K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 8 2017

Qua hai câu thơ trên cho em thấy được mái tóc trắng của bà được so sánh với hình ảnh đám “Mây bông” trên trời cho thấy : Bà có vẻ đẹp hiền từ , cao quý và đáng kính trọng Chuyện của bà kể cho cháu nghe được so sánh với hình ảnh cái giếng thân thuộc ở làng quê Việt Nam cứ cạn xong lại đầy ý muốn nói “Kho” chuyện của bà rất nhiều, không bao giờ hết, đó là những câu chuyện dành kể cho cháu nghe với tình yêu thương đẹp đẽ

19 tháng 8 2017

Bài văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh 2 lần :

+ Mái tóc trắng của bà được so sánh với hình ảnh đám “ mây bông” trên trời gợi hình ảnh người bà tuổi đã cao, mái tóc bạc trắng, mái tóc ấy tạo nên vẻ đẹp hiền dịu, nhân hậu, đáng kính,

+ Chuyện của bà kể (cho cháu nghe) được so sánh với hình ảnh cái giếng thân thuộc ở làng quê Việt Nam cứ cạn xong lại đầy, ý nói: “ kho” truyện này không bao giờ hết cũng giống như giếng nước cạn lại được những cơn mưa ban phát những hạt nước trong veo, mát lành. Bà có rất nhiều truyện dành cho người cháu yêu của mình, những câu chuyện đẹp đẽ ấy luôn in đậm trong tâm trí tác giả và chính nhờ vậy đã khiến tác giả viết nên bài thơ này.

~~~> Tình cảm bà cháu, bà yêu cháu, làm tất cả vì cháu, cháu yêu quý, kính trọng bà.

28 tháng 3 2020

Các hình ảnh so sánh trong hai câu thơ sau là : tóc bà trắng tựa mây bông , chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy 

Hình ảnh so sánh '' tóc bà trắng tựa mây bông '' là hình ảnh so sánh có từ so sánh rất đặc biệt là từ tựa , hình ảnh so sánh này nhằm miêu tả mái tóc trắng của bà như mây bông . Dù đá già nhưng hình ảnh của bà ko bao h phai nhạt bởi những nét nhăn trên khuân mặt , hay là làn da sạm nắng nứt nẻ mà thay vào đó bà luôn luôn đẹp. Thời gian đá làm cho bà ngày càng thêm tuôi tác nhưng mái tóc trắng tựa mây bông đã làm cho bà luôn hạnh phúc . Đó là mộ điều đáng trân trọng .

Hình ảnh tiếp theo bạn tự làm . 

Những hình ảnh so sánh trong bài sông nước cà mau là :Hình ảnh so sánh thứ nhất  Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi kênh rạch ,kênh rạch, càng bủa giăng chi chít như  mạng nhện . Hình ảnh so sánh thứ 2 Chẳng hạn như  gọi rạch mái dầm . Hình ảnh so sánh thứ 3 Bọ Mắt đen như hạt vừng . Hình ảnh so sánh thứ 4 chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ . (còn lại cậu tự tìm ) Và những cái còn lại cậu ko bt cứ al cho tôi , tôi sẽ giúp cậu nhiệt tình nhất có thể 

k và kb nếu có thể

28 tháng 3 2020

cảm ơn nhé

18 tháng 8 2021

Em tham khảo:

          Qua 2 câu  thơ trên em thấy tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp so sánh trong câu :"Tóc bà trắng tựa mây bồng" và "Chuyện bà kể như giếng cạn xong lại đầy". Nó giúp em nhìn thấy hình ảnh 1 người bà hiền hậu, bà đã già nên mái tóc bạc trắng , bồng bềnh tựa những đám mây. Bà rất yêu thương cháu của mình, những câu chuyện của bà kể không bao giờ hết, nó vẫn sẽ luôn là thứ mà ta ghi nhớ những hồi còn bé , khi còn bà ở bên gợi cho những người cháu nhớ đến cảm giác ấm áp bên cạnh bà của mình. Ở hiện tại hay tương lai, chúng ta hãy yêu quý và kính trọng bà của mình để sau này không hối tiếc.

21 tháng 5 2023

  Qua 2 câu  thơ trên em thấy tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp so sánh trong câu :"Tóc bà trắng tựa mây bồng" và "Chuyện bà kể như giếng cạn xong lại đầy". Nó giúp em nhìn thấy hình ảnh 1 người bà hiền hậu, bà đã già nên mái tóc bạc trắng , bồng bềnh tựa những đám mây. Bà rất yêu thương cháu của mình, những câu chuyện của bà kể không bao giờ hết, nó vẫn sẽ luôn là thứ mà ta ghi nhớ những hồi còn bé , khi còn bà ở bên gợi cho những người cháu nhớ đến cảm giác ấm áp bên cạnh bà của mình. Ở hiện tại hay tương lai, chúng ta hãy yêu quý và kính trọng bà của mình để sau này không hối tiếc.

 

22 tháng 4 2020

làm cho hình ảnh người bà rõ nét hơn và sinh động hơn

9 tháng 6 2021

uh

4 tháng 5 2021

so sánh

4 tháng 5 2021

so sánh

ví tóc bà như mây , như bông 

truyện bà kể như giếng cạn lại đầy

1 tháng 3 2018

Biện pháp nghệ thuật: so sánh.

Qua những câu thơ có sử dụng phép so sánh, em cảm nhận được hình ảnh của bà, hiền từ , phúc hậu, cuộc dời bà đã trải qua biết bao nhiêu chuyện, qua đó bà đem hết yêu thương cho con cháu của mình...

1 tháng 3 2018

- Biện pháp nghệ thuật trong câu thơ : so sánh

- Mik thấy mái tóc tạo nên vẻ đẹp hiền dịu, nhân từ, đáng kính. Thể hiện tình cảm yêu quý của bà và cháu qua những câu chuyện của bà.

6 tháng 4 2018

Biện pháp nghệ thuật so sánh

Qua những câu thơ trên, em cảm nhận được hình ảnh bà hiền từ, phúc hậu, cuộc đời bà đã trải qua bao gian khổ. Qua đó, chúng ta-những người cháu cảm nhận được tình cảm thiêng liêng mà người bà dành cho mình.

Biện pháp ngệ thuật : So sánh

Qua những câu thơ có sử dụng phép so sánh , em cảm nhận dược hình ảnh của bà hiền từ , phúc hậu, cuộc đời bà đã trải qua biết bao nhiêu chuyện. Qua đó , bà đem hết yêu thương cho con cháu mình !

28 tháng 4 2020

dễ mà bạn 

28 tháng 4 2020

ko làm thì thôi chứ đừng lắm chuyện

13 tháng 3 2016

Phép so sánh.Tác dụng :+)Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

                                        +)Tạo nên hình ảnh người bà đã già,tiền tụy

11 tháng 4 2017

sử dụng phép so sánh

tác dụng;nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.va tôn vinh hình ảnh ngueoeif bà của tác giả đã già.một hình ảnh thiêng liêng

Trong bài thơ "Lượm", hình ảnh của chú bé Lượm đã được xây dựng vô cùng chân thực và sinh động. Thật vậy, người đọc cảm nhận được hình ảnh của một chú bé đưa thư liên lạc đáng yêu và vô cùng dũng cảm. Đầu tiên, người đọc có thể cảm nhận được ngoại hình dễ thương, đáng yêu của 1 chú nhóc đưa thư, phục vụ cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ. Những từ láy được sử dụng như "loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh" và hình ảnh "ca-lô đội lệch, mồm huýt sáo vang" cho thấy được một cậu bé đưa thư hồn nhiên, vô tư, đáng yêu và dường như chẳng hề sợ hãi sự nguy hiểm của chiến trường để mà hoàn thành nhiệm vụ đưa thư được giao phó. Hình ảnh so sánh "Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng" gợi ra hình ảnh của một cậu nhóc hồn nhiên mà vô cùng dũng cảm, nhanh nhẹn như 1 con chim chích chòe trên đồng lúa vàng ươm. Thứ hai, người đọc có thể thấy được sự dũng cảm, quả cảm của Lượm. Lời nói hồn nhiên của cậu bé là "Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/Ở đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà" cho thấy một sự dũng cảm, hồn nhiên của chú bé Lượm nhỏ tuổi. Có lẽ đây chính là khởi nguồn của lòng yêu nước đã được nuôi dưỡng ở tâm hồn trẻ em VN  từ nhỏ. Hơn nữa, hình ảnh chú bé Lượm chẳng hề sợ hãi trước cảnh mưa bom bão đạn "đạn bay vèo vèo" để hoàn thành được nhiệm vụ giữ liên lạc và đưa những lá thư thượng khẩn cấp bạc phục vụ cho kháng chiến. Quan trọng nhất, sựu hy sinh của Lượm đã thể hiện được sự dũng cảm đến phút giây cuối của em. Sự ra đi của Lượm được miêu tả rất nhẹ nhàng, đó là sự ra đi của 1 chú nhóc vì độc lập bình yên của tổ quốc. Em ra đi nhưng tay thì vẫn nắm chặt lấy bông lúa. Tóm lại, chú bé Lượm hiện lên là một cậu bé hồn nhiên yêu đời và có tinh thần dũng cảm sâu sắc trong kháng chiến.

một lứa tuổi ông đều dành những trang thơ của mình để viết về mọi lới tuổi và cũng như thế mỗi một lứa tuổi lại biết đến những bài thơ khác nhau của ông. Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do ông sáng tác Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Mở đầu bài thơ hình tượng nhân vật Lượm được tác giả miêu tả hết sức rõ nét và  chi tiết.

“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh 
Cái chân thoăn thoắt 
Cái đầu nghênh nghênh. 
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Con chim chích
Nhảy trên đường vàng. . . ”

Hình ảnh Lượm thật đẹp. Lượm còn rất bé và được nhà thơ miêu tả là một cậu bé loắt choắt. Cậu mang bên mình cái xắc xinh xinh lên đường để đi công tác đi làm nhiệm vụ phục vụ kháng  chiến phục vụ cách mạng. Cậu bé dường như rất vui thích rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch rất trẻ trung yêu đời và chắc hẳn cạu cũng đang nhảy chân sáo trên đường vàng. Những câu văn vô cùng ngắn gọn nhưng lại rất chi tiết của tác giả khiến ta cảm nhận được chú bé lượm được hiện len hết sức chi tiết. Cậu bé toát lên là một chú bé rất nhỏ nhắn xinh xắn rất dễ thương nhưng ở cậu vẫn toát lên một sự nhanh nhẹn hoạt bát đến kì lại ở một độ tuổi còn quá trẻ. Bước vào chiến trận,tuy cậu chỉ được giao nhiệm vụ là đưa thư nhưng trong chiến tranh thì tất cả mọi hoạt động từ nhỏ đến lớn đều rất nguy hiểm. Vậy mà hãy nhìn cậu bây gio mà xem cậu thật sự rất vui vẻ thậm chí còn rất sung sướng khi được cách mạng giao cho nhiệm vụ,hình ảnh cậu bé khiến chúng ta thật cảm thấy ngưỡng mộ và cần phải học hỏi từ cậu Lượm hồn nhiên kể chuyện:

“Cháu đi liên lạc 
Vui lắm chú à 
Ở đồn Mang Cá 
Thích hơn ở nhà”

Bấy giờ, cái gian khổ của kháng chiến trường kì chưa tới. Mọi người đang sống trong không khí phấn khởi hào hứng của độc lập, tự do sau Cách mạng tháng Tám. Cái vui của Lượm bắt đầu từ niềm vui của đất nước, của dân tộc. Lượm vui trong lòng,    vui ngoài nét mặt, dáng    điệu, cử chỉ, lời nói. Tưởng chừng cái xắc cũng vui lây, cũng nhún nhảy theo nhịp chân của chú bé. Đeo xắc là dấu hiệu của người làm cán bộ. Lượm thấy oai lắm, ra vẻ lắm nên tỏ ra rất tự hào. Giống như các bạn cùng lứa tuổi, Lượm rất hiếu động. Đặc điểm này đã được hướng vào những công việc có ích cho kháng chiến. Hình ảnh Lượm lúc chia tay tác giả thật đẹp và đầy sức sống:

“ Cháu cười híp mí 
Má đỏ bồ quân”

 Cả câu: Thôi chào đồng chí! cũng mang dấu ấn của niềm vui. Lượm chào chú bằng đồng chí, rất tinh nghịch, dí dỏm, mà cùng rất nghiêm túc, bởi Lượm đã tham gia kháng chiến. Đoạn thơ dùng thể thơ bốn chữ, nhịp nhanh, cùng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoát, nghênh nghênh) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi) say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.

Câu chuyện của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng được kể qua lời của người kể với những cảm xúc đau xót, tiếc thương, tự hào được biểu hiện trực tiếp và qua cả cách nhìn, cách miêu tả. Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên:

Ra thế Lượm ơi!…

Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng. Và để tưởng nhớ người chiến sĩ liên lạc ấy thì cuối bài thơ hình ảnh chú bé Lượm tinh nghịch hồn nhiên lại một lần  nữa được hiện lên trong khổ cuối bài thơ.

Chú bé loắt choắt
“Cái xắc xinh xinh 
Cái chân thoăn thoắt 
Cái đầu nghênh nghênh. 
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng. . . ”

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Bài thơ gợi cho chúng ta thật nhiều suy nghĩ ,đó là hình ảnh một cậu bé liên lạc còn rất nhỏ nhưng những hành động sự dũng cảm hi sinh không tiếc thân mình và cả sự đáng yêu hồn nhiên trong tâm hồn cậu sẽ còn là những kỉ niệm sâu sắc không thể nào quên được của người đọc đối với cậu bé Lượm