K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2021

Câu chuyện xoay quanh nhân vật chú bé Hồng, cậu bé lớn lên trong một gia đình sa sút, người cha sống nghiện ngập, u uất, đầy hành hạ kết cục sớm rồi cũng chết trong nghèo túng, nghiện ngập.

Người mẹ với trái tim khao khát yêu thương, tình cảm gia đình đành phải chôn vùi cả tuổi xuân trong cuộc hôn nhân gượng ép, không có hạnh phúc. Do bị đẩy vào một cuộc hôn nhân không tình yêu, người chồng mất sớm, điều kiện kinh tế khó khăn, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị chính những hủ tục, định kiến nặng nề đã làm cho người đời cái cơ hội gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Chú bé Hồng từ nhỏ đã phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, chú bé Hồng phải ở nhà với người bà cô ác độc, xấu xa, cay nghiệt luôn tìm cách soi mói và chỉ trích mẹ cậu. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi, bị cô lập giữa những người tưởng như thân thiết. Thế nhưng Hồng nổi bật lên cả câu chuyện với thái độ, tình cảm thiêng liêng mà cậu hết lòng dành cho mẹ của mình. Đứng trước những lời cay nghiệt, sự chỉ trích nặng nề, và những thứ tanh bẩn bà cô gieo giắc vào đầu Hồng về mẹ, cậu chưa hề tin, thậm chí còn biết những suy nghĩ đó: “Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”. Đáng quý biết bao tình cảm mà tưởng như dễ dàng có lại khó khăn vượt qua đến dường nào. Cậu bé không bao giờ vào hùa với bà ta, luôn giữ thái độ tôn trọng, cậu chỉ còn biết im lặng, nín nhịn nhưng chỉ cần nhắc đến mẹ là cậu luôn tìm cách bảo vệ mẹ trước những lời lẽ ác độc ấy. Cậu nhận thức được chính những hủ tục lạc hậu đã đầy đọa mẹ cậu, khiến gia đình cậu không được hạnh phúc.Thứ tình cảm thiêng liêng ấy, cậu căm thù những hủ tục lạc hậu đó, cậu ước nó là hòn đá hay mẩu thủy tinh để nghiền nát, để cắn, nhai cấu xé nó ra thành trăm mảnh.

Bé Hồng chính vì thương mẹ, khát khao tình mẹ, luôn luôn trong tâm hồn, trí óc cậu đều suy nghĩ về mẹ và những kí ức của mẹ luôn được cậu cất kĩ cẩn thận, cậu càng phải trân trọng nó bởi cậu đã lâu cậu không được gặp mẹ. Vì vậy, chỉ cần một thứ nhỏ thôi gắn với mẹ cậu lướt qua cậu sẽ không bỏ lỡ cơ hội, đúng hơn là không kịp suy nghĩ mà chạy theo nó tuy trong lòng vẫn sợ đó không phải là mẹ nhưng cậu chẳng có thời gian nghĩ nhiều đến thế, cậu vội vàng chạy theo bóng mẹ. Lúc gặp được nhau khung cảnh ấy sao xót xa mà cảm động. Người mẹ “lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe”, dù xa nhau bao lâu nhưng tình cảm, hành động cử chỉ hai mẹ con làm cho nhau vẫn chân thật, trìu mến như thế Cả người mẹ và bé như được tưới mát cái tâm hồn sớm đã khô cằn. Cậu bé bộc bạch cảm xúc được “ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Đây là thứ tình cảm em khát khao và giờ đây được ngay ở bên cạnh, có lẽ nào không xúc động, là thứ tưởng chừng mất đi nay tìm lại được trong niềm vui sướng vô tận.

Tình mẫu tử tưởng nhiều nhưng lại là xa xôi với cậu bé Hồng trong truyện, cậu trân trọng nó và ước nguyện “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.”

31 tháng 10 2023

Không chép thì cho bạn bằng niềm tin

29 tháng 12 2021

Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con

29 tháng 12 2021

đây là bài về thăm mẹ mà bn

6 tháng 5 2019

Lượm là một cậu bé vô cùng dũng cảm. Hình ảnh Lượm hi sinh đã để lại trong lòng người đọc nhiều xót xa, cảm thương và nuối tiếc vô cùng.

22 tháng 12 2023

- Nhan đề “Cửu Long Giang ta ơi”: 

+ Thường nêu bật chủ đề của tác phẩm. 

+ Nhan đề bài thơ lấy tên một đoạn sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam – Cửu Long – như một cách để giới hạn phần lãnh thổ Việt Nam, từ đó biểu thị tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước. 

+ Từ “ta” ở đây gợi sự thân thiết, ý thức sở hữu. 

→ Nhan đề bài thơ giống như lời gọi tha thiết, thể hiện tình cảm đối với từng tấc đất của cha ông. 

17 tháng 1 2023

Tham khảo :

Theo em, nhan đề bài thơ Cửu Long Giang ta ơi như một tiếng khắc khoải, một tiếng gọi, một tiếng hát, tình yêu, niềm tự hào về dòng sông Cửu Long, ở đó còn có những con người Nam Bộ của tác giả từ ngày tuổi thơ cho đến khi đã lớn

19 tháng 12 2023

Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng. “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trả cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Cây khế). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

        “Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì.”

“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. “Chuyện cổ nước mình” còn hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”,  “Đẽo cày giữa đường”, ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ. “Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình hơn. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.

10 tháng 2 2022

Tham Khảo

Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em về tình mẹ

Các biện pháp tu từ, ngắt nhịp trong bài

Phép nhiệm màu từ tay mẹ chắt chiu từ những dãi dầu, sương gió, vất vả trong cuộc đời mẹ. Cả đời mẹ dành trọn cho con, lam lũ sớm khuya chỉ muốn con có cuộc sống hạnh phúc.

Những từ ngữ được lặp lại nhiều: " bàn tay", " à ơi này cái"," ru cho"