của những loài động, thực vật hay những sinh vật vô tội,… Con người thật đáng sợ!
Năm 1992, Severn, cô gái Canada 12 tuổi và những người bạn của mình đã đến với Hội thảo vì môi trường (Rio) bằng chính tiền của cô và các bạn dành dụm được.Severn đã chỉ cho những con người được gọi là thông minh, những đất nước được cho là văn minh, phát triển về những gì họ đã và đang gây ra cho thế hệ tương lai những lời hứa hẹn mà chưa một lần hành động của họ.Giờ đây, Severn đã 31 tuổi nhưng bài diễn văn của cô cách đây gần 20 năm vẫn sống mãi với thời gian bởi những lời lẽ và lập luận sắc bén, đanh thép của mình, cũng như phản ánh rất đúng thực tại cuộc sống xã hội của ngày ấy và bây giờ.
Như chúng ta thấy đó, khi chỉ là một đứa trẻ, cô đã mạnh dạn đứng lên bày tỏ suy nghĩ của mình một cách đúng đắn nhất. Vậy tại sao chúng ta, những người học sinh đang ở độ tuổi này, hay những con người đã thành đạt, không biết suy nghĩ đến cái tương lai của xã hội, đến một lúc nào đó nhân loại ta sẽ bị diệt vong?Hãy nhắm mắt lại và suy nghĩ đến điều đó, bạn nhé!
Môi trường sống rất quan trọng, hơn bất cứ thứ gì.Khi còn là một học sinh, còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy biết nhận thức diều đó và hãy biết hành động. Ta có thể: thường xuyên dọn vệ sinh khu phố, xóm làng, nhà cửa, nơi mình ở, không xả rác bừa bãi hay ném rác ra kênh rạch, ao hồ, tích cực trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, không đốn cây, tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường, cứu lấy lá phổi xanh của chúng ta,… Nếu mỗi nhóm , mỗi đơn vị , mỗi người đều hành động, thương yêu chăm sóc cho thiên nhiên thì có lẽ thế giới của chúng ta sẽ khác. Mỗi hành động của chúng ta đều mang một ý nghĩa tiêu biểu . Khi chúng ta làm việc gì đó với ý định muốn bảo tồn , lực lượng đầy lòng thương yêu quan tâm này sẽ truyền ra từ một góc của chúng ta trên thế giới tới toàn thể tinh cầu. Địa cầu sẽ được bảo toàn , gìn giữ ; mùa màng sẽ được bảo vệ , kinh tế toàn cầu sẽ được duy trì , và mọi người sẽ có thức ăn . Thế giới sẽ có đủ tài nguyên và đủ thực phẩm cho tất cả mọi người . Chúng ta làm như vậy không phải vì tiền, mà là để chúng ta được sống, tiếp tục làm việc, tiếp tục cảm nhận sự trong xanh của thiên nhiên mà thôi.Đó! Bạn thấy đó, thay vì ngồi một chỗ thì sao ta không bắt đầu hành động ngay trước khi quá muộn, hãy nhớ lấy điều này nhé!
Môi trường sống quanh ta, người bạn thân thiết của ta đang bị đe dọa. Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu môi trường sống bị phá hoại, do chính bàn ta chúng ta…Thiên nhiên mang đến mọi điều tuyệt vời nhưng có thể lấy đi tất cả nếu chúng ta làm nó nổi giận,dù rằng trước đó nó không hề đòi hỏi gì, hãy nhớ điều này! Vì thế nên hãy dừng bàn tay độc ác đó lại, tôi cầu xin các bạn, và hãy hành động để bảo vệ môi trường sống của chúng ta đi nhé!
Bài viết số 5 lớp 7 đề 5: Hãy trình bày lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ
Bài làm
Trong bao nhiêu con đường có thể hình thành nên nhân cách của con người, tự rèn luyện cho mình một lối sống là cả một quá trình bạn tìm hiểu xã hội và chính bản thân. Bởi vì xã hội là môi trường còn bản thân bạn là hạt giống. Cũng không khó để bắt gặp trong cuộc sống này một lối sống mà ta thường gọi là "lối sống giản dị" của con người. Có bao giờ bạn tự hỏi: Thế nào là lối sống giản dị chưa?
Theo quan niệm của tôi, lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ đó chỉ là những điều mà khả năng của ta có thể làm được. Trong cuộc sống, ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người cả về phong cách và lối sống. Không kiêu ngạo, bon chen, ghen tị hay sống xa hoa, đua đòi những của cải vật chất vô nghĩa. Ta không nghĩ nhiều cho bản thân và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.
Nhưng tóm lại, lối sống giản dị luôn là điều cần có ở mỗi con người, đó là một đức tính tốt đẹp, ko nhất thiết chỉ có người ở nông thôn mới sống giản dị hay người ở thành phố thì ko thể sống giản dị. Lối sống đó là một cách sống ko khoa trương, ko chú trọng quá nhiều ở hình thức bên ngoài. Nói như thế cũng ko có nghĩa là cứ ăn mặc luộm thuộm lôi thôi rồi tự xưng là người sống giản dị được. Giản dị trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh lại có những cách biểu hiện khác nhau. Có người sống giản dị chân chính đúng với bản chất của mình và tất nhiên cũng có người sống giản dị một cách giả tạo. Nhưng "bản chất rồi sẽ lộ ra", nếu giản dị ko phải là đức tính của họ thì họ sẽ ko thể sống mãi với cái vỏ bọc đó được. Lối sống giản dị ko phải là cuộc sống đơn giản, cứ lặp đi lặp lại, nhàm chán như nhiều người đã nghĩ. Trái lại, sống giản dị giúp người ta có thể thoải mái, thư thái về mặt tâm hồn. Bởi lẽ khi ta đã sống đơn giản thì sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ cho nhiều vấn đề khác quan trọng hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, ta còn được nhiều người yêu mến, kính trọng. Lối sống giản dị bao gồm nhiều phương diện khác nhau: ăn mặc, giao tiếp, sở thích cá nhân, cách cư xử…
Giản dị trong cách ăn mặc là không bận những trang phục quá cầu kì hay trở nên khác người khi đi ra đường. Ăn mặc đúng theo thời đại và đơn giản như quần jean, áo thun hay quần tây, áo sơ mi. Trang phục ấy phải luôn hòa hợp với mọi người xung quanh. Giản dị trong cách ăn mặc cũng không có nghĩa là trở nên quá bê tha, cẩu thả và lôi thôi. Khi giao tiếp hay cư xử với người khác, ta luôn dùng từ ngữ dễ hiểu và lời lẽ đầy thiện cảm. Cư xử một cách đúng đắn và chuẩn mực đạo đức. Không nên “trọng phú khinh bần” hay cư xử một cách thô bạo. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình như ông bà, cha mẹ, thầy cô thì nên “gọi dạ bảo vâng” cũng như khi nói chuyện với bạn bè, những người đồng trang lứa hay những người nhỏ hơn mình thì nên chọn từ ngữ và cách cư xử thích hợp nhất…Từ xưa ông cha ta cũng đã có nhiều câu ca dao, tục ngữ hay danh ngôn nói về điều này như:
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Khi nói đến lối sống giản dị thì không ai lại không nghĩ tới chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế ta có thể học tập rất nhiều ở Bác kính yêu lối sống ấy. Nói về sự giản dị của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ lại. Còn bộ quần áo ka ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”. Thế đấy, cuộc sống giản dị của Bác tuy rất đơn sơ, mộc mạc nhưng toát lên vẻ thanh thoát, lịch lãm mà không kiểu cách của một con người sống vì dân vì nước suốt cả cuộc đời. Và Bác cũng rất xưng đáng là một tấm gương sáng cho mọi người ngày hôm nay.
Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.” dùng để chỉ hình thức bên ngoài không quan trọng bằng bản chất bên trong của con người. Sống khiêm tốn, thật thà, giản dị hay sống xa hoa, bon chen, đua đòi theo vật chất, danh lợi là tùy cách nhận thức của mỗi người. Nhưng sống sao cho đẹp lòng người, sống có ích và không cảm thấy hối tiếc thì thật sự là một điều rất khó. Bởi thế chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống tốt nhất bằng cách cùng tạo dựng cho bản thân một “lối sống giản dị” riêng.
Chúc p học tốt