Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 2: Từ láy: chênh vênh, nhẹ nhàng, phành phạch, ngào ngạt, li ti, hân hoan, dại dột, ngào ngạt, vo ve, rộn rã.
=> Tác dụng: giúp người đọc có thể dễ hình dung ra vẻ đẹp của những quả vải trong buổi nắng sớm bình minh.
Tham khảo:
Câu 3:
Khiêm tốn là hiểu bản thân còn nhiều điều chưa tốt nên luôn có thái độ cầu thị trong mọi vấn đề của cuộc sống. Người khiêm tốn là người biết đâu là điểm yếu của bản thân mình để khắc phục cũng như luôn nhiệt tình, hồ hởi học hỏi mọi người chứ không xấu hổ vì bản thân chưa hiểu, chưa rõ vấn đề. Khiêm tốn được biểu hiện trong việc học tập đó là không tỏ ra kiêu ngạo nếu điểm số đạt được cao hơn bạn hay giải bài toán nhanh hơn bạn bè. Người khiêm tốn sẽ không bao giờ vì được khen ngợi, đánh giá cao mà sinh ra tâm lý kiêu ngạo, cho là mình hơn người. Chúng ta cần rèn luyện tính khiêm tốn bởi không ai có thể là toàn năng. Ai cũng có trong mình những hạn chế riêng và điểm mạnh riêng. Nếu ta cứ luôn cho mình hơn người thì sẽ rất khó để hợp tác trong công việc tập thể hay đội nhóm. Bên cạnh đó, rèn luyện khiêm tốn còn tạo ra cho ta những mối quan hệ, những cơ hội được học hỏi và không ngừng tiến bộ. Xã hội ngày nay đòi hỏi ở con người rất nhiều phẩm chất và năng lực, rèn luyện khiêm tốn là vô cùng cần thiết. Nhưng khiêm tốn sẽ chỉ được hình thành khi cá nhân hiểu được tầm quan trọng của khiêm tốn và biết xác định cụ thể những mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống. Và mỗi kinh nghiệm, bài học trong đường đời sẽ là thêm một cơ hội để ta hiểu thêm về tầm quan trọng cua việc rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn. Tóm lại, khiêm tốn là một đức tính tốt mà ai trong chúng ta cũng cần phải rèn luyện không ngừng.Vậy nên, mỗi người cần phải rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn.
Câu 4:
An và em vốn gần nhà nha, đứa ở đầu thôn, đứa ở cuối thôn. Từ nhỏ, suốt lớp mẫu giáo đến bây giờ, chúng em đã chung lớp, chung trường. Thân nhau là vậy nhưng khó trách có lúc xích mích.
Đầu năm học trước, lớp em bỗng dưng có một bạn gái xinh xắn chuyển vào tên là Thu. Thu rất điệu, lúc cười trông rất đáng yêu. Các bạn trong lớp vô cùng yêu thích Thu, ai cũng muốn học và chơi với bạn ấy. Thu cũng rất dễ mến, hoà đồng. Hơn nữa, cô còn xếp cho em và bạn ngồi cạnh nhau, càng có cơ hội tiếp xúc. An ngồi dưới em cũng muốn được nói chuyện cùng. Ban đầu, Thu đến lớp lúc nào cũng cho em đồ ăn, cho em xem những tập nhãn vở, chiếc bút đắt tiền. Giờ ra chơi, còn hay kéo em xuống sân trường trò chuyện. Em thích lắm có thể kết bạn cùng Thu.
Trước khi Thu đến, em với An vốn là bạn như hình với bóng, nhưng từ khi Thu và em chơi với nhau. An như bị tách biệt, bạn không còn hay cười đùa, mỗi giờ ra chơi đều ngồi trong lớp học. Mới đầu, em rất áy náy nhưng vì mải vui mà em quên béng mất chúng em đã chúng em đã từng thân thiết với nhau thế nào. Tình hình cứ tiếp diễn vậy cho đến hai tuần sau, giữa em và Thu cứ như có một bức tường xa lạ đang lớn dần, không còn cuộc trò chuyện vui đùa, không cùng đường về, không cùng hăng hái phát biểu. Trong tiết học Toán hôm đó,, cô giáo dường như cảm nhận thấy không khí khác lạ giữa hai người, cô vui vẻ nói đùa :”Dạo này không thấy Lan và An cùng nhau tranh luận nhỉ?”. Em gượng cười, vì ngồi đằng trước nên không thể thấy được vẻ mặt của An lúc đó. Thu cũng có nhiều bạn hơn, hay tụ tập chung cả đám đi chơi, nhưng những lúc ngồi như vậy, em lại thấy lạc long, bơ vơ, không còn vui tươi như trước. Em về nhà vừa đi vừa suy nghĩ, rốt cuộc nhận ra con đường đi một mình chẳng có gì vui nếu thiếu An.
Ngay tối hôm đó, em đến nhà An, nói với bạn rằng em đã rất nhớ bạn và xin lỗi An vì tất cả những hành động vô trách nhiệm với tình bạn, An không hề giận và cũng rất nhớ em. Em đã rất mừng, hai đứa lại càng gắn bó hơn, cả hai đều phấn đấu học tốt để thi vào cùng một trường để có thể gần nhau.
câu 1:nv tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều để lắng nghe loài hoa vải nở
câu 2:đoạn văn có sự kết hợp của những ptbd tự sự,miêu tả,biểu cảm
câu 3 : chênh vênh, nhẹ nhàng, phành phạch, ngào ngạt, li ti, hân hoan, vo ve, rộn rã
câu 4:Qua đoạn văn ta thấy được tâm hồn tinh tế, trong trẻo và sự gắn bó máu thịt của tác giả đối với mảnh đất, hương vị của quê hương. Bởi có yêu mến quê hương, tác giả mới có thể mở rộng hồn mình để đón nhận và cảm nhận về cảnh đẹp của quê hương đầy chân thực, sống động như thế.
Câu 1: Những câu thơ miêu tả người mẹ là "Áo đỏ người đưa trước giậu phơi", "Nét cười đen nhánh sau tay áo", “Hình dáng Mẹ tôi chửa xóa mờ”.
Điều đã gợi cảm hứng sáng tác cho tác giả là: nắng mới hắt bên song, gà trưa gáy não nùng khiến lòng tác giả buồn rười rượi rồi chìm vào dòng cảm xúc nỗi nhớ dành cho người mẹ của mình
Câu 2: Nét cười đen nhánh sau tay áo" thể hiện:
- Sự vất vả của người mẹ nhưng lại luôn luôn dùng nụ cười che giấu đi sự lo toan và khó khăn của cuộc sống.
- Điều này cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người mẹ trong cuộc sống và tình yêu thương của mẹ đối với các con. Đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ "Mỗi lần nắng mới reo ngoài nộ" là nghệ thuật: Nhân hóa.
- Tác dụng:
+ Khiến hình ảnh thơ giàu sức gợi tăng sức biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.
+ Nắng mới cất tiếng reo vui đã mở ra một không gian sinh động, rực rỡ đầy màu sắc.
+ Qua đó thấy được thiết tha và nỗi niềm mong nhớ của tác giả về môt thời đã qua.
4. Nội dung chính của bài thơ là: Dòng hồi tượng của nhà thơ về những ngày tháng bên mẹ. Tất cả những kỉ niệm đều được gợi lên từ những hình ảnh thiên nhiên gần gũi như nắng mới cất tiếng reo vui, gà trưa gáy, áo đỏ mẹ đưa trước giậu phơi... càng khắc sâu thêm nỗi nhớ vào trong lòng tác giả. Qua đó ta thấy được tình yêu mẹ vô bờ bến và nỗi nhớ thương da diết của tác giả.
5. Từ kỉ niệm riêng của nhà thơ Lưu Trọng Lư gợi cho em cảm xúc nhớ thương với người bà của mình. Đã từ rất lâu rồi em đã không được gặp bà của mình, không về thăm lại quê hương - nơi em đã dành cả thời thơ ấu của mình ở đó. Bài thơ như một lời thôi thúc chúng ta trở về với vòng tay của những người thân yêu đã xa cách lâu ngày chưa có dịp về thăm.
1. Nhân vật trữ tình: nhân vật "tôi" - người con.
Đối tượng trữ tình: người mẹ của nhân vật "tôi".
2. Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ nhung da diết về người mẹ đã khuất của nhân vật "tôi". Qua đó ta cảm nhận được tình yêu thương và sự trân trọng của đứa con dành cho người mẹ.
3. Mạch cảm xúc:
- Nỗi nhớ dành cho người mẹ.
- Hồi tưởng về những kỉ niệm đẹp bên mẹ
- Phục dựng hình ảnh của người mẹ trong quá khứ
Xuân Quỳnh là tác giả nổi tiếng của thi ca Việt hiện đại, Chị đã rất nhiều bài thơ nổi tiếng. “Tiếng gà trưa” không phải là tác phẩm được nhắc đến nhiều, nhưng nó trở thành nổi tiếng khi được tuyển vào sách giáo khoa Ngữ văn. Bài thơ như một dòng hoài niệm về quá vãng ấu thơ thân thương gắn với hình ảnh người bà và qua những kỉ niệm êm đềm. Tuy nhiên, thi phẩm không chỉ dừng lại ở những hoài niệm, dường như có một mạch ngầm nào đấy chảy da diết mang theo bao điều suy tưởng...
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
Xuân Quỳnh là tác giả nổi tiếng của thi ca Việt hiện đại, Chị đã rất nhiều bài thơ nổi tiếng. “Tiếng gà trưa” không phải là tác phẩm được nhắc đến nhiều, nhưng nó trở thành nổi tiếng khi được tuyển vào sách giáo khoa Ngữ văn. Bài thơ như một dòng hoài niệm về quá vãng ấu thơ thân thương gắn với hình ảnh người bà và qua những kỉ niệm êm đềm. Tuy nhiên, thi phẩm không chỉ dừng lại ở những hoài niệm, dường như có một mạch ngầm nào đấy chảy da diết mang theo bao điều suy tưởng...
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
Ẩn dụ ==> Tiếng gà ai nhảy ổ
Nhân hóa ==> nghe xao động nắng trưa, nghe bàn chân đỡ mỏi
kết bạn với tui đi