Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo em nhé!
Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy
- Cam xã Đoài, xoài Bình Định.
- Dưa La, húng Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.
- Lụa này thật lụa Cổ đô
Chính tông lụa cống các cô ưa dùng.
- Xứ Nam nhất chợ Bằng Gồi
Xứ Bắc Vân Khám, xứ Đoài Hương Canh.
- Cổng làng Tò, trâu bò làng Hệ.
- Cua Phụng Pháp, rau muống Hiên Ngang.
- Bưởi Đại Trà, cam Đồng Dụ, gà Văn Cú.
- Chẳng đi nhớ cháo làng Ghề
Bao giờ núi Ấn hết tranh
Sông Trà hết nước anh đành xa em
Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh
Liều mình lén mẹ theo anh phen này
Sớm mơi xuống Quán Cơm em thấy hòn núi Hó
Chiều qua Đồng Có em thấy hòn núi Tròn
Về nhà than với chồng con
Ra đi gan nát dạ mòn vì đâu
Ai về núi Ấn sông Trà
Có thương cô bậu ghé nhà mà thăm
Sông Trà sát núi Long Đầu
Nước kia chảy mãi rồng chầu ngày xưa
Núi Long Đầu lưu danh hậu thế
Chùa Thiên Ấn ấn để hậu hoàng
Ai về xứ Quảng cho nàng về theo
Ai về núi Bút, Quán Đàng
Núi bao nhiều đá dạ thương chàng bấy nhiêu
Ba La, Vạn Tượng, Cầu Mông
Chạy quanh chạy quéo cũng về đồng Ba La
Ai về Cỗ Lũy cô thôn
Nước sông Trà Khúc sóng dồn lăn tăn
Ai về quê ấy Nghĩa An
Ghé thăm phong cảnh Chùa Hang, Bàn Cờ
Tư Nghĩa, Cửa Đại là đây
Gành Hàu, núi Quế đá xây nên chùa
Dưới thời bông súng nở đua
Ngó lên trên chùa đá dựng kiểng giăng
Ngó qua bên xóm Trường An
Ngó xuống hòn Sụp cát vàng soi gương
Sơn Tịnh có núi Chân Trâu
Có bàu ông Xá, có cầu Rừng Xanh
Bao giờ rừng Thủ hết gai
Sông Trà hết nước mới sai lời nguyền
Tai nghe anh lấy vợ Ba La
Ruột đau từng chặng, nước mắt ra từng luồng
Ba La đất tốt trồng hành
Đã xinh con gái lại lành con trai
Vạn Tượng những chông, những gai
Con gái mốc thích con trai đen sì
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Ân Phú với anh thì về
Ân Phú có ruộng tứ bề
Có sông tắm mát, có nghề mạch nha
Hỏi thăm qua chú bán quynh
Thấy ngoài Bến Ván, Trì Bình gặt chưa?
Bến Ván bán tới Quán Cơm
Gặt chưa không biết, thấy hai cây rơm ú ù
Cò bắt lươn cò trườn xuống cỏ
Lươn bắt cò cò bỏ cò bay
Từ ngày xa bạn đến nay
Đêm đêm tưởng nhớ, ngày ngày trông luôn
Kể từ Cầu Ván, Ao Vuông
Bước qua Quán Ốc lòng buồn lụy sa
Quán Cơm nào quán nào nhà
Ngóng ra Trà Khúc trời đà rạng đông
Buồn lòng đứng dựa ngồi trông
Ngó vô Hàng Rượu mà không thấy chàng
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu
Phải đâu chàng nói mà xiêu
Tại con cá bống tại niêu nước chè
Chim mía Xuân Phổ
Cá bống sông Trà
Kẹo gương Thu Xà
Mạch nha Mộ Đức
Mứt gừng Đức Phổ
Bánh nổ Nghĩa Hành
Đậu xanh Sơn Tịnh
Cô gái lòng son
Không bằng tô don Vạn Tượng
Nghèo thì nghèo, nợ thì nợ
Cũng cưới cho được con vợ bán don
Mai sau nó chết cũng còn cặp ui
Sơn Tịnh đường đinh
Sa Huỳnh muối trắng
Bậu về nhớ ghé Ba La
Mua cân đường phổi cho ta với mình
Muối Xuân An, mắm Tịnh Kỳ
Khoai lang dưới Trảng, gạo thì Đường Trung
Ai về Cỗ Lũy, Xóm Câu
Nhớ mua đôi chiếu đón dâu về làng
Gái Thanh Khiết giỏi nghề cải giá
Trai Sung Tích chuyên dạ kén dâu
Bao giờ Thiên Mã sang sông
Thì làng Mỹ Lại mới không công hầu
Mía ngọt tận đọt
Heo béo tận lông
Cổ thời mang sông
Tay cầm lóng mía
Vừa đi vừa hít
Cái *** sưng vù
Sông Trà Khúc ai mà tát cạn
Rừng Trà Bồng ai đẵn hết cây
Anh mà đi với thằng Tây
Em đành phải dứt hết dây nghĩa tình
Ai về Sơn Tịnh quê ta
Đừng quên chiến thắng Ba Gia lẫy lừng
Tiếng đồn du kích Tịnh Khê
Lính đi mất xác, quan về mất lon
Ai về Cổ Lũy Cô Thôn
Quê ta Quảng Ngãi mồ chôn quân thù
Chèo ghe xuống Trạm múc dầu
Hỏi thăm chú lái nhức đầu khá chưa
Chưa khá tui bẻ nồi lá cho xông
Mồ hôi tui quạt, ngọn gió lồng tui che
Con mèo trèo lên tấm vách
Con chó dưới ngạch ấm ách chó tru
Thương anh kẻ oán người thù
Lên chùa Thiên Ấn mà tu cho rồi
Chẻ tre bện sáo ngăn sông
Đến khi đó vợ đây chồng mới hay
Chẻ tre bện sáo cho dày
Ngăn sông Trà Khúc đợi ngày gặp em
Qua chùa núi Hó thắp bó nhang vàng
Xin cho bạn cũ lại hoàn như xưa
Trông trời chẳng thấy trời mưa
Rồng đi lấy nước rồng chưa kịp về
Lựu tìm đào, đào chẳng tìm lê
Lên non tìm quế, quế về rừng xanh
Trách ai treo ngọn thắt ngành
Cho chàng xa thiếp cho anh xa nàng
Nhà em có bụi mía mưng
Có con chó dữ, anh đừng lại qua
Qua lại chi cho nàng mang tiếng
Rước khách qua đường sớm viếng chiều thăm
Mía sâu có đốt
Nhà dột có nơi
Tui thấy vui tui mới đến chơi
Ai ve các chị mà làm hơi quá chừng
Lên non tìm quế, ra Huế tìm chồng
Đến đây tìm bạn ruột bầm như dưa
Làm vầy đã thắm tình chưa
Một mình em đứng giữa mưa em chờ
Ba năm quế gãy còn cành
Bình hương tan nát, miếng sành còn thơm
Nhà bà có ngọn mía mưng
Có cô gái út mà ưng ông già
Trồng trầu tưới nước cho vông
Cảm thương cây quế đứng trông một mình
Em nguyền cùng anh một miếng tóc mai
Trước chùa Quan Thánh, nghe lời ai anh bỏ nàng
Thương tằm cởi áo bọc dâu
Chắc chẳn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương?
Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.
Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó
Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Quê hương..!Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!
Chào jane thân mến!
Mình đã nhận được thư của bạn rồi, mình cảm thấy rất vui, mình cũng cảm thấy hạnh phúc sau khi nghe bạn giới thiệu về đất nước yêu dấu của bạn. những hình ảnh ấy cứ hiện ra trong đầu mình. Đó là những căn nhà đồ sộ những âm thanh xe cộ văng vẳng bên tai mình. Còn có những con đường kéo dài đến vô tận với sự tấp nập và rộn ràng của những người qua lại trên cái mảnh đất mà bạn đã sinh ra và lớn lên.
Mình rất là hứng thú để đến lượt mình giới thiệu cho bạn nghe về đất nước tuyệt đẹp, đất nước vĩ đại không gì sánh bằng.
Tổ quốc mình mang tên hai chữ Việt Nam, nghe thật oai hùng và tự hào với những truyền thống lịch sử vẻ vang. Đó là các cuộc đấu tranh giành độc lập như cuộc chiến đấu của Hai Bà Trưng. Để mình kể cho bạn nghe về diễn biến của cuộc chiến đấu này. Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn(Hà Tây) tức thuộc thủ đô Hà Nội bây giờ. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh đến Tam Đảo nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu. Kết quả là cuộc khởi nghĩa thắng hoàn toàn. Thế đấy nhân dân Việt Nam,dân tộc Việt Nam chúng mình sẽ không để cho người khác dễ dàng chiếm vậy đâu.
Không chỉ là những truyền thống lịch sử vẻ vang mà nơi đây có những cảnh đẹp thiên nhiên kì vĩ nữa. Như Vịnh Hạ Long, các bãi biển như Nha Trang, cửa Tùng,… thành phố Đà Lạt với những loài hoa đẹp được gọi là thành phố hoa, khu di tích Mỹ Sơn,….
Ở đất nước mình còn có các phong tục tập quán độc đáo như ăn trầu, nhuộm răng đen,…
Là một người con của đất nước Việt Nam, mình tự hào nói rằng mình rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hình chữ S này. Nếu có cơ hội thì bạn hãy ghé thăm đất nước Việt Nam yêu quý này nhé, mình muốn bạn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây. Bài viết cũng đã dài rồi, mình hi vọng chúng ta sẽ tiếp tục giữ liên lạc qua thư từ nhé.
Tạm biệt nhé!
tham khảo nhé bn
Dear Komako!
My name is NguyenHuu Duc, a 7th grader from Vietnam. Last week, I was traveling abroad with your country with many beautiful and memorable impressions, but only through the small screen. I wish that one day soon I will be able to visit your beloved country Japan to slide on the white snow, put on your charming kimono. Enjoy the freezing cold. My country Vietnam is S-shaped. A year has four seasons: spring, summer, autumn and winter. The climate is quite warm and pleasant. Spring is the season of festivals and fun, with hundreds of flowers blooming, budding and budding. Summer is the season of tourism because my country is surrounded by the sea. Autumn with a lucky wind with a chilly wind makes people want to breathe everything into their hearts. Winter here is not too cold, it is the season of weddings where people wait every day to warm each other up in winter. Summer with dry weather, the season of rain showers pouring water down to irrigate green flowers. My country has many beautiful landscapes. One of them is a tourist area that has been recognized by UNESCO as a world heritage such as: Ha Long Bay, Phong Nha Ke Bang, Hoi An Ancient Town, Hue Royal Court Music... If I have the opportunity to come to Vietnam, I will ready to be your tour guide. We will have a journey from North to South. The first place we stop will be the hometown of the beloved Uncle of my country, Nghe An. I want you to know that although Uncle Ho is a leader of the country, he still has a simple but noble life. The next point we come to will be the dreamy Hue. You will be watching the river of incense quietly drifting, it is reaching out to change direction but there is no sound at all. Still keep quiet. Then the Hue girls wearing purple clothes are faithful to Hue's sweet and easy-going voice. And the point we cannot ignore is Da Nang with the name of a city worth living. You will be lying on the white My Khe beach, watching the waves crashing on the shore. The final destination is Hoi An. With long old streets, impeccable architecture, people here are peaceful and quiet. The Vietnamese people are very open and hospitable. We are willing to extend our hands to make friends with friends across the country and cooperate to build a peaceful life in the world. The letter is long, so I will stop writing here. Wishing you and your family peace and happiness. Goodbye! Kind regards!
Nguyen Huu Duc
Tham khảo
Ca Dao Tục Ngữ Về An Giang ❤️️ Ca Dao Địa Phương Hay
Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Mỗi vùng miền có những nét đặc sắc riêng về văn hóa, Bắc Ninh có quan họ, Tây Nguyên có cồng chiêng… Đến với sông nước Huế mộng mơ ta có ca Huế – nét đặc sắc của người Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung. Những nét nổi bật đó đã được phản ánh một cách chi tiết qua văn bản Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh.
Ca Huế trên sông Hương là văn bản nhật dụng, tác phẩm đã giới thiệu sự phong phú, đa dạng của ca Huế về nội dung, làn điệu, sự tinh tế trong biểu diễn và thưởng thức. Đây là nét đẹp của cố đô Huế cần được giữ gìn và phát triển.
Mở đầu tác phẩm là sự khẳng định của Hà Ánh Minh về xứ Huế: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm” như vậy ta có thể thấy rằng hò là nếp sinh hoạt văn hóa quen thuộc, ăn sâu vào tiềm thức, đời sống của người dân xứ Huế. Không chỉ dừng lại ở đó, với biện pháp liệt kê Hà Ánh Minh còn cho thấy sự đa dạng, phong phú của các điệu hò: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã dạo, ru em, hò giã vôi, giã điệp,… Có vô vàn các điệu hò khác nhau thể hiện những suy nghĩ, những cung bậc tình cảm của con người và dù điệu hò đó có ngắn hay dài thì nó vẫn luôn thể hiện trọn vẹn một ý tình của người hát.
Cái hay nhất, đặc sắc nhất chính là phần tác giả nói về hình thức sinh hoạt văn hóa ca Huế được diễn ra trên sông Hương, chỉ cần đọc những nét chữ tài hoa của tác giả ta cũng như được sống trong cái êm ái, dìu dặt của âm nhạc Huế.
Bằng sự am hiểu của mình, tác giả đã lí giải nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ nhạc dân gian (mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan) kết hợp với nhạc cung đình (tôn nghiêm, trang trọng, uy nghi). Với sự kết hợp hai yêu tố đối lập tưởng chừng như không thể hòa hợp được với nhau nhưng lại chính là yếu tố làm nên tính chất nổi bật nhất của ca Huế là sự đa dạng về hình thức, phong phú về sắc thái tình cảm.
Cách thức biểu diễn ca Huế cũng được tác giả mô tả rất chi tiết, cách vào đề vô cùng tự nhiên : “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục” người lữ khách bước xuống thuyền rồng, hóng mát, ngắm trăng và thưởng thức cái tinh hoa nhất của xứ Huế ấy chính là các làn điệu dân ca. Qua từng chặng, từng lớp lang, Hà Ánh Minh đã cho người đọc thấy được cách thức biểu diễn, công cụ cũng như tâm tư, tình cảm của con người nơi đây được gửi gắm qua mỗi câu hát, lời hò đó.
Nhạc cụ để chơi ca Huế cũng rất phong phú, bao gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp, dàn nhạc thật thanh lịch, tinh tế, mang đậm tính dân tộc. Với những nhạc cụ này cùng với các nhạc công tài hoa đã tạo nên những bài hò đặc sắc, in đậm dấu ấn trong lòng người nghe.
Biểu diễn các làn điệu Huế còn có sự góp mặt của các ca công, họ đều là những người còn rất trẻ, nam mặc quần thụng, áo the, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Các nhạc công sử dụng những ngón đàn trau chuốt như: nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm,… trong không gian yên tĩnh những âm thanh ấy hòa quyện vào nhau du dương, trầm bổng, réo rắt khiến cả khung cảnh và con người như bừng tỉnh giấc, làm xao động cõi sâu thẳm nhất trong lòng mỗi con người.
Để thưởng thức trọn vẹn cái hay cái đẹp của ca Huế, thì lựa chọn khung cảnh cũng hết sức quan trọng. Phải là trên một con thuyền rồng, lênh đênh giữa dòng sông Hương mơ mộng, với ánh trăng trải vàng khắp mọi nơi, không gian huyền ảo, sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền… không gian ấy tạo nên sự cổ kính, trang trọng nhưng đồng thời cũng hết sức hòa hợp với thiên nhiên. Không chỉ vậy không gian đó làm tâm hồn ta thêm thanh tịnh, trong sạch để cảm nhận tất cả những gì tinh túy nhất của ca Huế. Làn điệu ca Huế đa dạng, phong phú khi buồn bã, bi ai khi lại sôi nổi, vui tươi như chính những cung bậc cảm xúc của con người nơi đây.
Bài viết đã thể hiện những nét nghệ thuật đặc sắc của bút kí kết hợp với nghị luận, miêu tả và biểu cảm của tác giả. Bằng biện pháp liệt kê tác giả đã cho thấy nhiều nét đặc sắc, đặc trưng riêng của làn điệu dân ca xứ Huế. Nhà văn vừa liệt kê vừa kết hợp với bình luận giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự phong phú của các làn điệu, sự sâu sắc và tâm hồn con người Huế gửi gắm qua mỗi câu ca, lời hát đó.
Chỉ với một bài viết ngắn gọn, cô đọng và sâu sắc tác giả đã làm nổi bật những nét đặc sắc của ca Huế. Nét tinh hoa của xứ Huế – ca Huế được gói gọn trong lớp ngôn từ giản dị, mượt mà, nhẹ nhàng giàu tình cảm. Cho thấy tình yêu sâu nặng của tác giả với văn hóa, con người nơi đây.
Dài nhỉ chúc pạn học tốt
Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).
Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...( Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả.
I. Mở bài
Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:
- Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu?
- Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiềng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?
II. Thân bài
- Nếu đó là danh lam thắng cảnh:
- Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không?
- Cảnh đẹp trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vậy.
- Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề trên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô/ những ngọn núi xanh hùng vĩ,...Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó:đây là vùng biển / khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...
- Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em:
- Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.
- Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có)
- Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng, tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển ttrong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh,( tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú...),...
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đây là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...
III. Kết bài
Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.