K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2023

-Tác giả R.Ta-go 

-Bài thơ gồm 4 phần

- Thể thơ tự do

1 tháng 3 2023

Ghi tham khảo vô!

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm) Câu 1. Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơA. năm chữB. bảy chữC. tự doD. lục bátCâu 2. Hai bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng có những điểm gì khác nhau? A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng.B. Mây và sóng có yếu tố miêu tả,...
Đọc tiếp

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm) 

Câu 1. Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơ

A. năm chữ

B. bảy chữ

C. tự do

D. lục bát

Câu 2. Hai bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng có những điểm gì khác nhau? 

A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng.

B. Mây và sóng có yếu tố miêu tả, còn Chuyện cổ tích về loài người không có. 

C. Mây và sóng có cả lời thoại của nhân vật, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.

D. Chuyện cổ tích về loài người có các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, còn Mây và sóng không có. 

Câu 3. Những dấu hiệu nào cho thấy bài thơ Mây và sóng được viết từ điểm nhìn của một em bé? 

A. Nội dung bài thơ là nói về tình cảm mẹ con. 

B. Các từ ngữ xưng hô trong bài thơ (mẹ, con, tôi, bạn, em). 

C. Các nhân vật mây và sóng được nhân hoá để trò chuyện với “con”.

D. Giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ. 

Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài Mây và sóng?

A. Điệp ngữ 

B. Điệp cấu trúc 

C. Ẩn dụ 

D. So sánh 

E. Nhân hoá 

F. Đảo ngữ

Câu 5. Trò chơi mà mây và sóng rủ em bé chơi có gì hấp dẫn? Chúng cho thấy đặc điểm gì của trẻ em? 

Câu 6. Lời từ chối của em bé với mây và sóng có ý nghĩa gì? 

Câu 7. Tại sao em bé khẳng định các trò chơi với mẹ là “trò chơi thú vị hơn”, “trò chơi hay hơn” so với những lời rủ rong chơi của mây và sóng?

Câu 8. Em bé đã chơi hai trò chơi tưởng tượng, trong đó em bé và mẹ đều “đóng những vai” khác nhau. Theo em, tại sao tác giả lại để “con là mây”, “con là sóng" còn “mẹ là trăng”, “mẹ là bến bờ"? Hãy ghi lại một số đặc điểm của máy, sóng, trắng, bờ bến để thấy rõ hơn sự tinh tế và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Câu 9. Hãy ghi lại các động từ, cụm động từ được dung để kể về mây, song, mẹ, con trong bài thơ và nhận xét về tác dụng của chúng. 

Câu 10. Trong ca dao Việt Nam, có nhiều câu nói về tình cảm, công ơn của cha mẹ với con cái. Em hãy tìm và ghi lại ít nhất 3 câu ca dao trong số đó. 

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm) 

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.  

0
Người viết đã nêu và đánh giá ý nghĩa của các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả nào trong bài thơ Mây và sóng ?Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ được tác giả bài viết chỉ ra trong câu văn nào ?Câu kết đoạn có nội dung gì ?Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng của Ta-goNhan đề bài thơ là Mây và sóng nhưng nhà thơ Ta-go không đưa người đọc lãng du tới những xứ sở thần tiên xa xôi, mà dẫn chúng ta...
Đọc tiếp

Người viết đã nêu và đánh giá ý nghĩa của các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả nào trong bài thơ Mây và sóng ?

Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ được tác giả bài viết chỉ ra trong câu văn nào ?

Câu kết đoạn có nội dung gì ?

Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng của Ta-go

Nhan đề bài thơ là Mây và sóng nhưng nhà thơ Ta-go không đưa người đọc lãng du tới những xứ sở thần tiên xa xôi, mà dẫn chúng ta về giữa cuộc đời bình dị để cảm nhận và xúc động trước tình mẹ con thiêng liêng bất diệt. Đi theo câu chuyện được nhà thơ kể bằng giọng chậm rãi, êm ái với những chi tiết thật đắt, người đọc đồng cảm với tình yêu mẹ tha thiết, mong muốn luôn được ở bên mẹ của em bé bởi đó cũng là tình cảm của mỗi người chúng ta dành cho mẹ của mình. Em bé được mời gọi đến những xứ sở tuyệt vời trên mây” và “trong sóng” – những thế giới xa rộng bao la, đầy hấp dẫn. Khát khao được khám phá những thế giới kì diệu, em bé thốt lên thành câu hỏi háo hức: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Khi em nhớ rằng “Mẹ mình đang đợi ở nhà” “mẹ luôn muốn mình ở nhà” em bé đã từ chối bằng câu hỏi có tính khẳng định: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Yêu thế giới thiên nhiên kì diệu, yêu mẹ, để làm mẹ vui, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn vui hơn, thú vị hơn trò chơi của những người “trên mây” và “trong sóng”: con là mây, là sóng tinh nghịch, nhiều du khắp chốn; mẹ là trắng dịu hiền tỏa sáng, là bờ biển bao dung ôm ấp che chở suốt đời con; và mái nhà - tổ ấm đầu đời - là bầu trời xanh dịu mát, bình yên vĩnh cửu. Qua những lời thoại và chi tiết được nhà thơ kể tuần tự, vừa lặp lại, vừa biến hoá, độc giả từng bước một có cảm nhận thấm thía hơn về chiều sâu của tình cảm mà một người con đã dành cho mẹ của mình. Nói chung, bài thơ đã kể một câu chuyện thật cảm động về tình mẹ con, về niềm hạnh phúc trong hình thức kể chuyện ngọt ngào khi được sống trong vòng tay êm ấm yêu thương của mẹ.



 

4
22 tháng 10 2021
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơI. Phân tích bài viết tham khảo

1. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

- Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ.

- Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

- Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

2. Phân tích bài viết tham khảo: Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng của Ta-go

- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả: “Nhan đề bài thơ… bất diệt”.

- Thể hiện cảm xúc chung về bài thơ: đồng cảm với tình yêu mẹ tha thiết…

- Các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả: “Em bé được mời gọi đến… vĩnh cửu”.

 

- Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả: lời thoại và chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa…

II. Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

Bài thơ được chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện (xuất hiện câu chuyện, nhân vật, dù nhân vật chỉ mang một cái tên chung chung), có chi tiết miêu tả bối cảnh không gian, thời gian, con người…

b. Tìm ý

- Cần trả lời các câu hỏi:

Bài thơ gợi lên câu chuyện gì?Đâu là các chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật?Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào?Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn bày tỏ ra sao?

c. Lập dàn ý

(1) Mở đoạn:

Giới thiệu tác giả và bài thơNêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

(2) Thân đoạn:

Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơLàm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giảĐánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ

(3) Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).

2. Viết bài

Khi viết bài, cần lưu ý:

Bám sát dàn ý để viết thành đoạn.Thể hiện được cảm xúc chân thành với nội dung và hình thức trữ tình độc đáo của bài thơ.Trình bày đúng hình thức của đoạn văn. 
22 tháng 10 2021

gửi lộn

3 tháng 4 2020

câu so sánh là :

Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.

Đội bông như thể đội mây về làng.

   

14 tháng 3 2022

bài nào ở dou bạn

14 tháng 3 2022

bài thơ Mây và Sóng

20 tháng 2 2022

Giữa hai phần của bài thơ có nhiều nét giống nhau:

- Cả hai phần đều có cấu trúc đối xứng và trình tự tường thuật giống nhau:

Thuật lại lời rủ rêThuật lại lời từ chốiNhững trò chơi do em bé sáng tạo ra.

- Ở cả hai phần đều có những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng như mây, sóng,…

Bên cạnh đó thì giữa hai phần cũng có những điểm khác biệt:

- Số dòng thơ ở phần hai dài hơn phần 1

- Cách xây dựng hình ảnh của hai phần: Phần một những người bạn là mây với trò chơi cùng bình minh vàng và vâng trăng bạc; phần hai những người bạn là sóng với những chuyến ngao du.

Việc lặp lại với hình thức đối thoại qua lồng trong lời kể của em bé đã khắc họa một cách chính xác và tinh tế tâm hồn của một đứa trẻ. Chúng vẫn ham chơi, tò mo trước những điều bí ẩn, đẹp đẽ của thiên nhiên. Bé con cũng thấy băn khoăn, có vẻ hơi lung lay trước lời mời gọi đầy hấp dẫn của mây, của sóng. Thế nhưng bỏ qua tất cả, đứa bé từ chối hết những lời mời hấp dẫn của những người bạn mây và sóng để được trở về nhà với mẹ. Cả hai mẹ con sẽ tự sáng tạo ra trò chơi ấy, cùng nhau. 

Sự khác biệt trong số lượng câu thơ và cách xây dựng hình ảnh của cả hai phần giống như việc tăng thêm thử thách với đứa trẻ. Thử thách càng lớn thì tình yêu với mẹ của chú bé càng tăng theo.
10 tháng 10 2023

1. Trong bài thơ Mây và sóng", "mây' và "sóng" là những hình ảnh ẩn dụ.

“Mây”, “sóng” vốn đã là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng dùng để chỉ  cuộc sống rộn rã với nhiều điều cuốn hút con người. 

Hình ảnh mây và sóng làm em liên tưởng đến những người sống trên mây, sống trong sóng, là những nhân vật thần kì của cổ tích… rất gần gũi thân thuộc với tuổi thơ mỗi người.

28 tháng 12 2021

c

28 tháng 12 2021

đúng 

1 tháng 3 2023

- Tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh

-Thể loại thơ: Thơ năm chữ

-Bài học: Không nên bắt nạt mọi người